Theo dự đoán của Gartner; năm 2021, CRM sẽ là lĩnh vực chiếm doanh thu lớn nhất trong ngành phần mềm doanh nghiệp. Phần mềm CRM được nhận định với các đặc điểm sau:
- – Phần mềm CRM là một công nghê: Đây là một sản phẩm của công nghệ. Được sử dụng để ghi lại, báo cáo, phân tích các tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng.
- – Phần mềm CRM là một chiến lược: Dựa vào các thông tin thu thập và thống kê từ CRM; mà các nhà quản lý có thể cải thiện các chiến lược kinh doanh và vận hành của mình.
- – Phần mềm CRM là một quá trình: Quản lý và nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng là cả một quá trình. Và phần mềm CRM sẽ giúp doanh nghiệp trong quá trình đó.
► Xem thêm: Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM là gì?
► Xem thêm: Những doanh nghiệp nào cần hệ thống phần mềm CRM
Những lợi ích mà phần mềm CRM mang đến cho doanh nghiệp, có thể kể đến:
1/ Tăng cường quản lý liên lạc:
Với số lượng khách hàng lớn, phần mềm CRM lại phát huy khả năng của mình trong vấn đề lưu trữ dữ liệu. Mọi cuộc gọi, câu hỏi, chi tiết giao dịch và tiếp xúc với từng khách hàng đều được lưu lại trên hệ thống. Đối với các nhà quản lý: sẽ dễ dàng theo dõi được lịch sử tương tác; đánh giá năng lực chính xác. Đối với nhân viên kinh doanh, sẽ nhanh chóng nắm các thông tin chi tiết của từng cơ hội; tăng khả năng chốt đơn hàng. Không chỉ thế, khách hàng sẽ được phục vụ tốt hơn; và tăng sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
2/ Hợp tác nhóm chéo
Xây dựng dựa trên chuyên môn của các cá nhân; phần mềm CRM cho phép mọi người từ các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp làm việc cùng nhau. Một nhóm bán hàng có thể hợp tác với một nhóm sản phẩm để đưa ra các báo giá riêng biệt; trong khi một chiến dịch tiếp thị tạo ra khách hàng tiềm năng có thể trang bị cho nhân viên bán hàng; để có một cuộc trò chuyện phù hợp hơn với khách hàng tiềm năng.
3/ Tăng năng suất
Tăng năng suất bằng việc tối ưu quy trình xử lý công việc. Thay vì phải theo dõi và kiểm tra email; hay liên tục bỏ sót thông tin trong các group chat; phần mềm cho phép thông báo các thông tin về công việc nhanh chóng và nhất quán cho các nhân sự liên quan. Sự rõ ràng và minh bạch trong quản lý lẫn đnahs gái công việc là một động lực thúc đẩy tăng năng suất cho từng cá nhân.
Ngoài ra, trong quy trình chuyên môn là tương tác với khách hàng; nhân viên kinh doanh có thể truy cập các chi tiết tương tác mới nhất; thuyết phục khách hàng một cách nhất quán ngay trên cuộc gọi mà không cần phải rời khỏi. Điều ấy giúp tăng năng suất làm việc, tối ưu thời gian.
4/ Trao quyền quản lý bán hàng:
Thay vì người quản lý phải một tay kiểm soát tất cả các giao dịch với khách hàng; thì với phần mềm CRM, họ có thể tự tin trao quyền cho cấp dưới. Khi lịch sử giao tiếp luôn được cập nhật thống nhất cho từng khách hàng, bất cứ khi nào nhà quản lý cũng có thể rà soát vấn đề khi cần thiết. Nhân viên cũng có thể đề nghị hỗ trợ, hoặc xin thông tin góp ý từ cấp quản lý. Mọi dữ liệu minh bạch, quản lý sẽ yên tâm trao quyền hơn
5/ Dự báo doanh số chính xác:
Dự báo bán hàng tích hợp giúp các nhà quản lý bán hàng dễ dàng đưa ra dự báo chính xác hơn; nhờ vào khả năng hiển thị của doanh số trong hệ thống. Các nhóm bán hàng có thể học hỏi từ quá khứ và dự báo tương lai thông qua lịch sử dữ liệu; trong khi các phân tích dự đoán sử dụng những hiểu biết sâu sắc từ dữ liệu lớn để dự đoán hành vi của khách hàng trong tương lai.
6/ Báo cáo đáng tin cậy:
Có cái nhìn tổng quan về hệ thống bán hàng để dễ dàng phát hiện các vấn đề tiềm ẩn và xử lý chúng ngay từ đầu. Cùng với việc làm cho dữ liệu dễ hiểu, các báo cáo cải thiện năng suất của nhóm bằng cách tiết kiệm thời gian mà trước đây đã từng được sử dụng để kéo dữ liệu theo cách thủ công hoặc tạo ra các bảng trong bảng tính.
7/ Cải thiện số liệu bán hàng:
Nuôi dưỡng những khách hàng tiềm năng đúng đắn một cách kịp thời và hiệu quả bằng cách nhắm vào những khách hàng tiềm năng thực sự quan trọng. Dữ liệu và hệ thống báo cáo CRM cung cấp cái nhìn sâu sắc về hiệu quả chuyển đổi tại các điểm khác nhau trong kênh bán hàng. Khi một doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, các cơ hội bán hàng và bán chéo sẽ phát sinh cơ hội kinh doanh bổ sung từ các khách hàng hiện tại.
8/ Tăng sự hài lòng và giữ chân khách hàng:
Dễ dàng truy cập về các tương tác của khách hàng cho đến nay giúp dễ dàng lường trước các vấn đề và giải quyết các khiếu nại. Điều này tạo ra trải nghiệm tích cực hơn cho những khách hàng không còn phải chịu đựng sự bực bội khi bị trả lại giữa các bộ phận và kênh và phải giải thích lại vấn đề của họ mỗi lần.
► Xem thêm: Phần mềm CRM giúp cải thiện quan hệ khách hàng như thế nào?
9/ Lợi nhuận thu được sau đầu tư tăng:
Theo dõi hiệu quả giúp doanh nghiệp hiểu được những hoạt động và chiến dịch tiếp thị nào hiệu quả. Theo dõi chiến dịch sẽ giúp doanh nghiệp nhận định loại tiếp thị nào sẽ tiếp cận khách hàng tốt hơn. Giúp các nhà tiếp thị dễ dàng tối đa hóa ngân sách của họ; và mang lại lợi nhuận cao hơn
10/ Sản phẩm và dịch vụ phong phú:
Một phần mềm CRM tốt sẽ thu thập thông tin từ nhiều nguồn lớn trên toàn doanh nghiệp; và hơn thế nữa. Điều này mang lại cái nhìn sâu sắc chưa từng thấy về cách khách hàng cảm nhận; và những gì họ nói về một tổ chức. Vì vậy các doanh nghiệp có thể cải thiện những gì họ cung cấp; phát hiện sớm các vấn đề và xác định các lỗ hổng.
► Xem thêm: Phần mềm CRM mang lại lợi ích gì cho các doanh nghiệp
► Xem thêm: 4 yếu tố cần chuẩn bị trước khi triển khai phần mềm quản lý quan hệ khách hàng CRM cho doanh nghiệp
Kết
“Mọi doanh nghiệp có khách hàng đều cần một hệ thống phần mềm CRM”. Không phải dửng dưng lại có nhận định như thế. Bởi lẽ tác động lợi ích của phần mềm CRM đem đến cho doanh nghiệp là rất đáng kể.
Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng ASOFT-CRM hoạt động trên nền tảng Cloud; cung cấp công cụ cho phép quản lý xuyên suốt từ hoạt động marketing; tư vấn bán hàng; thực hiện hợp đồng; và chăm sóc khách hàng sau bán hàng.
Để được tư vấn chính xác về phần mềm CRM phù hợp với doanh nghiệp. Đăng ký ngay, hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn ASOFT qua hotline: 1900 6123
Ban Biên tập ASOFT