Bài học từ 3 dự án ERP thất bại
Đứng trước sự thay đổi của thời đại 4.0; ERP được xem là một “cánh tay phải” đắc lực, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bất cứ lợi ích nào cũng đi kèm với rủi ro. Bên cạnh những doanh nghiệp thành công; vẫn có không ít doanh nghiệp đã phải “sập hố” vì triển khai ERP sai cách. Bởi những phán đoán sai lầm, những kế hoạch thiếu tính thực tiễn; nhiều doanh nghiệp đã phải trả một cái giá khá đắt đỏ để nhận ra những bài học xương máu. Sau đây là 3 “bài học” thực tiễn từ dự án ERP thất bại mà ASOFT tìm hiểu và đúc kết được trong quá trình nghiên cứu triển khai phần mềm ERP.
► Xem thêm: Câu chuyện triển khai ERP của Nestle – USA
1. Hersheys: Dự án ERP thất bại từ Chocolate “đắng”
✔ Bối cảnh dự án ERP thất bại
Tháng 9/1999, Kenneth L. Wolfe – cựu Giám đốc điều hành và chủ tích của Hersheys Foods đã có thông báo trong một hội nghị với các nhà phân tích của Wall Street. Rằng: doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề trong hệ thống nhận và phân phối đơn hàng. Mặc dù, đó là hệ thống công nghệ có giá trị lên đến 112 triệu đô la.
Thực chất, đây là giải pháp công nghệ quản trị do SAP, Siebel và nhà cung cấp chuỗi cung ứng Manugistics hợp tác triển khai. Song, vì nhiều vấn đề, cả khách quan và cả chủ quan. Hersheys đã không thể ứng dụng đúng công nghệ và không thể xuất ra thị trường vào đúng dịp Halloween cho các sản phẩm Chocolate Kisses và Jolly Ranchers. Gây tổn thất nghiêm trọng, bởi giá trị đơn hàng này lên đến khoảng 100 triệu đô la.
Đây được xem là một trong những thất bại “ê chề” của lịch sử triển khai ERP. Gây nên sự phẫn nộ lớn trong cộng đồng giới trẻ Mỹ. Ảnh hưởng lớn đến doanh thu Hersheys, khiến hơn 8% cổ phiếu doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng.
✔ Phân tích thất bại
Tuy rằng vẫn có nhiều nguồn tin ngoài lề về các bí ẩn vây quanh tình hình nguy cấp của Hershey lúc đó. Song, một sự thật không thể chối cãi ảnh hưởng trực tiếp đến thất bại này chính là vấn đề “thời gian”. Bởi nó chỉ vừa đi vào triển khai lắp đặt ngay trước tháng quan trọng của lễ hội Halloween. Điều này khiến việc ứng dụng công nghệ trở nên phản hiệu quả.
Qua nhiều nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, ta thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp tham gia áp dụng phần mềm hoạch định doanh nghiệp vào quy trình sản xuất, kinh doanh; đều phải chấp nhận sự thay đổi và các vấn đề gián đoạn tạm thời. Thời gian thay gián đoạn khá lâu (có thể lên đến 6 tháng) và sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. Vì vậy, việc lựa chọn triển khai ngay tại thời cao điểm của doanh thu đã tạo nên một hệ quả khôn lường cho Hershey.
✔ Bài học kinh nghiệm
Ứng dụng công nghệ phần mềm ERP vào quy trình sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện hoạt động doanh nghiệp. Song, hãy nhớ rằng, quá trình triển khai ERP có thể sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động và doanh thu chung của toàn thể doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta nên lựa chọn thời điểm triển khai “thấp điểm”. Ít gây ảnh hưởng đến chuỗi hoạt động doanh nghiệp nhất có thể.
2. Fresher’s: Hệ thống ‘sập’ do dự án ERP thất bại
✔ Bối cảnh dự án ERP thất bại
Một thực tế quen thuộc ở cộng đồng sinh viên của hầu hết các trường học đó là: Vấn đề lỗi hệ thống.
Thực tế ngay cả các trường đại học danh tiếng trên thế giới, tình trạng này vẫn thường xuyên xảy ra. Ví dụ như Spire – một hệ thống đăng ký học phần trực tuyến của Đại Học Massachusetts-Amherst’s. Hệ thống này đã từng sập vào ngay trước giờ các lớp học bắt đầu. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ 24,000 sinh viên. Khiến các sinh viên hoảng loạn vì không thể đăng ký được môn học;hay thực hiện bất kì hoạt động trực tuyến nào khác.
Điều này làm tạo nên một mối hoang mang trong toàn thể sinh viên. Và không phải chỉ Đại Học Massachusetts-Amherst’s tại thời điểm đó. Mà đến hiện tại, đây vẫn được xem là một vấn đề nhức nhối xảy ra thường niên trong các hệ thống ERP tại trường học vào mỗi dịp “đăng kí học phần” tại các trường Đại học.
Ngay cả ở Đại học Stanford, có gian đoạn nhiều sinh viên còn phải bắt đầu năm học mới khi… cổng đăng ký hoàn toàn đóng băng. Khiến họ chẳng thể phân định được đâu mới là lớp học của mình.
Tuy nhiên, vấn đề chưa hoàn toàn dừng lại ở việc đăng ký môn học. Tại đại học Indiana, có hơn 3000 sinh viên bất ngờ bị từ chối hỗ trợ tài chính. Lý do là vì… lỗi hệ thống ERP. Kết quả là ban quản trị tài chính phải cuống cuồng lo lắng, thu gom và vay nợ các khoản vay ngắn hạn để giải quyết hậu quả.
✔ Phân tích thất bại
Điều gì đã gây nên “vấn nạn” rộng khắp như vậy? Tương lai học vấn của sinh viên liệu có phải là một vấn đề có thể đem ra đùa giỡn? Rõ ràng, các dự án ERP thất bại này đã làm dấy lệ sự phẫn nộ của toàn thể sinh viên trên cả thế giới.
Mà nguyên nhân của sự thất bại này là nằm ở việc vội vàng triển khai phần mềm. Thiếu kế hoạch và thực tiễn kinh nghiệm triển khai. Trong đó, thất bại bao gồm cả vấn đề ứng dụng từ cổng dịch vụ PeopleSoft.
Theo CIO.com, không chỉ riêng về vấn đề thời gian triển khai lâu hơn. Việc triển khai hệ thống ERP cho các trường học còn tốn kém chi phí lên đến hơn năm lần so với kế hoạch dự tính ban đầu.
Song, ban quản trị của các trường đại học lại thường dễ bị cuốn hút bởi các tính năng vượt trội của hệ thống ERP. Mà không hiểu được rằng: Hệ thốngERP thường được thiết kế chủ yếu tập trung vào các vấn đề quy trình kinh doanh. Rõ ràng đây là một vấn đề nan giải. Vì họ đang điều hành một trường cao đẳng; và không phải là một công ty hoạt động có lợi nhuận.
✔ Bài học kinh nghiệm
Hãy tập trung đầu tư vào đúng trọng tâm, đúng vấn đề. Nếu bạn chưa đủ nguồn lực kinh tế và kinh nghiệm thực tiễn. Hãy lựa chọn phương pháp hữu dụng hơn. Bởi, “cố đấm ăn xôi” chỉ khiến bạn gây thêm nhiều rắc rối về sau; và hoàn toàn không mang lại thành công cho việc triển khai dự án ERP.
► Xem thêm: Nhân viên tư vấn ERP – Họ là ai?
3. Select Comfort: Dự án ERP thất bại từ trải nghiệm của người dùng
✔ Bối cảnh dự án ERP thất bại
Năm 2008, nhà sản xuất giường hiệu “Sleep Number”- Select Comfort đã tuyên bố đột ngột một thông báo khiến dư luận hoang mang: Cắt ngang tất cả các kế hoạch dự án ứng dụng SAP ERP. Bao gồm trong đó là ERP, CRM, SCM và rất nhiều phân hệ phần mềm khác.
Liệu đã có vấn đề gì nghiêm trọng xảy ra? Trong khi trước đó không lâu; chính Select Comfort đã mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh, cắt giảm các chi phí dài hạn nhờ sự ứng dụng linh hoạt của phần mềm? Và rồi, sự thật đã được tiết lộ sau khi doanh nghiệp buộc phải loại bỏ hơn 22% nhân sự của mình.
Nguyên nhân là vì, nửa cuối 2015, Select Comfort đã gặp phải một loạt các vấn đề nan giả do hệ quả của từ dự án ERP thất bại. Điều này khiến việc vận chuyển đơn hàng trở nên chậm trễ, hủy không ít đơn của khách hàng. Doanh số bán hàng tụt giảm nghiêm trọng. Giảm hơn 31% sau khoảng thời gian tăng hai con số của năm quý trước. Năm tiếp theo, lại tiếp tục ảnh hưởng hệ lụy lâu dài của hệ thống.
✔ Phân tích thất bại
Sau điều tra, nhiều hồ sơ SEC đã chỉ ra rằng ban quản trị Select Comfort phải chịu áp lực nhiều tháng từ phía cổ đông. Cuối cùng, công ty này đã phải quyết định từ bỏ dự án với lý do tiến độ dự án chậm và ngân sách vượt quá kế hoạch. Trong đó, tổng ngân sách thực hiện vào năm 2007 là 12 triệu đô la. Đến năm kế tiếp, lại tiếp tục chi thêm 8 triệu đô la để phát triển.
Thực tế đau đớn từ dự án ERP thất bại của Select Compfort đó là: Trực tiếp sa thải 120 nhân viên. Do sự suy xét sai lầm trong kế hoạch quản lý liên quan đến các chế độ và vấn đề ưu tiên của doanh nghiệp.
✔ Bài học kinh nghiệm
Hãy tìm hiểu thật kĩ trước khi đầu tư vào dự án ERP. Trong đó bao gồm cả chi phí và thời gian; kinh nghiệm triển khai. Đặc biệt là đối với các đối tác thực hiện dự án lớn như SAP. Nếu xét đoán doanh nghiệp chưa đủ yêu cầu kinh tế; hãy lựa chọn các giải pháp có quy mô vừa tầm hơn.
Vấn đề cần lưu ý để dự án ERP không thất bại
Ngoài các nguyên nhân dẫn đến thất bại rút kinh nghiệm được từ các ông lớn; có thể tổng hợp được 10 lý do phổ biến dẫn đến triển khai dự án ERP thất bại sau:
- 1- Vấn đề từ nhân thức và quyết tâm triển khai của phía lãnh đạo
- 2- Quan trọng hóa tính thương hiệu và “sính ngoại”
- 3- Không quan tâm đến quá trình tư vấn và lên kế hoạch triển khai ERP
- 4- “Nhẹ dạ cả tin” và đặt quá nhiều kỳ vọng vào ERP
- 5- Đặt nhẹ yếu tố “con người” trong quá trình triển khai phần mềm
- 6- Các vấn đề xung đột, bất đồng quan điểm trong triển khai
- 7- Vấn đề từ áp lực công việc và xung đột lợi ích
- 8- Tùy biến và vấn đề ứng dụng tùy biến vào quy trình sản xuất
- 9- Ý thức kém về vấn đề tài chính và thời gian xử lý công việc
- 10- Vấn đề phản đối từ bộ phận người dùng do tính phức tạp cao
Tạm Kết
Tóm lại, để tránh “gặt hái” một dự án ERP thất bại; doanh nghiệp cần phải đầu tư khá nhiều “chất xám” vào việc tìm hiểu kinh nghiệm triển khai dự án trước khi bắt tay vào hành động thực tiễn. Hy vọng rằng, với bài viết này; ASOFT có thể giúp doanh nghiệp phần nào hiểu hơn về hệ thống ERP.
Với hơn 18 năm kinh nghiệm triển khai và hợp tác với cùng 3.000 doanh nghiệp trong – ngoài nước. ASOFT luôn tự tin sẽ đem đến cho quý doanh nghiệp những sản phẩm công nghệ tối ưu nhất.
Đăng ký ngay hoặc liên hệ đến phòng Tư vấn ASOFT qua hotline: 1900 6123 để được tư vấn miễn phí.
► Xem thêm: Tăng tỉ lệ chuyển đổi số thành công với giải pháp phần mềm ASOFT-ERP đặc thù ngành
Ban Biên Tập ASOFT