Quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt – Chậm do đâu?
Quá trình Chuyển đổi số tận dụng sức mạnh của công nghệ mới để đổi mới mô hình kinh doanh; tuy nhiên quá trình này vẫn là thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, và cách giải quyết qua bài viết sau.
► Xem thêm: Lý do Chuyển đổi số được xem là tất yếu đối với mọi doanh nghiệp
Những rào cản trong quá trình chuyển đổi số
” Tôi muốn ứng dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh. Nhưng khi tiếp cận các nhà cung cấp giải pháp; tôi lại mơ hồ trong các kiến thức và thuật ngữ chuyên ngành. Vì không hiểu, nên tôi không dám đầu tư”.
Đó là chia sẻ của ông Lương Long Hiệp, giám đốc công ty thực phẩm 2030 chia sẻ; khi tham dự sự kiện Digital Transformation Outlook 2020 cùng với hàng trăm chuyên gia; nhà quản lý công nghệ thông tin và các startup công nghệ trong nước lẫn quốc tế; tại sự kiện do công đồng CIO Việt nam tổ chức.
Ông Hiệp cũng cho rằng; việc không cùng chung “ngôn ngữ” là rào cản làm chậm đi quá trình Chuyển đổi số của các doanh nghiệp; đặc biệt là các doanh nghiệp SME – với những hạn chế về tài chính; lẫn tiềm lực con người, vật chất.
Theo nhận định của các chuyên gia, lý giải nguyên nhân quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt còn chậm so với nhu cầu kinh doanh thực tiễn; có thể đến từ 3 nguyên nhân quan trọng:
- - Thiếu sự gắn kết giữa lợi ích chuyển đổi số và mục tiêu kinh doanh
- - Nhận thức về Chuyển đổi số chưa đồng đều giữa các bộ phận nghiệp vụ
- - Thiếu sự mạnh dạn đầu tư từ các nhà lãnh đạo
► Xem thêm: Chuyển đổi số và những hiểu lầm phổ biến của các doanh nghiệp Việt
► Xem thêm: 5 bước quan trọng trong quy trình Chuyển đổi số
Doanh nghiệp Việt cần phải lưu ý những vấn đề nào trong quá trình chuyển đổi số
1. Tạo ra sự đồng thuận và tiếng nói chung giữa các phòng ban, nghiệp vụ
Thiếu sự gắn kết giữa lợi ích chuyển đổi số và mục tiêu kinh doanh; Đây được xem là khó khăn lớn nhất của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Việc thuyết phục từng phòng ban trong doanh nghiệp chấp nhận thay đổi; từ thói quen, quy trình xử lý công việc, đến các thay đổi về công nghệ; là quá trình không hề dễ dàng đối với các nhà quản lý công nghệ
Chẳng hạn, muốn phòng marketing chuyển đổi số; thì các CIO, CTO, CMO liên kết, đồng thuận với nhau. Tuy nhiên, với mỗi chuyên môn và ngôn ngữ khác nhau, để kết nối các nhà quản lý các phòng ban này; bước đầu có thể thành lập một ủy ban chuyển đổi số; để tìm ra sự đồng thuận. Chỉ khi đó, quá trình thực hiện mới không còn rời rạc giữa các bộ phận và nghiệp vụ; tránh được tình trạng bất đồng như hiện nay tại các doanh nghiệp
► Xem thêm: Tại sao nhân viên của bạn không sẵn sàng tham gia triển khai phần mềm ERP
2. Nhanh chóng bắt kịp xu hướng trước khi bị tụt lại
Các chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng; dù quá trình chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt diễn ra khá sớm; những tốc độ chậm vì nhiều nhà lãnh đạo quá thận trọng trong cân nhắc các rủi ro. Đơn cử, giai đoạn 2013, khi cơ sở dữ liệu (big data) bắt đầu nổi lên như một xu hướng mới; nhiều doanh nghiệp Việt vẫn cho rằng đây là chuyện xa vời. Cho đến chỉ vài năm sau, big data hiện hữu ở mọi lĩnh vực kinh doanh.
Dẫn chứng trong ngành bán lẻ, ông Trần Viết Huân – CIO công ty SonKim Retail cho rằng; đối thủ của các doanh nghiệp trong ngành có thể không còn là cửa hàng tiện lợi; mà là các hãng xe công nghệ. Với tiềm lực của mình, họ có thể kết nối hàng ngàn tiệm tạp hóa truyền thống và thay đổi bức tranh thị trường.
Hay việc các hàng xe taxi truyền thống phải chật vật chống chọi trước sự ảnh hưởng của các hãng xe công nghệ; Rõ ràng các doanh nghiệp nước ngoài đang sử dụng công nghệ để nhảy sang thị trường ngành truyền thống. Không chỉ gây ảnh hưởng, mà còn thay đổi thị trường, thói quen tiêu dùng và chiếm lĩnh thị trường. Doanh nghiệp về thế phải nghiên cứu và lường trước các thay đổi có thể xảy ra như thế.
3. Không chỉ thiên về công nghệ, nhưng phải bắt đầu thay đổi từ mô hình kinh doanh và tư duy lãnh đạo.
Nhiều doanh nghiệp Việt hiện nay không có chức danh CIO, CTO trong bộ máy điều hành; chứng tỏ sự hạn chế trong đầu tư trong công nghệ bài bản. Có thể đến từ sức ép cạnh tranh chưa mạnh mẽ tại Việt Nam so với các công ty đa quốc gia; nên chuyển đổi số mới chỉ loanh quanh ở bước tối ưu hóa các hoạt động quản trị.
” Nhận thức về chuyển đổi số mới chỉ thiên về công nghệ; nhưng thực tế việc chuyển đổi phải bắt đầu từ mô hình kinh doanh và tư duy lãnh đạo. Vai trò của công nghệ thông tin chưa đi cùng các nhà quản lý về chiến lược kinh doanh; nên chúng ta vẫn đi chậm so với các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. “- Ông Nguyễn Chí Đức, giám đốc Votiva Việt Nam; chuyên gia với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ
Sự đầu tư cho công nghệ thông tin cách bài bản còn hạn chế khi chưa có nhiều doanh nghiệp Việt có chức danh CIO hay CTO. Các chuyên gia cho rằng lý do có thể đến từ việc đa phần doanh nghiệp Việt Nam chưa chịu sức ép cạnh tranh toàn cầu mạnh mẽ như các công ty đa quốc gia, nên chuyển đổi số mới chỉ loanh quanh ở bước tối ưu hóa các hoạt động quản trị.
Tuy nhiên, đối với các ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc nền kinh tế; sự nhận thức về tính cấp thiết của chuyển đổi số khá cao và được thực hiện khá đồng đều. Điển hình như các ngành tài chính – ngân hàng, viễn thông,.. Đa phần lãnh đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đều xem chuyển đổi số là cơ hội duy nhất; để tồn tại trong môi trường cạnh tranh.
4. Tư duy chấp nhận rủi ro và thay đổi
Tiền đề quan trọng của chuyển đổi số là tư duy chấp nhận rủi ro; học hỏi và thay đổi liên tục. Theo kết quả khảo sát APEC CEO 2018 của PwC, có 42% doanh nghiệp Việt Nam; và 36% doanh nghiệp khu vực châu Á – Thái Bình Dương; đang đầu tư vào các startup địa phương; cho thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp muốn trở thành “doanh nghiệp số”; thông qua việc đầu tư vào các cách làm mới, các phép thử mới.
Kết.
“Nói về chuyển đổi số thời gian gần đây, chúng ta đã đi khá nhanh so với quá khứ; nên không nên quá bi quan về hiện trạng này. Chúng ta ngày càng có nhiều người trẻ Việt Nam hiểu biết và tiến lên rất nhanh. Điều làm nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, các quốc gia là sự thông thái; bởi vì chúng ta đã có thể bỏ qua những điều mang tính nền tảng; bỏ qua các tư duy lặp đi lặp lại; và nhường phần việc đó cho trí tuệ nhân tạo, cho big data…,” ông Quỳnh nhận định.
Đừng bỏ qua buổi webinar trực tuyến với chủ đề: TẬN DỤNG LỢI THẾ, BỨT PHÁ KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP SME TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SỐ.
Đăng ký ngay để giữ chỗ
Với nội dung diễn giả từ Anh Huỳnh Thanh Minh, CEO công ty Cổ phần ASOFT; Business COACH tại ActionCOACH Việt Nam. Buổi webinar bao gồm các nội dung:
– Những thông tin chuyên sâu về Chuyển đổi số trong doanh nghiệp
– Chuyển đổi số sẽ tác động đến cuộc chơi kinh doanh của các doanh nghiệp SMEs như thế nào?
– Các doanh nghiệp SMEs sẽ làm gì để tận dụng lợi thế của mình, tiếp tục phát triển và tạo nên lợi thế cạnh tranh riêng biệt
– Q&A trực tiếp cùng diễn giả với các tình huống thực tiễn trong doanh nghiệp
Thời gian: 14:00 – 15:30, ngày 14/11/2020
Hình thức: Webinar
Giới hạn tham dự: 100 người
Đặc biệt ASOFT dành ưu đãi lớn cho khách hàng đăng ký tham dự Webinar :. Giảm 20% giá trị hợp đồng khi triển khai phần mềm quản trị ASOFT; trong năm 2020 SỐ LƯỢNG CÓ HẠN. ► Xem chi tiết
Để được tư vấn về các giải pháp công nghệ ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp. Đăng ký ngay, hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn ASOFT qua hotline: 1900 6123
Ban Biên tập ASOFT.