Cấu trúc tổng quan của một hệ thống phần mềm CRM
► Xem thêm: Những doanh nghiệp nào cần phần mềm CRM
► Xem thêm: Cách khai thác hiệu quả data khách hàng với hệ thống phần mềm CRM
1) Channels:
Ngoài nguồn dữ liệu đầu vào được nhập tay từ bộ phận bán hàng Sales; phần mềm CRM còn có thể kết nối dữ liệu giao thức API với các hệ thống khác; như: Website, Sàn thương mại điện tử, … để tự động nhập thông tin khách hàng vào hệ thống CRM. Đây là một tính năng nổi bật của phần mềm CRM; nhằm giảm bớt các thao tác thủ công gây sai sót nhầm lẫn trong dữ liệu.
Ngoài ra, phần mềm CRM còn kết nối với hệ thống tổng đài tư vấn, giải đáp thông tin, hỗ trợ khách hàng; để lưu trữ dữ liệu cho công tác quản lý và truy xuất thông tin khi cần thiết
2) Reporting
Chức năng Thống kê và báo cáo của phần mềm CRM là tính năng vô cùng nổi bật; mà bất kỳ doanh nghiệp nào cài đặt hệ thống phần mềm CRM đều mong muốn đạt được.
Những yếu tố cần báo cáo thông kế:
- - Chiến dịch marketing: Bao gồm báo cáo hiệu quả chiến dịch; các thông số performance marketing liên quan đến chiến dịch, báo cáo hiệu quả hoàn vốn ROI,…
- - Báo cáo doanh số bán hàng: báo cáo thống kê theo sản phẩm, nhóm sản phẩm; theo nhân viên, nhóm nhân viên,…
- - Các case-report: Giúp đánh giá khả năng chăm sóc khách hàng của đội ngũ bán hàng.
- - Báo cáo về khách hàng: Điều này rất quan trọng trong việc xây dựng Customer Identity; không chỉ giúp cải thiện hoạt động marketing; mà còn giúp nhân viên bán hàng dễ dàng tìm cách tương tác và cải thiện sản phẩm/dịch vụ phù hợp hơn.
Và rất nhiều dạng báo cáo liên quan đến hoạt động bán hàng, hiệu suất bán hàng,.. Hõ trợ việc ra quyết định.
3) Marketing
Phần mềm CRM Multi-Channel đã đơn giản hóa và mở rộng các giải pháp Automation Marketing. Chức năng nãy hỗ trợ thiết lập chiến dịch; thực hiện và quản lý vận động cho kết quả thei dõi các kênh; và tự động tích hợp dẫn vào CRM.
Hệ thống phần mềm CRM bao gồm chức năng để quản lý tốt hơn của marketing; quảng cáo trực tuyến, bản tin; tiếp thị công cụ tìm kiếm, danh sách cho thuê, bán hàng từ xa các chương trình webcasts; và quảng cáo truyền thông.
Bao gồm:
- - Thiết lập chiến dịch sẽ đơn giản hóa các kinh nghiệm của các chiến dịch quản lý; thông qua một quá trình từng bước để thiết lập các chiến dịch tiếp thị. Đây sẽ là quá trình cho nhà tiếp thị để thiết kế, phát triển và thực hiện các chương trình.
- - Quản lý chiến dịch:với ROI báo cáo sẽ tạo ra các URL theo dõi cho các chuwogn trình trực tuyến; hồ sơ ấn tượng và thông tin chi phí chương trình quảng cáo để cung cấp một báo cáo ROI thời gian thực; dựa trên các cơ hội tạo ra và đóng lại bằng chiến dịch.
- - Tự động thu thập thông tin khách hàng bằng form đăng ký thông tin trên website; sẽ tự động lưu trữ thông tin khách hàng về hệ thống CRM; khi khách hàng truy cập website và để lại thông tin.
► Xem thêm: 5 lợi ích của hệ thống Marketing Automation mà hệ thống phần mềm CRM mang lại
4) Sales
Chức năng bán hàng; bao gồm các phân hệ như quản lý thông tin khách hàng (Account, Contact); quản lý cơ hội bán hàng, quản lý khách hàng tiềm năng, dự báo.
5) Support
Chức năng hỗ trợ sau bán hàng (after-sales) bao gồm các phân hệ; như quản lý vụ việc phát sinh; quản lý lỗi hệ thống (bug); hỗ trợ nhận phản hồi thông qua email (inbound email); hỗ trợ kho kiến thức (Knowledge base) cũng như Cổng thông tin khách hàng.
6) Collaboration
Chức năng cộng tác bao gồm một số phân hệ như quản lý dự án; quản lý tài liệu; quản lý tác vụ dự án. Ví dụ như tich hợp với MS Outlook, Gmail,.. để gửi và nhận email, lưu vết lịch sử chăm sóc khách hàng qua email. Hệ thống phần mềm ASOFT-CRM còn có phiên bản Mobile App trên thiết bị di động.
7) Platform
Phần mềm ASOFT-CRM rất linh hoạt và có khả năng tùy chỉnh để phù hợp với nghiệp vụ của khách hàng. Các chức năng thường thấy trong phần Platform thường bao gồm:
- - Quản lý phân quyền người dùng
- - Quản lý thêm, loại người dùng trong hệ thống
- - Quản lý tùy chỉnh giao diện/ thêm bớt các trường dữ liệu
- - Thiết lập quy trình làm việc và quản lý quy trình, theo các định nghĩa điều kiện trước
- - … Và nhiều hơn thế nữa
Ban Biên tập ASOFT