Chuyển đổi số cho doanh nghiệp bắt đầu từ đâu?
Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp được thể hiện với 4 yếu tố: (1) Khả năng tiếp cận vốn; (2) Nguồn nguyên vật liệu; (3) Mức độ áp dụng công nghệ; (4) Trình độ quản trị. Có thể nhận thấy, công nghệ chính là luồng chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường; và cũng là chìa khóa để các doanh nghiệp có thể đứng vững trước sự biến đổi chóng mặt này.
Chuyển đổi số và doanh nghiệp số
Bối cảnh hiện nay đang chứng kiến một làn sóng Chuyển đổi số mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhất là dưới tác động của đại dịch Covid-19, tầm quan trọng và lợi ích từ Chuyển đổi số cho doanh nghiệp đã phát huy được sức mạnh vốn có của mình.
Chuyển đổi số cho doanh nghiệp là gì?
Chuyển đổi số được hiểu là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của doanh nghiệp. Việc chuyển đổi này sẽ làm thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh cũ kỹ; sang vận hành trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin (CNTT). Mà lõi của chuyển đổi số cho doanh nghiệp là hệ thống nghiệp vụ; vẫn thường được gọi bằng ERP (Enterprise Resource Planning – hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp).
Hệ thống ERP này được xây dựng trên nền tảng các công nghệ ưu việt như: Internet vạn vật (IoT); điện toán đám mây & hỗ trợ di động, tự động hóa; trí tuệ nhân tạo & dữ liệu lớn; dữ liệu không gian…
Không còn là cuộc chơi riêng của những doanh nghiệp lớn nữa; nhờ cách mạng 4.0 cùng sự bùng nổ của Internet, mọi doanh nghiệp đều được bình đẳng trong cuộc chơi này; với nhiều sự lựa chọn hơn.
► Xem thêm: Chuyển đổi số và những hiểu lầm phổ biến của các doanh nghiệp về Chuyển đổi số

Doanh nghiệp số là gì?
Ứng dụng CNTT, doanh nghiệp số có thể tự động hóa và gắn kết dữ liệu của nhiều phòng ban; chức năng riêng lẻ như:. Kế toán, bán hàng, kho, nhân sự, dự án,.. thành một thể thống nhất – gọi là ERP.
ERP giúp các doanh nghiệp chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ và các đối tượng cần quản lý như:. Vật tư, sản phẩm, khách hàng, nhà cung cấp, các trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhận…, nhờ đó có thể đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp theo nhiều chiều. Chuẩn hoá quy trình giúp doanh nghiệp vận hành một cách chuyên nghiệp, không tuỳ tiện, tránh sai sót. Đặc biệt những năm gần đây, các giải pháp ERP thay đổi to lớn về mặt công nghệ; nhằm cung cấp khả năng thông minh hơn, tiện lợi hơn, mạnh mẽ hơn; đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số của các doanh nghiệp.
Nền tảng công nghệ thông tin của Chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Nếu như trước đây, ứng dụng CNTT đòi hỏi phải mua sắm hạ tầng phần cứng; những máy chủ mạnh hay trung tâm dữ liệu đồ sộ… thì ngày nay doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn.
Với điện toán đám mây (Cloud Computing), ERP không còn là chuyện riêng của những doanh nghiệp lớn nữa. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí không có đội ngũ CNTT chuyên trách, cũng hoàn toàn có thể làm chuyển đổi số. Hạ tầng CNTT thuê ngoài giúp cho họ tinh gọn tổ chức; tập trung nguồn lực vào nghiệp vụ cốt lõi của mình và tối ưu hóa chi phí đầu tư cho công nghệ. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể cất bỏ nỗi lo về CNTT và đội ngũ kỹ thuật viên chuyên trách khi muốn chuyển đổi số cho doanh nghiệp mình.
Ngoài ra, hỗ trợ xử lý dữ liệu lớn (big data); và phân tích nghiệp vụ (analytics) là hai tính năng nổi bật, đóng vai trò quan trọng trong giải pháp chuyển đổi số. Khả năng quản lý được lượng dữ liệu khổng lồ từ thị trường, khai thác được giá trị; từ đó để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp là yêu cầu không thể thiếu đối với hệ thống thông tin ngày nay.
Chuyển đổi số bắt đầu từ đâu?
Có một ngộ nhận rằng, Chuyển đổi số phải được thực hiện cùng lúc cho tất cả các hoạt động, phòng ban của doanh nghiệp. Cũng sai lầm nếu nghĩ rằng có một giải pháp chung cho tất cả các doanh nghiệp. Sau đây ASOFT sẽ gợi ý cho bạn những bước đầu tiên trong chặng đường Chuyển đổi số này.
► Xem thêm: 5 yếu tố ảnh hưởng đến thành công trong Chuyển đổi số (Digital Transformation)
► Xem thêm: Chuyển đổi số – Kinh nghiệm thực tiễn cho tổ chức
1 – Xác định vấn đề
Mỗi doanh nghiệp ở mỗi ngành nghề đặc thù khác nhau đều có thế mạnh và khó khăn riêng. Lãnh đạo doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu của mình với Chuyển đổi số cho doanh nghiệp mình. Chuyển đổi số có thể giải quyết vấn đề gì? Đáp ứng kế hoạch kinh doanh sắp tới như thế nào? Hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề gì? Định nghĩa đúng nhu cầu, doanh nghiệp mới có thể định hình được hệ thống tương lai; và tiến hành từng bước một theo hoạch định. Tránh đi sai đường hướng và lãng phí nguồn lực đầu tư.
Ví dụ: Vấn đề của doanh nghiệp đang ở việc: Quản lý kho hàng không hiệu quả, khiến doanh nghiệp không dễ dàng truy xuất tình trạng hàng, chất lượng hàng, cũng như bị thất thoát nhiều. Doanh nghiệp của bạn cần: Một hệ thống quản lý kho hiệu quả.

2 – Cân đối nhu cầu cần thiết với nguồn lực doanh nghiệp
Suy cho cùng, hệ thống cũng chỉ là một công cụ. Để vận hành hiệu quả, cần có sự tham gia của con người. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp; đào tạo hiểu biết về công nghệ thông tin; cũng như nâng cao tinh thần thay đổi của cả tập thể. Để có thể tiếp nhận, vận hành và duy trì hệ thống. Vì dự án thay đổi nếp làm việc, nhiều khi ảnh hưởng tới hầu như toàn bộ doanh nghiệp. Nên việc quản lý chuyển đổi con người mang yếu tố sống còn trong công cuộc chuyển đổi số. Với một doanh nghiệp có đông đảo nhân viên, việc này không bao giờ dễ dàng. Vì vậy trước, trong và sau dự án luôn cần một đội ngũ và quy trình chuyên trách cho quản lý chuyển đổi tổ chức.
Tiếp đến, công nghệ là một khoản đầu tư không hề nhỏ, nhất là đối với những doanh nghiệp chưa có nguồn tài chính dồi dào. Chính vì thế, hãy bắt đầu chuyển đổi từ từ, từ những vấn đề cần thiết và quan trọng đối với doanh nghiệp trước. Giúp nâng cao tỷ lệ thành công, tạo tiền đề cho những thay đổi sâu rộng hơn.
3 - Tìm kiếm đối tác tin cậy
Chuyển đổi số cho doanh nghiệp là một chặng đường dài và cũng không ít thách thức, khó khăn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm phần mềm và hệ thống từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Với những tính năng tốt, chi phí hợp lý. Mà đối với nhu cầu hiện tại, doanh nghiệp có thể ứng dụng và vận hành hiệu quả.
Nhưng, khi doanh nghiệp phát triển, sẽ có rất nhiều thay đổi. Từ văn hóa, quy trình, lĩnh vực, cho đến mô hình kinh doanh. Liệu rằng phần mềm ấy còn có thể đáp ứng được cho các nhu cầu mới này? Hay nhà cung cấp có thể tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp bạn không? Liệu rằng khi ấy thay đổi một phần mềm khác, doanh nghiệp bạn có kịp để thích ứng và duy trì đã phát triển vượt trên các đối thủ hay không?
Chính vì thế, ngay từ ban đầu, lựa chọn đúng đối tác cung cấp giải pháp phần mềm là rất quan trọng.
Những tiêu chí dưới đây có thể giúp bạn đánh giá chính xác hơn nhà cung cấp phần mềm tốt:

- - Nhà cung cấp cung cấp đa dạng giải pháp:. Tận dụng tốt các lợi thế công nghệ, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn; phù hợp với tình hình và nhu cầu doanh nghiệp. Tiêu biểu nhất là 2 giải pháp: Phần mềm cài đặt tại chỗ On-premises; và phần mềm trên nền tảng điện tảng điện toán đám mây Cloud. Khi nhà cung cấp có đa dạng giải pháp, bạn sẽ có cơ hội dịch chuyển giữa các lựa chọn mà không bị “khựng” mỗi khi thay đổi.
- - Nhà cung cấp có nhiều kinh nghiệm triển khai cho các doanh nghiệp cùng ngành:. Ở mỗi ngành nghề đều có một đặc thù kinh doanh khác nhau. Khi nhà cung cấp đã thấu hiểu về đặc thù ngành của bạn, họ đã có những kinh nghiệm và sự từng trải; để có thể tư vấn và giúp bạn không bị mắc sai lầm từ những doanh nghiệp trước
- - Nhà cung cấp có khả năng tùy chỉnh phần mềm: Nhu cầu ở mỗi doanh nghiệp luôn khác biệt. Khả năng tùy chỉnh phần mềm sẽ giúp đáp ứng tốt và chính xác hơn nhu cầu của bạn. Từ đó mang lại hiệu quả
- - Quy mô nhà cung cấp:. Như đã nói, nhà cung cấp sẽ là đối tác đi cùng bạn trong chặng đường phát triển. Chính vì thế, nhà cung cấp cũng phải đủ tiềm lực để có thể đồng hành và hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp.
► Xem thêm: 5 điều cần chú ý khi lựa chọn đơn vị triển khai phần mềm ERP
KẾT
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của mọi doanh nghiệp trong cách mạng công nghiệp 4.0. Thật may mắn là ngày nay các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, dù thuộc ngành nghề nào, cũng đều có khả năng tiếp cận xu thế này. Các giải pháp và công nghệ ngày càng hỗ trợ chuyển đổi số thuận lợi hơn. Quyết tâm làm hay không, làm như thế nào, điều đó hoàn toàn nằm trong tay doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần ASOFT – Với 17 năm kinh nghiệm cung cấp các giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý và tối ưu hóa nguồn lực. Năng lực triển khai cho 2.800 doanh nghiệp trong đa dạng ngành nghề:. Từ Thương mại – Dịch vụ, Khách sạn – Nhà hàng,.. Đến các ngành sản xuất: Cơ khí, Dệt may, Gia công, Gỗ,.. Với 40% doanh nghiệp FDI đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,..
ASOFT sẽ là đối tác đáng tin cậy, đồng hành cùng doanh nghiệp bạn trong chăng đường phát triển bền vững
Đăng ký ngay hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn Công ty ASOFT theo hotline: 1900 6123 để được tư vấn và Demo miễn phí.