Trách nhiệm của giám đốc tài chính CFO trong kỷ nguyên số 4.0

► Xem thêm: CFO là gì? Tổng hợp những kỹ năng để trở thành một CFO chuyên nghiệp

Các công việc cụ thể mà Giám đốc tài chính cần thực hiện

Tùy theo tính chất công việc và quy mô hoạt động của mỗi doanh nghiệp; các Giám đốc tài chính sẽ có những nhiệm vụ quản lý tài chính khác nhau.

 Giám đốc tài chính sẽ có những nhiệm vụ quản lý tài chính khác nhau tùy theo quy mô doanh nghiệp
Giám đốc tài chính sẽ có những nhiệm vụ quản lý tài chính khác nhau tùy theo quy mô doanh nghiệp

Tuy nhiên, về cơ bản, các công việc chủ chốt mà các Giám đốc tài chính sẽ phải thực hiện là:

  • – Quản lý và đề xuất kế hoạch tài chính của doanh nghiệp
  • – Quản lý các vấn đề rủi ro dựa trên những phân tích từ các khoản đầu tư và khoản nợ của doanh nghiệp
  • – Quyết định và thực hiện các chiến lược đầu tư dựa trên các phân tích rủi ro về thanh khoản và tiền mặt
  • – Kiểm định và đánh giá các kế hoạch gây quỹ, huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp
  • – Vận hành dòng tiền phù hợp với định hướng của doanh nghiệp
  • – Quản lý và giám sát các nhân viên tài chính của doanh nghiệp (bao gồm: thủ quỹ, kiểm soát viên, đội ngũ phân tích tài chính,…)
  • – Thiết lập và duy trì mối quan hệ tài chính với các đối tác đầu tư, nhà cung cấp,…
  • – Phân tích và dự báo các xu hướng đầu tư trong tương lai
  • – Giám sát hệ thống CNTT liên quan đến nghiệp vụ quản lý tài chính của doanh nghiệp
  • – Tuân thủ đúng chính sách của doanh nghiệp và pháp luật của Nhà nước quy định cho quản lý tài chính

3 Nhóm trách nhiệm lớn nhất mà các CFO cần quan tâm

Nhìn chung, trách nhiệm của Giám đốc tài chính (CFO) đối với các hoạt động vận hành và quản lý tài chính là vô cùng lớn. Để dễ nắm bắt, có thể chia trách nhiệm của CFO ra thành 3 nhóm chính: Đối với các hoạt động quản lý tài chính; đối với hoạt động chung của doanh nghiệp; và đối với các hoạt động “ngoại giao”.

Nhóm 1: Trách nhiệm của Giám đốc tài chính đối với các hoạt động quản lý tài chính

➤ Kiểm soát vòng luân chuyển của dòng tiền

Dòng tiền (Cash Flow) hiểu một cách đơn giản là sự luân chuyển của tiền mặt trong tổ chức doanh nghiệp. Thường được được sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệp; chủ yếu chỉ ra những thay đổi được diễn ra trong thời kỳ kế toán của tài khoản tiền mặt.

Dòng tiền còn được dùng để phân tích hiệu quả đầu tư. Bao gồm lợi nhuận, thu nhập ròng, hay lượng tiền trích vào quỹ khấu hao. Đây được xem là nguồn vốn nội bộ dàn hạn; mà trong đó, doanh nghiệp có thể sử dụng dòng tiền này vào mục đích đầu tư.

Trách nhiệm của Giám đốc tài chính CFO đối với vấn đề kiểm soát sự luân chuyển của dòng tiền trong doanh nghiệp là vô cùng lớn. CFO phải luôn đảm bảo nắm rõ từng chi tiết của nguồn tiền mặt. Cũng như luôn đảm bảo dụng tiền mặt hợp lý; đảm bảo duy trì tính toàn vẹn của nguồn vốn, chứng từ hay các tài liệu có giá trị nói chung.

Các CFO có thẩm quyền thanh toán tiền hay tạm giữ tiền dựa theo các chứng từ của doanh nghiệp. Ngoài ra, học còn có thể thiết lập các chính sách kế toán; hay các thủ tục liên quan đến tín dụng và thu mua, thanh toán hóa đơn. Đây vừa là thẩm quyền của các CFO; song, đó cũng chính là những nghĩa vụ và trách nhiệm mà CFO cần phải đảm bảo nghiêm túc thực hiện.

➤ Kiểm soát tài chính và thực thi các hoạt động liên quan đến tài chính

Giám đốc tài chính là nhân vật quyết định thông hành; cũng như thực thi và kiểm soát các thỏa thuận về nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp như: tài sản và dịch vụ CNTT; yêu cầu cam kết về tài chính; hợp đồng nguyên vật liệu;… CFO cũng mang trách nhiệm lớn trong tất cả các giao dịch của doanh nghiệp có liên quan đến khía cạnh tài chính. Trong đó bao gồm: các hợp đồng thuê & mua bán; đấu thầu bất động sản;… và các giao dịch tài chính khác.

Ngoải ra, CFO cũng cần đảm bảo duy trì hồ sơ tài chính phù hợp; có trách nhiệm chuẩn bị các báo cáo tài chính. Nhằm bảo đảm tiến trình kiểm toán được sớm hoàn thành và đóng sổ theo luật định. Trong đó, các quy định và chuẩn mực mà Giám đốc tài chính phải đảm bảo tuân thủ theo như: Sarbanes-Oxley, IRS Tax Code, GAAP, IFRS,…

➤ Quản lý ngân sách doanh nghiệp

Lập kế hoạch ngân sách là các hoạt động dự đoán hay tính toán trước về chi phí lợivà nhuận của doanh nghiệp trong tương lai gần; theo tháng/ quý/ năm sắp tới. Ngân sách mang vai trò định hướng tài chính doanh nghiệp. Cho phép doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể về các vấn đề kinh doanh thực tại; cũng như mục tiêu kinh doanh được vạch ra trong tương lai 5 hoặc 10 năm nữa.

Nhìn chung, một kế hoạch ngân sách rõ ràng được xem là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy doanh nghiệp hướng đến tương lai. Trong đó, vấn đề suy tính và định hướng phát triển tài chính cho doanh nghiệp là trách nhiệm to lớn; mà các Giám đốc tài chính phải đảm bảo tối ưu hiệu quả thực hiện.

CFO có trách nhiệm giám sát toàn bộ vấn đề liên quan đến ngân sách. Bao gồm: thu thập các tỷ số tài chính; so sánh hiệu suất thực hiện thực tế với ngân sách dự trù;… Những dao động hay sự chênh lệch giữa các số liệu cũng cần được nghiên cứu, so sánh, phân loại thành hai nhóm chính: “Không thể kiểm soát” và “Có thể kiểm soát”. Các kết quả sẽ trở thành công cụ đắc giá giúp CFO nhìn rõ tình trạng kinh tế hiện tại của doanh nghiệp; cũng như đề ra những giải pháp phù hợp để cải thiện hoặc tăng cao hiệu quả đầu tư.

➤ Quản lý thu/ chi công nợ

Công nợ nói chung là những khoản chi phí mà doanh nghiệp nợ các tổ chức/ cá nhân khác (công nợ phải trả) và những khoản chi phí mà các tổ chức/ cá nhân khác nợ doanh nghiệp (công nợ phải thu).

Trong đó, công nợ phải trả phát sinh từ khi doanh nghiệp nhập hàng từ nhà cung cấp nhưng chưa có đủ số vốn thanh toán; phía nhà cung cấp vẫn sẽ chấp nhận cho doanh nghiệp nợ lại khoản chi phí trong một thời gian nhất định. Nhiệm cụ của CFO lúc này là quản lý và điều động tài chính phù hợp cho các khoản phải trả này. Đảm bảo tối ưu khả năng luân chuyển vốn; giữ vững uy tín doanh nghiệp; tránh trường hợp phải đối mặt với luật pháp do không lưu chuyển vốn kịp.

Ngược lại, công nợ phải thu là các khoản chi phí bán hàng mà doanh nghiệp cho phép các tổ chức hoặc cá nhân nợ lại trong một khoản thời gian nhất định. Điều này tương tự như khoản chi phí công nợ phải trả của doanh nghiệp; chỉ khác rằng lần này doanh nghiệp đứng ở vị trí ngược lại: là người thu hồi nợ. Lúc này, nhiệm vụ của CFO là phải quản lý nhắc nợ và thu hồi nợ cho doanh nghiệp. Đảm bảo dòng tiền được luân chuyển đúng tiến độ. Tránh các trường hợp trễ hạn thu hồi vốn; ảnh hưởng trực tiếp đến vòng luân hồi công nợ của doanh nghiệp.

► Xem thêm: Không thể xây dựng cơ chế quản lý công nợ chỉ với một phần mềm kế toán

Nhóm 2: Trách nhiệm của Giám đốc tài chính với hoạt động chung của doanh nghiệp

CFO phải đảm bảo tạo nên hiệu quả trong hoạt động chung của doanh nghiệp
CFO phải đảm bảo tạo nên hiệu quả trong hoạt động chung của doanh nghiệp

➤ Đảm bảo hiệu quả kinh doanh

Giám đốc tài chính phải là người luôn nắm rõ mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo tạo ra giá trị mới mẻ và hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng cách đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa trên các công cụ và hệ thống hoạch định/ quản trị chiến lược Balanced Scorecard (bảng điểm cân bằng). Cũng như báo cáo các kết quả tài chính; nhằm đánh giá hiệu quả tài chính thực tế để hoạch định tài chính cho doanh nghiệp.

➤ Giám sát hoạt động tài chính của các phòng ban

Tùy theo quy mô hoạt động của doanh nghiệp mà các CFO sẽ có nhiệm vụ giám sát khác nhau. Nếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các phòng ban phải giám sát lớn; bao gồm: Tài chính, Kế toán, Nhân sự, CNTT. Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn, trách nhiệm giám sát của CFO ít phòng ban hơn; thường chỉ gồm: Kế toán và Tài chính.

Song, dù với trách nhiệm giám sát nhiều hay ít phòng ban; CFO cũng mang trọng trách lớn trong các vấn đề liên quan đến kế toán và tài chính doanh nghiệp. Trong đó gồm một số hoạt động giám sát thường thấy như:

  • – Kiểm tra và thanh tra trực tiếp tại doanh nghiệp
  • – Theo dõi hoạt động tài chính – kế toán thông qua các thống kê và báo cáo
  • – Vạch ra kế hoạch và kiểm định tính khả thi của các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn
  • – Kiểm soát tiến trình thực hiện các kế hoạch hay dự án của doanh nghiệp
  • – Giám sát kết quả hoạt động của doanh nghiệp dựa vào các báo cáo định kỳ và đưa ra định hướng khắc phục/ phát triển

Nhóm 3: Trách nhiệm của Giám đốc tài chính với hoạt động “ngoại giao” của doanh nghiệp

Trách nhiệm "ngoại giao" của các Giám đốc tài chính
Trách nhiệm “ngoại giao” của các Giám đốc tài chính

➤ Thiết lập và duy trì mối quan hệ tài chính với đối tác

Giám đốc tài chính CFO được xem là cầu nối quan trọng thiết lập và duy trì các mối quan hệ mật thiết của doanh nghiệp với các đối tác hay ngân hàng đầu tư. CFO có nhiệm vụ quản lý và tối ưu hóa các thỏa thuận vay vốn ngân hàng; hay các thỏa thuận với các đối tác làm việc. Nhằm đảm bảo duy trì nguồn vốn luận chuyển trong doanh nghiệp. Ngoài ra, CFO còn có trách nhiệm to lớn trong vấn đề quản lý các nguồn vốn đầu tư; cũng như hoạch định các kế hoạch ưu đãi đối với cổ phiếu doanh nghiệp.

➤ Giữ vững mối quan hệ tài chính với cổ đông

Giữ vững mối quan hệ tài chính với các cổ đông cũng được xem là trách nhiệm quan trọng của Giám đốc tài chính CFO. Với cương vị là cầu nối giữa ban lãnh đạo và cổ đông; CFO có nhiệm vụ phân tích các chính sách; thủ tục; cũng như thông tin liên quan đến cổ đông của doanh nghiệp. CFO phải luôn đảm bảo báo cáo minh bạch và thường niên các vấn đề tài chính đến các cổ đông và Hội đồng Quản trị. Nhằm giữ vững lòng tin của cổ đông với doanh nghiệp; tạo nên mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững.

➤ Kiểm soát vốn lưu động và huy động vốn

Thiết lập và vận hành các chiến lược quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp cũng là nhiệm vụ hàng đầu của các CFO. Các nhiệm vụ này bao gồm: đàm phán; quản trị; duy trì các thỏa thuận tài chính; thu hồi công nợ;… Với mục đích luôn đảm bảo nguồn vốn được lưu động vào những lúc cần thiết. Các kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp cũng phải đảm bảo được các CFO nắm vững và có định hướng chính xác. Đảm bảo phát triển và đáp ứng các yêu cầu về tài chính; huy động và lưu động vốn phù hợp.

► Xem thêm: Những đổi mới trong vai trò của CFO khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ

Tạm Kết

Nhìn chung, trách nhiệm của Giám đốc tài chính CFO là vô cùng quan trọng. Để trở thành một CFO chuyên nghiệp; bạn không chỉ cần đảm bảo giỏi về các nghiệp vụ chuyên môn. Mà còn cần trau dồi các kiến thức về quản trị; hay các kỹ năng mềm;… Và đặc biệt là phải biết sử dụng các công cụ hiện đại để quản lý tài chính chuyên nghiệp và minh bạch.

ASOFT – Với hơn 18 năm kinh nghiệm cung cấp các giải pháp quản trị cho hơn 3.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước; chắn chắn sẽ giúp bạn “gỡ rối” thành công những khuất mắc liên quan đến Kế Toán – Tài Chính.

Đăng ký ngay hoặc liên hệ hotline: 1900 6123. Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng hoàn toàn miễn phí từ ASOFT.

► Xem thêm: 5 Nhóm chỉ số tài chính quan trọng và phương thức xây dựng kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp

Ban Biên Tập ASOFT.

Đánh giá nội dung

Bình luận