Lựa chọn công ty gia công phần mềm ERP phù hợp với doanh nghiệp
► Xem thêm: 5 Bước lựa chọn công ty phần mềm ERP phù hợp nhu cầu và ngân sách
Các chỉ số tạo nên thành công khi triển khai phần mềm ERP là phương pháp định lượng, ngân sách và thời gian. Nếu dự án gia công phần mềm ERP vượt ngân sách và mất nhiều thời gian hơn dự kiến; thì việc triển khai dẫn đến thất bại là điều dễ hiểu. Ngay từ lúc bắt đầu lựa chọn phần mềm ERP; doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ càng đầy đủ. Thiết lập kỳ vọng thực tế cho những gì bạn cần và lập kế hoạch trước sẽ làm giảm nguy cơ của việc thực hiện ERP thất bại.
Tìm ra gói gia công phần mềm ERP phù hợp với doanh nghiệp qua thất bại là một trong những cách hiệu quả để rút kinh nghiệm. Ba lý do phổ biến của thất bại trong triển khai ERP sau đây sẽ giúp bạn có góc nhìn đa chiều hơn.
3 lý do phổ biến khiến việc gia công phần mềm ERP của các doanh nghiệp thất bại
1. Nhà cung cấp thiếu kinh nghiệm trong nâng cấp và sửa lỗi phần mềm
Khi tư vấn và giới thiệu các gói gia công phần mềm ERP, các nhà cung cấp thường chỉ giới thiệu cho bạn thấy những điểm mạnh, điểm tốt trong phần mềm của họ; mà che đi, hoặc tránh nói về các rủi ro cũng như khuyết điểm của phần mềm. Phần mềm quản lý là một ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT); mà công nghệ, lại luôn thay đổi mỗi ngày, mỗi giờ. Chính vì vậy, để bắt kịp với sự thay đổi của thị trường; bắt buộc phần mềm quản lý trong doanh nghiệp cũng phải có những nâng cấp và bảo trì kịp lúc.
Sau khi lựa chọn nhà cung cấp; bạn nên theo dõi quá trình triển khai của họ trong một thời gian dài. Xem xét khả năng cung ứng, tính linh hoạt và kinh nghiệm triển khai thực tế;… Từ đó, đưa ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp nhất.
2. Buộc doanh nghiệp phải vận hành theo hệ thống làm việc của phần mềm ERP
Thường thường, Các nhà cung cấp gói gia công phần mềm ERP đặc biệt là nhà cung cấp từ nước ngoài; thường đóng gói các tín năng và luồn nghiệp vụ theo một khuôn mẫu nhất định. Lý do này vô tình ép các doanh nghiệp phải thay đổi chính sách hoạt động doanh nghiệp mới có thể tiếp nhận, vận hành hệ thống ERP. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến quy trình và khả năng cạnh tranh vốn có của các doanh nghiệp. Khiến doanh nghiệp không tạo được lợi thế riêng đặc thù mà dần lẫn vào số đông không hiệu quả.
► Xem thêm: Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ASOFT-ERP)
3. Mua phần mềm gián tiếp qua bên môi giới thứ 3
Đây là hình thức hoạt động thường diễn ra trong thị trường kinh doanh nói chung và thị trường kinh doanh phần mềm nói riêng. Theo đó, bên môi giới thứ 3 thường sẽ trao đổi mức giá với các nhà cung cấp; thuyết phục nhà cung cấp tăng mức giá phần mềm (hoặc chia tỷ lệ hoa hồng cho họ cao nhất có thể). Sau đó, bên môi giới sẽ đi tìm khách hàng; đưa khách hàng mức giá thấp hơn so với mức giá mà nhà cung cấp đưa ra; thuyết phục khách hàng với những lời nói hoa mỹ;…
Bởi sự “nhẹ dạ cả tin”, nhiều doanh nghiệp đã “sụp hố” bởi bên môi giới thứ 3. Chọn phải gói gia công phần mềm không thỏa đáng với chất lượng sản phẩm. Đầu tư một khoảng tiên kết xù; để rồi nhận lại kết quả không như mong đợi.
Gia công phần mềm ERP cho doanh nghiệp thành công nhờ bộ 3 lời khuyên sau đây
✔ Xác định đúng sự khác biệt giữa mong muốn và nhu cầu: Trước mỗi quyết định mua hàng; các doanh nghiệp cần xác định những điều mà mình thực sự cần; và sau đó tìm những gì đáp ứng tốt nhất những nhu cầu đó.
✔ Lập một bản kế hoạch dự án trước khi thực hiện gia công phần mềm ERP: Điều này rất cần thiết vì khi triển khai sẽ rất dễ đi lệch so với mục tiêu; dẫn đến chi phí và thời gian vượt quá kế hoạch.
✔ Lựa chọn một nhà cung cấp ERP không chỉ ở mức là một nhà cung cấp: Một dự án ERP cần phải chỉn chu để vận hành tốt; do đó rất cần hỗ trợ và tư vấn từ chuyên gia xuyên suốt quá trình thực hiện. Nó đòi hỏi đối tác cung cấp dịch vụ gia công phần mềm ERP hỗ trợ trong suốt toàn bộ vòng đời của dự án. Đây là một mối quan hệ lâu dài và không nên xem thường.
Tạm kết
Lựa chọn phần mềm ERP phù hợp cho doanh nghiệp không hề đơn giản. Để được tư vấn chính xác theo đặc thù ngành và demo phần mềm miễn phí; Đăng ký ngay, hoặc liên hệ đến Phòng Tư Vấn ASOFT qua hotline: 1900 6123.
► Xem thêm: 5 Điều phải chú ý khi lựa chọn công ty giải pháp phần mềm để triển khai ERP
Ban Biên tập ASOFT