Đo lường ROI – Tỷ suất hoàn vốn khi Chuyển đổi số mà doanh nghiệp cần quan tâm
ROI là gì?
ROI, viết tắt từ Return On Investment – được hiểu là tỷ suất hoàn vốn đầu tư. Việc xác định chỉ số này nhằm mục đích dự đoán, đo lường hiệu quả của dòng vốn đầu tư.
ROI (%) được tính bằng Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư
Nhưng, việc tính toán ROI không phải lúc nào cũng rõ ràng. Một số khoản đầu tư sẽ chồng chéo; gây khó khăn cho việc xác định khoản đầu tư nào tạo ra nhiều lợi nhuận nhất.
Trong khảo sát mới đây của Forbes với một nhóm các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin cấp cao; để thảo luận về việc thực hiện các giải pháp kỹ thuật số. Những người tham gia phải viết ra vấn đề nhức nhối nhất của họ về chuyển đổi số. Và hơn 40% nội dung liên quan đến việc ước tính sự thành công của chuyển đổi kỹ thuật số. Cụ thể hơn, mọi người muốn biết:. Làm thế nào để bạn đo lường tỷ suất hoàn vốn – ROI của chuyển đổi số?
Mỗi công ty sẽ có cách đo lường ROI cụ thể của riêng mình. Những yếu tố dưới đây sẽ giúp điều chỉnh số liệu của bạn với các mục tiêu và hoạt động doanh nghiệp sao cho hợp lý.
► Xem thêm: 5 yếu tố ảnh hưởng đến thành công của Chuyển đổi số
Động lực của Chuyển đổi số
Với chuyển đổi số, doanh nghiệp của bạn muốn đạt được điều gì?
Khi đạt mục tiêu, bạn nên tập trung vào một mục tiêu chính duy nhất. Ví dụ: Kích thích tính minh bạch của dữ liệu; Quản lý công việc mang lại hiệu quả hơn; hay tăng sự tham gia của nhân viên. Tại sao mục tiêu này lại quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn? Liệu hiệu quả hoạt động tăng có giải phóng thêm thời gian của nhân viên dành các nhiệm vụ khác?
► Xem thêm: 4 dạng Chuyển đổi số trong kinh doanh
► Xem thêm: Chuyển đổi số: Kinh nghiệm thực tiến cho tổ chức
Chọn số liệu phù hợp với động lực chính của bạn
Ví dụ: nếu bạn đang cố gắng cải thiện trải nghiệm của khách hàng; bạn có thể thử theo dõi và cho điểm đánh giá bộ phận dịch vụ khách hàng. Hoặc nếu bạn đang áp dụng môi trường làm việc kỹ thuật số để tăng hiệu quả:. Bạn có thể đo số lượng ứng dụng riêng mà nhân viên của bạn đang sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày của họ. Nếu nhân viên chuyển đổi giữa 10 ứng dụng khác nhau mỗi ngày:. Điều này có ảnh hưởng đến mức độ phân tâm của họ và tạo ra tỷ lệ lỗi cao hơn không?
Dự đoán các tác động ngoài ý muốn
Thay đổi luôn đi kèm với một quá trình thích nghi. Vì vậy hãy chuẩn bị để xử lý một số trục trặc trong quy trình thay đổi đó. Ví dụ, nếu bạn chuyển sang một bộ công cụ kỹ thuật số mới:. Nhóm của bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho làm việc trực tuyến so với trước đây, nhưng gây ra nỗi lo về năng suất giảm.
Tuy nhiên, đây chỉ là tác dụng phụ tạm thời. Trong một vài tháng, khi mọi người đã học cách sử dụng các công cụ kỹ thuật số một cách hiệu quả hơn:. Bạn sẽ bắt đầu thấy sự cải thiện năng suất rõ rệt.
Ví dụ về ROI trong chuyển đổi số
Hãy cùng xem một ví dụ đơn giản về đo lường ROI của chuyển đổi số trong bộ phận nhân sự của một công ty lớn. Mục tiêu của họ là tự động hóa quy trình yêu cầu nghỉ phép; để cải thiện hiệu quả hoạt động.
Gửi yêu cầu nghỉ phép qua email; theo dõi với bộ phận nhân sự; và sau đó nhận yêu cầu được phê duyệt. Quy trình thủ công cũ thường kéo dài trong 75 giờ làm việc hàng tháng của một nhân viên. Nếu ứng dụng quy trình chuyển đổi số, thời gian chờ của nhân viên sẽ giảm xuống còn 15 giờ một tháng. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp. Thay đổi này có thể chỉ là một bước trong chuyển đổi kỹ thuật số tổng thể; nhưng rõ ràng nó có thể đo lường được.
Khi nói đến việc đo lường ROI, hiếm khi có một cách tiếp cận phù hợp cho mọi tình huống. Nhưng tùy chỉnh là điều làm cho nó hiệu quả nhất. Hãy dành thời gian để xác định động lực chính của bạn cho chuyển đổi số; và đảm bảo bạn có số liệu phù hợp để đánh giá.
Xem thêm: 6 giai đoạn chuyển đổi số thay đổi trong doanh nghiệp
Ban Biên tập ASOFT.