Hướng dẫn doanh nghiệp quản lý tài sản cố định.
Ngày đăng 06-07-2020
Trong mọi doanh nghiệp, tài sản cố định là một phần vô cùng quan trọng. Và việc quản lý chúng khá là phức tạp và phải chịu nhiều sự chi phối của nhiều quy định khắt khe thuộc chế độ Tài chính – Kế toán. Bài viết dưới đây ASOFT sẽ chia sẻ cách để quản lý tài sản cố định hiệu quả trong doanh nghiệp để bạn đọc có thêm nhiều thông tin tham khảo cho công việc của mình.
1. Thế nào là quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
Dựa trên các văn bản và quy định cảu nhà nước: Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu sản xuất chuyên dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định phải có giá trị lớn và dùng được vào nhiều chu kì sản xuất.
TSCĐ được phân thành 3 loại sau đây:
- TSCĐ hưu hình
- TSCĐ vô hình
- TSCĐ thuê tài chính
Dựa trên các văn bản và quy định cảu nhà nước: Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu sản xuất chuyên dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định phải có giá trị lớn và dùng được vào nhiều chu kì sản xuất.
TSCĐ được phân thành 3 loại sau đây:
- TSCĐ hưu hình
- TSCĐ vô hình
- TSCĐ thuê tài chính
2. Các nguyên tắc để quản lý tài sản cố định trong doanh nghiệp
Dưới đây là những nguyên tắc được coi là kim chỉ nam giúp các doanh nghiệp quản lý tốt tài sản cố định, các kế toán nên chú ý làm theo.
2.1. Điều kiện để 1 tài sản được coi là 1 TSCĐ bao gồm:
- TSCĐ phải có thời gian sử dụng trên 1 năm
- Nguyên giá của tài sản cố định phải từ 30 triệu đồng trở lên
- Tài sản cố định sẽ mang lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp
2.2. Nguyên tắc trong công tác quản lý
- Tất cả tài sản cố ddingj trong doanh nghiệp cần phải có một bộ hồ sơ riêng biệt để quản lý, bao gồm: Hợp đồng mua bán tài sản, Biên bản giao nhận tài sản, Hóa đơn mua tài sản, các Chứng từ và giấy tờ liên quan khác như xuất xứ, tờ khai hải quan (với các hàng hóa nhập khẩu), giấy tờ (phiếu) đánh giá chất lượng,…
- Mọi loại TSCĐ đều cần được doanh nghiệp phân loại và đánh số riêng. TSCĐ phải luôn luôn được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
- TSCĐ cần được quản lý những vấn đề sau một cách kịp thời và chính xác: nguyên giác, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.
Lưu ý: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ được tính bằng công thức sau:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán = Nguyên giá của TSCĐ – Số hao mòn lũy kế của TSCĐ
Đối với những loại TSCĐ không cần dùng và đang chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao cần phải thực hiện công tác quản lý, theo dõi, bảo quản theo các quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.
Đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường thì doanh nghiệp vẫn cần thực hiện công tác quản lý một cách chặt chẽ.
Việc quản lý tài sản này ngoài bản thân doanh nghiệp cũng như mỗi kế toán đảm nhiệm công việc cần phải nắm rõ những hướng dẫn ở trên thì mới có thể nhờ sự “trợ giúp” của các phần mềm quản lý tài sản chuyên nghiệp.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều phần mềm giúp hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác quản lý TSCĐ. Trong đó, Công ty Cổ phần ASOFT được coi là một đơn vị uy tín cung cấp sản phẩm được nhiều doanh nghiệp tin dùng hơn 16 năm.
Dưới đây là những nguyên tắc được coi là kim chỉ nam giúp các doanh nghiệp quản lý tốt tài sản cố định, các kế toán nên chú ý làm theo.
2.1. Điều kiện để 1 tài sản được coi là 1 TSCĐ bao gồm:
- TSCĐ phải có thời gian sử dụng trên 1 năm
- Nguyên giá của tài sản cố định phải từ 30 triệu đồng trở lên
- Tài sản cố định sẽ mang lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp
2.2. Nguyên tắc trong công tác quản lý
- Tất cả tài sản cố ddingj trong doanh nghiệp cần phải có một bộ hồ sơ riêng biệt để quản lý, bao gồm: Hợp đồng mua bán tài sản, Biên bản giao nhận tài sản, Hóa đơn mua tài sản, các Chứng từ và giấy tờ liên quan khác như xuất xứ, tờ khai hải quan (với các hàng hóa nhập khẩu), giấy tờ (phiếu) đánh giá chất lượng,…
- Mọi loại TSCĐ đều cần được doanh nghiệp phân loại và đánh số riêng. TSCĐ phải luôn luôn được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ.
- TSCĐ cần được quản lý những vấn đề sau một cách kịp thời và chính xác: nguyên giác, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.
Lưu ý: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ được tính bằng công thức sau:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán = Nguyên giá của TSCĐ – Số hao mòn lũy kế của TSCĐ
Đối với những loại TSCĐ không cần dùng và đang chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao cần phải thực hiện công tác quản lý, theo dõi, bảo quản theo các quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.
Đối với những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường thì doanh nghiệp vẫn cần thực hiện công tác quản lý một cách chặt chẽ.
Việc quản lý tài sản này ngoài bản thân doanh nghiệp cũng như mỗi kế toán đảm nhiệm công việc cần phải nắm rõ những hướng dẫn ở trên thì mới có thể nhờ sự “trợ giúp” của các phần mềm quản lý tài sản chuyên nghiệp.
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có rất nhiều phần mềm giúp hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác quản lý TSCĐ. Trong đó, Công ty Cổ phần ASOFT được coi là một đơn vị uy tín cung cấp sản phẩm được nhiều doanh nghiệp tin dùng hơn 16 năm.
Ban biên tập ASOFT