Yếu tố đánh giá hiệu quả của nền tảng quản trị doanh nghiệp ERP
Để chuyển đổi số thành công và ổn định, không thể thiếu sự hỗ trợ từ các phần mềm công nghệ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhiều phần mềm quản trị toàn diện doanh nghiệp khác nhau dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Vậy đâu là những yếu tố để đánh giá một nền tảng quản trị toàn diện doanh nghiệp huyên nghiệp? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
► Xem thêm: 5 Dấu hiệu nhận biết nhu cầu ứng dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp ERP
Các yếu tố đánh giá hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp
Thiết kế theo kiểu phân hệ
Mỗi phân hệ ứng với một bộ phận, phòng ban cụ thể trong công ty và chỉ đảm nhiệm một chức năng duy nhất của phòng ban đó. Nhân sự vừa có thể hoàn thành các nhiệm vụ theo phòng ban mình vừa có thể tương tác với các bộ phận khác thông qua hệ thống phân hệ. Ngoài ra, nhân viên mới của doanh nghiệp cũng dễ dàng nắm bắt sơ đồ tổ chức của công ty, không cần tốn quá nhiều thời gian training.
Khả năng vừa độc lập, vừa liên kết của các phân hệ
Việc tích hợp các phân hệ trên cùng một nền tảng quản trị toàn diện doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp tổng hợp thông tin giữa các phòng ban, đảm bảo sự đồng nhất, hạn chế xử lý dữ liệu ở nhiều nơi. Điều này giúp hạn chế rủi ro và sai phạm khi chuyển đổi dữ liệu giữa các phòng ban. Đồng thời, tạo nên một quy trình làm việc hoàn thiện, giúp các nhà quản trị có cơ sở để quy trách nhiệm khi có sai sót.
Các yếu tố đánh giá hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp
Khả năng phân tích
Các báo cáo ghi nhận về doanh thu, các loại chi phí được phần mềm quản lý doanh nghiệp lưu lại cho phép cấp quản lý phân tích hiệu quả kinh doanh ở từng thời điểm. Bằng cách đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua tính năng phân tích chuyên sâu, các phần mềm quản lý doanh nghiệp giúp các nhà lãnh đạo hiểu biết hơn về xu hướng thị trường, kết hợp giữa thời gian thực tế và các giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm để ra quyết định đúng đắn về chiến lược kinh doanh dài hạn.
Sự cộng tác
Một trong những thất bại trong quản lí doanh nghiệp thường đến từ việc các nhân viên không có sự gắn kết, làm mất đi sự đồng bộ giữa các phòng ban. Chính vì thế, sự cộng tác là yếu tố quan trọng nhất mà một phần mềm quản lý doanh nghiệp cần có. Với sự kết hợp từ nhiều phần mềm khác (HRM, ERP,...), doanh nghiệp có thể tạo nên một hệ thống hoàn thiện xuyên suốt giữa các phòng ban. Điều này giúp tăng sự tương tác giữa nhân viên, các quản lý cấp cao cũng dễ dàng thông báo, hiểu rõ những nhu cầu của nhân viên mình.
Lựa chọn đơn vị cung cấp hệ thống uy tín
Khi bắt đầu triển khai hệ thống ERP các doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ được đối tác cung cấp, dành thời gian để nghiên cứu về các yếu tố của nhà cung cấp như: uy tín, kinh nghiệm, đội ngũ các chuyên gia,... Nhà cung cấp nền tảng quản trị toàn diện doanh nghiệp chính là người đồng hành cùng với doanh nghiệp trong suốt quá trình triển khai, ứng dụng công nghệ, nên doanh nghiệp cần lựa chọn thực sự kỹ càng, thận trọng.
Chức năng của nền tảng quản trị doanh nghiệp ERP
Chức năng của nền tảng quản trị doanh nghiệp ERP
Kiểm soát lượng tồn kho
Với phần mềm ERP, bạn sẽ luôn nắm được tình hình tồn kho, vị trí, số lượng hàng hóa. Việc này giúp người quản lý dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định, lên kế hoạch, nhập liệu hoặc đề xuất các phương án bổ sung để đẩy hàng tồn kho lâu ngày ra khỏi kho. Nhờ ERP, thời gian làm việc sẽ giảm đi, nhân sự cần ít hơn, nhưng hiệu suất và tốc độ làm việc của mỗi nhân viên lại gia tăng.
Kiểm soát thông tin khách hàng
Thông tin khách hàng sẽ được chia sẻ cho các phòng ban cần đến chúng như phòng chăm sóc khách hàng, bán hàng, kế toán,… Một giám đốc cấp cao ngồi tại văn phòng có thể kiểm soát được tất cả các thông tin của khách hàng theo thời gian thực, biết được khách hàng đã mua bao nhiêu hàng, chi bao nhiêu tiền và mua tại hệ thống cửa hàng nào của doanh nghiệp.
Tăng tốc quá trình sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ
ERP với những tính năng hỗ trợ, có thể giúp giảm thiểu các công việc thủ công bằng các công đoạn tự động hóa một phần hoặc toàn bộ quy trình. Tự động hóa của ERP được ứng dụng hiệu quả nhất đối với quy trình sản xuất, đóng gói, quản lý đầu ra.
Tăng tốc quá trình sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ
Việc này giúp doanh nghiệp có thể cải thiện được quá trình sản xuất, tiết kiệm thời gian sản phẩm đến tay người tiêu dùng, giảm chi phí nhân công, chi phí lưu kho.
Kiểm tra chất lượng, quản lý dự án
Với phần mềm quản lý ERP, doanh nghiệp có thể nắm được toàn bộ khối lượng công việc mà các thành viên trong dự án đang làm, từ đó có thể tự động gán các thành viên có khả năng vào những công việc phù hợp nhất.
Kiểm soát thông tin tài chính
Phần mềm ERP sẽ tự động tổng hợp thông tin từ các bộ phận, phòng ban theo đúng yêu cầu của kế toán, đảm bảo dữ liệu chính xác, hạn chế sai số. ERP cũng có thể hỗ trợ tạo ra các báo cáo tài chính theo chuẩn quốc tế.
Quản lý nhân sự
Thông qua phần mềm quản lý ERP, giờ làm việc, giờ về, khối lượng đầu việc của mỗi cá nhân được kiểm soát hiệu quả,dù cá nhân đó làm việc ở bộ phận nào. Việc này sẽ hỗ trợ người quản lý đánh giá năng lực nhân viên, thưởng phạt công minh, trả lương đúng thời hạn.
Giao tiếp, xã hội hóa việc liên lạc trong công ty: Việc liên lạc giữa các phòng ban sẽ trở nên dễ dàng hơn nhờ ERP. Hơn thế nữa, phần mềm ERP còn giúp giảm thiểu sự xung đột về quyền lợi giữa các bộ phận. Hiện nay, có rất nhiều
► Xem thêm: Giải pháp ERP các ngành sản xuất – Hướng đi mới cho doanh nghiệp