9 hướng tiếp cận chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp
Tuy nhiên, nhắc đến chuyển đổi số; đa phần doanh nghiệp thường tập trung vào yếu tố ‘số’ mà quên mất 2 chữ ‘chuyển đổi’. Ứng dụng công nghệ vào hoạt động quản lý, kinh doanh; nhưng không tạo ra sự cải thiện về mô hình; hay đáp ứng các nhu cầu mới trên thị trường; doanh nghiệp chỉ đang dừng lại ở những bước đầu trong cuộc đua số mà thôi!
Khi bắt đầu chuyển đổi số, các doanh nghiệp thường bắt đầu với việc tìm các phần mềm quản lý; và bỏ ngõ việc ứng dụng chúng như thế nào để mang lại hiệu quả; hay cần thay đổi, điều chỉnh gì để phát huy thế mạnh của công nghệ.
► Xem thêm: Chuyển đổi số mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
► Xem thêm: Lý do chuyển đổi số được xem là tất yếu đối với mọi doanh nghiệp
Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho các doanh nghiệp 9 hướng tiếp cận và “chuyển đổi số” đúng nghĩa cho các doanh nghiệp
9 hướng tiếp cận giúp doanh nghiệp ‘khởi động’ kế hoạch chuyển đổi số
Chuyển đổi số là một bức tranh lớn được tạo ra từ 9 mảnh ghép khác nhau. Dựa trên những đặc tính chung, 9 yếu tố này được gói ghém lại thành 3 nhóm chính:
- - Trải nghiệm khách hàng
- - Quy trình vận hành
- - Mô hình doanh nghiệp
Thông thường, doanh nghiệp có thể lựa chọn những khía cạnh phù hợp nhất để bắt đầu; thay vì theo đuổi sự hoàn hảo trong cả 9 yếu tố. Bởi lẽ chuyển đổi số là một hành trình dài; không bắt đầu hay kết thúc ngay khi vừa ứng dụng công nghệ mới. Và trong điều kiện khi doanh nghiệp còn nhiều hạn chế từ nguồn lực, tài chính đến nhân sự chuyên môn; bắt đầu từ những bước nhỏ sẽ là tiền đề cho đột phá tương lai!
Hướng chuyển đổi số trong trải nghiệm khách hàng
1. Thấu hiểu khách hàng để tạo ra những thay đổi phù hợp
Khách hàng chính là tài sản vô giá và quan trọng nhất của bất kỳ doanh gnhiepej nào. Tuy nhiên, không doanh nghiệp nào “sở hữu” khách hàng; nhưng nhiệm vụ và định hướng của mọi doanh nghiệp đều là:. Thấu hiểu để mang đến sự hài lòng cho khách hàng.
Chuyển đổi số – định hướng đầu tư và phát triển của doanh nghiệp cũng không thể tách rời mục đích ấy.
Ngày nay, đa phần các doanh nghiệp đều tích hợp nhiều công cụ đo lường vào các phương tiện truyền thông của mình; như số liệu đo lường trên social, website; hay các chỉ số liên quan đến sự hài lòng của khách hàng; đo lường survey; phát triển các nhóm cộng đồng,.. Nhằm thu thập các đánh giá, cảm nhận, góp ý của khách hàng. Điều này không chỉ siết chặt mối gắn kết với khách hàng lâu năm; đây cũng là cách hiệu quả để lắng nghe những mối bận tâm của họ một cách khách quan; và kịp thời đưa ra lời khuyên ‘dẫn dắt’ dư luận khi cần!.
Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng hệ thống phân tích và quản trị dữ liệu sâu hơn; nhằm ‘số hóa’ chân dung khách hàng dựa trên hành vi, sở thích…. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; khi chuyên môn, nguồn lực vẫn còn hạn chế; sử dụng các hệ thống CRM có sẵn trên thị trường sẽ là giải pháp tối ưu hơn!
► Xem thêm: Phần mềm quản lý khách hàng CRM sẽ thay đổi doanh nghiệp như thế nào?
2. Ứng dụng công nghệ vào tăng tỷ lệ chuyển đổi trong sales
Công nghệ cũng là yếu tố nếu ứng dụng khéo sẽ giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trong quá trình sales. Thông thường, doanh nghiệp có 3 hướng tiếp cận chính:
a. Sử dụng nền tảng dữ liệu từ phần mềm CRM
Phần mềm CRM là một phương tiện hỗ trợ dự đoán hành vi, nhu cầu; và đưa ra những nội dung, ưu đãi hay sản phẩm tối ưu cho từng dối tượng. Hãy nghĩ thử mà xem, sẽ khó khăn thế nào để tư vấn cho khách hàng; khi bản thân họ cũng không biết chính xác những khao khát của mình?! Thế nhưng khi mọi băn khoăn của họ đều được định nghĩa rõ ràng dưới lăng kính số liệu; lúc này, thuyết phục một người là công việc chẳng mấy khó khăn!
Gửi email marketing với những nội dung được cá nhân hóa theo mối quan tâm của đối tượng; có thể là một trong những ví dụ điển hình của việc ứng dụng CRM thúc đẩy hành vi mua hàng. Chẳng hạn giảm giá ‘10% cho nội thất phòng ngủ’ hay ‘top 10 ý tưởng trang trí phòng khách’!
b. Tích hợp công nghệ để gia tăng trải nghiệm khách hàng.
Chẳng hạn trong thời kỳ giãn cách xã hội, nhiều show thời trang được diễn ra hoàn toàn trên online; nhiều công ty bất động sản ứng dụng công nghệ VR để trải nghiệm nhà mẫu; công ty phân phối nội thất sử dụng công nghệ AR để khách hàng ướm thử sản phẩm. Ngoài ra với những ngành hàng có showroom lớn như ô tô, thiết bị điện tử; ứng dụng các đột phá công nghệ tại địa điểm bán cũng là cách tạo ra những trải nghiệm khác biệt và sự thích thú cho khách hàng.
c. Đơn giản hóa quy trình mua hàng bằng các ứng dụng công nghệ.
Đôi lúc, đó chỉ là những plugin giúp nhắc lại khách hàng về sản phẩm đã mua trước đó; gợi ý những mặt hàng liên quan/ hoặc họ có thể quan tâm; hoặc giảm bớt các bước phải thực hiện từ lúc khách hàng chọn hàng vào giở đến khi hoàn tất việc đặt hàng…
3. Mở rộng điểm chạm thương hiệu
Ngày nay khách hàng thường có xu hướng tương tác với doanh nghiệp bất kỳ lúc nào; tại bất kỳ đâu họ thấy thuận tiện. Đó có thể là qua live chat, app, SMS, Facebook hay thậm chí trên Instagram… Chính vì vậy, thay vì ép khách hàng tương tác với doanh nghiệp tại một nơi duy nhất như website; hãy mở rộng chiến lược kênh sao cho ‘hòa hợp’ cùng hành vi khách hàng. Điều này sẽ cho phép các bộ phận sales, marketing, customer service tương tác/ phản hồi kịp thời cho những cơ hội mới; hoặc khi có vấn đề phát sinh.
Tuy nhiên, ‘trực chiến’ cùng lúc trên nhiều nền tảng đôi khi sẽ rất phân tâm; sót tin nhắn; hoặc giao tiếp với khách hàng không đồng bộ trên các kênh sẽ gây bối rối,… Doanh nghiệp nên ứng dụng các hệ thống giúp đấu nối; hay tích hợp các nền tảng giao tiếp về cùng một nơi. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ với lượng tin nhắn luôn ‘đầy ắp’ đến trở tay không kịp; ứng dụng chatbot vào chăm sóc hay trả lời những ‘câu hỏi thường gặp’; sẽ giúp hạn chế sự gián đoạn trong trải nghiệm giao tiếp. Hoặc các công cụ như CRM để tổng hợp tất cả các tương tác chỉ trên một nơi duy nhất; để dễ dàng kiểm soát và phân loại
!Xem thêm: Chinh phục khách hàng bằng điểm chạm thương hiệu
Ngoài hướng tiếp cận chuyển đổi số với việc nâng cao Trải nghiệm Khách hàng; doanh nghiệp có thể chuyển đổi Quy trình vận hành hoặc Mô hình doanh nghiệp; tùy thuộc vào định hướng và đặc thù của từng doanh nghiệp
>> Xem tiếp phần Hướng chuyển đổi Quy trình vận hành và Mô hình doanh nghiệp TẠI ĐÂY
Dù bắt đầu từ bất kỳ yếu tố nào trong 9 định hướng trên; điều quan trọng nhất vẫn là đánh giá khả năng chuyển đổi của doanh nghiệp dựa trên chuyên môn của nhân sự; khả năng phân tích dữ liệu; khả năng tối ưu hóa quy trình…
Ban Biên tập ASOFT