3 bài học kinh nghiệm từ những thất bại trong quá trình chuyển đổi số
Quá trình chuyển đổi số là nỗ lực không ngừng tích hợp những công nghệ mới. Nhằm tạo ra những đột phá về doanh số hay thắt chặt mối gắn kết giữa thương hiệu và khách hàng. Nghe thì đơn giản nhưng thực tế lại không dễ dàng. Khi gần 70% doanh nghiệp liên tục vấp ngã trong những thử nghiệm của mình.
Vậy nguyên nhân là gì? Đâu là những sai lầm điển hình các doanh nghiệp thường gặp phải trong quá trình này? 3 bài học kinh nghiệm đúc kết từ các doanh nghiệp thành công lẫn thất bại sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn.
► Xem thêm: Chuyển đổi số thất bại – 5 lý do phổ biến của doanh nghiệp Việt Nam
1. Chiến lược đi trước công nghệ theo sau
Công nghệ thực chất chỉ là “phương tiên” hỗ trợ lèo lái doanh nghiệp vươn lên. Nhưng nhiều cấp quản lý vẫn kỳ vọng Công nghệ là “cây đũa thần” vạn năng. Cứ ứng dụng công nghệ, doanh nghiệp nhất định sẽ thành công?!
Một sự thật phũ phàng, đó là không thể. Bạn cần nhìn góc độ rông hơn – Đó là mục tiêu trong chiến lược kinh doanh. Không bắt đầu từ mục tiêu, chuyển đổi số sẽ là hành trình đi hoài không tới đích. Hoặc trước khi bạn thấy được hiệu quả, thì doanh nghiệp bạn đã đuối sức vì cạn kiệt nguồn lực. Ở đây dó là nguồn lực tài chính, con người.
Một ví dụ trong thực tế – Ngành quản lý chuỗi cung ứng.
Với câu hỏi: Nên ứng dụng công nghệ nào để cải tổ mô hình kinh doanh? Rất khó để có ngay một câu trả lời. Nhưng khi chuyển đổi câu hỏi thành các dạng mục tiêu cụ thể, nhắm tới tối ưu hiêu suất, như:
- Rút ngắn tổng thời gian kể từ khi đơn hàng thiết lập cho đến khi sản phẩm được chuyển giao
- Đẩy nhanh tốc độ tung sản phẩm ra thị trường
- Tối ưu hóa mạng lưới dữ liệu giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng
Lúc này câu trả lời có thể sẽ dễ hơn phải không?! Khi xác định đúng đề bài, doanh nghiệp sẽ có muôn vàn ‘lời giải’ tùy theo điều kiện nguồn lực. Ngược lại, khi bắt đầu với công nghệ, sẽ rất gượng ép để doanh nghiệp ứng dụng chỗ nào? Chỗ ấy có cần thiết không? Dẫn đến đầu tư nhiều, nhưng không mang lại hiệu quả.
Tiếp theo ví dụ trước. Sau khi đã làm rõ nhu cầu để đạt được các mục tiêu cụ thể, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm kiếm giải pháp phù hợp như:
- Để đẩy nhanh tốc độ phát triển sản phẩm:. Doanh nghiệp có thể tập trung đầu tư cho công nghệ virtual design để giảm thời gian thiết kế sản phẩm mẫu.
- Để giúp các nhà cung ứng cải thiện tính hiệu quả trong sản xuất:. Doanh nghiệp có thể cài đặt các hệ thống tracking theo thời gian thực. Hay xây dựng các nền tảng tích hợp thông tin từ khách hàng đến bên trung gian. Và phần mềm quản lý sản xuất, quản lý hàng tồn kho,..
Thế nên, để chuyển đổi số thành công, bài học đầu tiên đó là:. Trước khi ứng dụng công nghệ, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu chuyển đổi trước tiên!
2. Quá trình chuyển đổi số phải bắt đầu từ lăng kính khách hàng
Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là nâng cao trải nghiệm khách hàng và thu hẹp khoảng cách với đối tượng mục tiêu. Thì trước hết hãy quên những giả định hay kinh nghiệm cá nhân đi. Bạn phải lắng nghe tiếng lòng của ‘thượng đế’ đã. Mỗi khách hàng đều có những trăn trở băn khoăn riêng. Mà khi gom nhóm lại, sẽ thành điểm tựa cho vô vàn ý tưởng cải tiến. Đầu tư những khoản tiền lớn chỉ dựa vào ý kiến chủ quan, cũng là nguyên nhân phần lớn doanh nghiệp ‘trầy trật’ trong cuộc đua số hóa!
Với các phương pháp truyền thống, doanh nghiệp có thể:
- Định hướng khảo sát và những thông tin cần thẩm định thông qua trao đổi trực tiếp với sales, customer service – những bộ phận làm việc trực tiêu với khách hàng
- Khảo sát khách hàng về cách họ đánh giá đâu là điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu
- Phỏng vấn sâu về những mối quan tâm, lo lắng hay ước muốn, hy vọng của khách hàng thông qua cách họ nhìn nhận thị trường; cách họ nghe những người xung quanh; cách suy nghĩ và cảm nhận; cách họ nói và hành động… để tìm ra những nhu cầu chưa được giải đáp hay các vấn đề nên được ưu tiên
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tích hợp với các phương thức mới như:. Ứng dụng hệ thống CRM vào quản trị thông tin và quan hệ với khách hàng. Đây là hệ thống hữu hiệu sẽ giúp doanh nghiệp quản lý, lắng nghe và duy trì tương tác với khách hàng hiệu quả.
► Xem thêm: Phần mềm CRM giúp cải thiện quan hệ khách hàng như thế nào?
Ví dụ về dịch vụ vay tiêu dùng, ngân hàng
- Có thể chia quy trình xét duyệt thành nhiều bước và xây dựng ứng dụng trực tuyến cho phép khách hàng theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ theo thời gian thực.
- Rút ngắn thời gian thẩm định bằng cách:. Tích hợp những phần mềm tự động lọc hồ sơ không hợp lệ; hay phân loại khách hàng theo từng hạn mức để có chiến lược hỗ trợ riêng…
Và thường thì để tối đa trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp sẽ cần tích hợp nhiều hơn 1 ứng dụng bởi lẽ theo thời gian, khách hàng sẽ luôn có những nhu cầu mới cần được lắng nghe.
Thế nên, thay vì giữ suy nghĩ ‘chuyển đổi số là chuyện một lần cho mãi mãi’. Doanh nghiệp cần luôn giữ tinh thần startup với những cải thiện không ngừng ở quy mô nhỏ!
3. Quá trình chuyển đổi số là xây dựng văn hóa khởi nghiệp trong công ty
Quá trình chuyển đổi số luôn đồi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng phản ứng nhanh. Và đưa ra những điều chỉnh kịp thời trước vô vàn quyết định phải-thử-mới-biết. Đồng thời cũng cần sự tham gia của mọi phòng ban trong tổ chức. Chính vì vậy, mô hình quản lý qua nhiều tầng lớp và quy trình phê duyệt phức tạp cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp truyền thống trở nên ‘đuối sức” trong cuộc đua chuyển đổi. Ngược lại, ở các công ty khởi nghiệp với cấu trúc phẳng:. Quy trình ra quyết định, thực nghiệm linh động hơn, thường về đích nhanh hơn trong hành trình ‘số hóa’.
Thế nên, trước khi đầu tư vào công nghệ, DN nên cân nhắc việc điều chỉnh cấu trúc quản lý. Đảm bảo tính ‘nhanh nhạy’ trong quá trình thử nghiệm. Lúc này, cấp quản lý cần quyết định được
- - Đâu là ứng dụng/ công nghệ hay đơn vị cung cấp giải pháp sẽ sử dụng?
- - Đâu là lĩnh vực hưởng lợi trực tiếp từ những thay đổi mang tính công nghệ đó?
- - Liệu quá trình chuyển đổi số có nên thực hiện theo từng giai đoạn hay không?
► Xem thêm: Chuyển đổi văn hóa doanh nghiệp phù hợp xu hướng Kỷ nguyên số
Kết
Tóm lại, để chuyển đổi số thành công, công nghệ chỉ là một phần. Đôi lúc đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi hoàn toàn về văn hóa; cách tư duy và quy trình ra quyết định. Suy cho cùng, điều doanh nghiệp hướng tới hay theo đuổi mới chính là yếu tố quyết định cho chiến lược chuyển đổi. Và công nghệ chỉ là ‘miếng ghép’ cuối cùng mà thôi!
Để được tư vấn miễn phí về Giải pháp Chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Đăng ký ngay hoặc liên hệ đến Phòng Tư Vấn Công ty ASOFT: 1900 6123