Câu chuyện “Thay đổi hay là chết” trong nền kinh tế 4.0
Thay đổi là xu hướng tất yếu của thị trường
Năm 1997, một vị khách du lịch đến Hà Nội; trên tay anh ấy là tấm bản đồ hướng dẫn cách đi đến các địa điểm trong thành phố. Năm 2017, vẫn vị khách cũ nhưng thay vì mang theo tấm bản đồ như 20 năm trước; người đàn ông rút smartphone ra, mở ứng dụng Google Maps. Và rất nhanh sau đó biết được nơi mình cần đến.
Đó cũng chính là quy luật của thị trường – mỗi ngày trên thế giới đều có rất nhiều thứ mới ra đời và sẵn sàng “giết chết” những điều cũ, lạc hậu.
Đã có một thời nhắc đến điện thoại người ta sẽ nghĩ ngay đến Nokia. Ở thời kỳ hoàng kim, thương hiệu di động Phần Lan “phủ sóng” gần như mọi phân khúc; từ giá rẻ cho đến bình dân và cao cấp. Thế nhưng, trong khi các đối thủ liên tục tung ra những kiểu dáng mới và cập nhật hệ điều hành; để đem lại cho người dùng những trải nghiệm tốt hơn thì Nokia vẫn cứ dậm chân tại chỗ. Sự chậm trễ thay đổi đã khiến Nokia – từ vị thế của ông lớn số 1 của thị trường di động; phải ngậm ngùi “bán mình” cho Microsoft.
Sharp – thương hiệu vang bóng một thời của Nhật Bản cũng bị Foxconn thâu tóm sau nhiều năm vật lộn với nợ nần và thua lỗ. Từng là một trong những công ty điện tử tiêu dùng thống trị thị trường kinh doanh TV; nhưng giống như nhiều doanh nghiệp khác của Nhật Bản, Sharp không nhanh nhạy trong việc nắm bắt những xu hướng công nghệ mới; và dần bị các đối thủ nước ngoài như Samsung hay LG bỏ lại phía sau.
“Hãy thay đổi tất cả, trừ vợ và con bạn” là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun-hee; sau khi kế thừa doanh nghiệp từ người cha Lee Byung-chul vào năm 1987. Đây cũng chính là triết lý kinh doanh giúp tập đoàn này vượt qua nhiều sóng gió; và lần lượt đánh bại các đối thủ sừng sỏ.
Bài học từ Apple: Thay đổi để tìm “mảnh đất” mới
Trong thế giới luôn biến động, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể nhận kết cục tương tự Nokia và Sharp; nếu không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hãy nhìn vào công thức để Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới hiện nay; chắc chắn không thể thiếu sự sáng tạo và đổi mới.
Trước khi iPhone ra đời, máy nghe nhạc iPod từng chiếm gần một nửa doanh thu toàn bộ sản phẩm của Apple. Người ta ước tính tại Mỹ, cứ 9/10 máy MP3 dung lượng lớn bán ra là thiết bị của “Táo khuyết. iPod tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới; những thuật ngữ và hình ảnh liên quan đến sản phẩm này cũng có mặt ở khắp mọi nơi.
Dù vậy, thay vì ngủ quên trên chiến thắng; Steve Jobs khi đó đã dự đoán iPod sớm muộn gì cũng bị khai tử. Chính vì vậy ông và đội ngũ đã không ngừng nỗ lực để tạo ra một thiết bị mới có thể thay thế iPod trở thành “trụ cột” chính của công ty. Và đó chính là lý do iPhone – một thiết bị “3 trong 1”; vừa là điện thoại, vừa có thể sử dụng như iPod lại có thể kết nối Internet ra đời. Đúng như dự đoán của Steve Jobs, sự xuất hiện của iPhone khiến iPod dần chìm vào quên lãng. Đến nay iPhone được coi như mỏ vàng của Apple
► Xem thêm: Starbucks và câu chuyện chuyển đổi số thành công nhờ nâng cao trải nghiệm khách hàng
Taxi công nghệ và việc định hình lại thị trường trong cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0
Hiện nay, chắc hẳn ứng dụng vận chuyển Grab đã trở nên gần gũi trong cuộc sống. Nhưng, chỉ mới gia nhập thị trường Việt Nam năm 2014 thôi, Grab đã chính thức chinh phục và làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng Việt. Làm hài lòng thị trường mới nhờ sự tiện lợi khi đặt xe ngay trên ứng dụng; kết nối tốt với người lái, theo dõi tuyến đường; biết trước giá cước cùng nhiều chương trình khuyến mãi liên tục,..
Tuy nhiên sự phát triển và thay đổi này cũng tạo nên nhiều sự phản đối của các hãng taxi truyền thống. Khách hàng của họ quay lưng, khiến các hàng taxi liên tục thua lỗ; buộc phải cắt giảm nhân sự và mất dần thị phần. Không chỉ thế, phản ứng của các tài xế taxi truyền thống khi dán các khẩu hiệu phản đối đối thủ của mình được xem là cách làm phản cảm; làm xấu đi hình ảnh công ty và quảng cáo cho đối thủ.
“Khi một mô hình mới đến; chúng ta sẽ chọn chống lại hay theo đuổi nó để xây dựng mô hình phù hợp hơn cho tương lai?”. Đó là câu hỏi mà Lương Duy Hoài, đồng sáng lập Giao hàng nhanh (GHN); đã đặt ra trong sự kiện do Forbes tổ chức.
Đây cũng là câu hỏi chung đối với mọi doanh nghiệp; trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khi sự thay đổi là tất yếu; thay vì “dìm” đối thủ, cách tốt nhất là hãy tự mình tiến lên. Giống như Jeff Bezos, CEO Amazon từng nói:. “Nếu bạn quá tập trung vào việc cạnh tranh, bạn phải đợi cho đến khi đối thủ của mình làm một điều gì đó. Khi bạn tập trung vào khách hàng, bạn sẽ có nhiều cơ hội trở thành người tiên phong hơn.”.
Trên thực tế, thời gian qua các hãng taxi truyền thống đã bắt đầu có những thay đổi tích cực trong việc ứng dụng công nghệ cũng như phong cách quản lý. Cạnh tranh có thể giết chết doanh nghiệp nhưng cũng có thể làm doanh nghiệp tốt lên. Khi cả taxi truyền thống và công nghệ đều làm tốt công việc của mình; người tiêu dùng sẽ tự biết lựa chọn dịch vụ nào phù hợp nhất với họ.
Doanh nghiệp của bạn đang ở đâu trong thế giới 4.0
Trải qua một năm “sống chung” cùng đại dịch đã chứng kiến nhiều thay đổi; không chỉ với hành vi, thói quen, nhận thức; mà với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng phát sinh nhiều thay đổi. Không chỉ thế, những tác động của đại dịch vẫn chưa dừng lại chính là một hồi chuông cảnh báo cho những doanh nghiệp đang “cố thủ” với những phương thức thủ công lạc hậu.
Lời kêu gọi không còn là đón đầu xu hướng hay nhảy vượt thời đại; chuyển đổi số đã trở thành một cuộc đua sống còn; mà bất kể doanh nghiệp nào cũng cần khẩn trương để không bị tụt lại phía sau
► Xem thêm: Lý do chuyển đổi được xem là tất yếu với mọi doanh nghiệp 4.0
► Xem thêm: 3 bài học kinh nghiệm từ những thất bại trong chuyển đổi số
Nhằm đồng hành cùng các doanh nghiệp trong quá trình thay đổi; đẩy nhanh tiến độ và tăng khả năng thành công của công cuộc Chuyển đổi số; chương trình ưu đãi MUA 1 ĐƯỢC 3: Chọn Chuyển đổi số, Chọn ASOFT được tổ chức.
Tặng phần mềm Quản lý Dự án – Công việc (ASOFT-OO) và phần mềm Quản lý Quan hệ khách hàng (ASOFT-CRM)
– Khi mua phần mềm Kế toán ASOFT
Thời gian đăng ký: 22/2 – 31/3/2021
Số lượng giới hạn – CHỈ 50 SUẤT
>> Đăng ký ngay
► Chi tiết chương trình, xem thêm TẠI ĐÂY
Ban Biên tập ASOFT