Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ điện toán đám mây: Không phải tất cả mây đều như nhau

Tất cả người dùng hay công ty sử dụng Cloud Server nên có một ý tưởng rõ ràng về những gì mong đợi từ nhà cung cấp cơ sở hạ tầng đám mây. Và nên đưa ra các câu hỏi mà công ty cảm thấy cần thiết trước khi đưa ra lựa chọn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về 5 tiêu chí cần xem xét khi lựa chọn nhà cung cấp đám mây Cloud Server. Cùng với một số câu hỏi mà bạn nên hỏi nhà cung cấp trước khi giao phó cơ sở hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp cho họ.

► Xem thêm: Giải pháp Cloud – Xu thế quản trị của tương lai

5 tiêu chí để lựa chọn đúng nhà cung cấp Cloud Server cho doanh nghiệp

5 tiêu chí đánh giá nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ điện toán đám mây cloud server

1 – Bảo mật đám mây

Bảo mật đám mây là tiêu chí được đặt lên hàng đầu. Cho đến bây giờ, chúng ta có thể yên tâm rằng:. Lưu trữ dữ liệu trên đám mây Cloud Server an toàn không kém lưu trữ dữ liệu bằng máy chủ truyền thống. Tuy nhiên, các nhà cung cấp Cloud Server khác nhau có thể cam kết khả năng bảo mật khác nhau.

Một là nhà cung cấp đám mây có thể chọn cung cấp các thành phần cơ sở hạ tầng cơ bản. Và bảo mật gần như hoàn toàn trong tay các khách hàng của mình. Hai là nhà cung cấp đám mây có thể không có đủ chuyên môn cần thiết để cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây thực sự an toàn 100%. Công ty khi lựa chọn Cloud Server nên hỏi nhà cung cấp của về các biện pháp bảo mật mạng, cấp độ máy chủ và khả năng bảo mật của máy chủ vật lý mà họ có, đặc biệt chú ý đến:

– Sự mã hóa (cả trong mạng của nhà cung cấp đám mây Cloud Server và dữ liệu được gửi qua internet)

– Tính bảo mật của API nhà cung cấp và giao diện web. Đặc biệt là liên quan đến quyền truy cập và quản lý khóa.

– Khả năng bảo mật vật lý của trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp:. Camera quan sát. Kiểm soát truy cập sinh trắc học. Hồ sơ truy cập và sự bảo vệ trung tâm máy chủ 24/7.

► Xem thêm: Cloud ERP là gì? Những lợi ích của Cloud ERP đối với doanh nghiệp

2 – Các dịch vụ điện toán đám mây Cloud Server

Thuật ngữ “Cloud” mang một ý nghĩa kỹ thuật. Nhưng ngày nay, nó thường được sử dụng như một thuật ngữ để Marketing hơn là để thể hiện sự đáng tin cậy về kỹ thuật của các dịch vụ của nhà cung cấp đám mây. Nhiều nhà cung cấp máy chủ ảo (VPS) truyền thống hay các nhà cung cấp máy chủ vật lý đã đổi thương hiệu dịch vụ của họ thành đám mây “Cloud”. Đây là một quá trình được gọi là “rửa đám mây” vô cùng khôn ngoan và hợp thời.

Nhưng các nhà cung cấp đám mây thực sự cũng cung cấp nhiều dịch vụ đám mây khác nhau. Các phương thức chính là Phần mềm như một Dịch vụ (SaaS). Nền tảng như một Dịch vụ (PaaS). Và Cơ sở hạ tầng như một Dịch vụ (IaaS). Cơ sở hạ tầng như một Dịch vụ (IaaS) có thể được chia nhỏ hơn nữa. Tùy thuộc vào cách cơ sở hạ tầng vật lý cơ bản được quản lý và chia sẻ.

Đám mây công cộng (Public Cloud) và đám mây riêng (Private Cloud) có ý nghĩa bảo mật, quyền riêng tư và chi phí khác nhau. Mỗi loại có thể được quản lý hoặc không được quản lý. Trước khi chọn nhà cung cấp Cloud Server, hãy đảm bảo bạn hiểu các loại nền tảng đám mây nào bạn cần. Và ý nghĩa của việc lựa chọn nền tảng cho doanh nghiệp của bạn.

5 tiêu chí đánh giá nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ điện toán đám mây cloud server

3 – Quản lý đám mây

Nhiều nhà cung cấp đám mây không cung cấp dịch vụ quản lý nào cả. Người dùng đám mây bị “dồn vào đường cùng” với chỉ một lựa chọn và rất ít sự giúp đỡ. Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây như Amazon Web Services (AWS), cho phép khách hàng tập trung vào việc xây dựng các ứng dụng và dịch vụ. Đồng thời dựa vào AWS để đảm bảo rằng nền tảng cơ sở hạ tầng đám mây của công ty trở nên đáng tin cậy, hữu hiệu và luôn có sẵn.

An ninh là một mối quan tâm chính ở đây. Nếu tổ chức của bạn không có chuyên môn nội bộ để triển khai và quản lý máy chủ đám mây và phần mềm chạy trên chúng một cách an toàn. Hãy xem xét việc sử dụng nền tảng đám mây được quản lý. Nó sẽ giải quyết nhiều gánh nặng bảo mật cho bạn. Các câu hỏi chính cần ghi nhớ bao gồm:

– Những dịch vụ quản lý nào nhà cung cấp hỗ trợ?

– Nhà cung cấp có những mức độ hỗ trợ như thế nào?

– Nhà cung cấp có giải quyết khi công ty gặp sự cố với cơ sở hạ tầng không?

– Thời gian giải quyết hỗ trợ nhanh nhất và chậm nhất là trong vòng bao lâu?

4 – Chứng chỉ và chứng thực của Cloud Server

Tất cả nhà cung cấp Cloud Server đều đưa ra tuyên bố tốt về bảo mật của họ. Nhưng điều này vẫn khá mơ hồ. Vì chúng ta sẽ khó có thể chắc chắn được về chất lượng của một nền tảng mà không có sự xác minh của bên thứ ba.

Một nhà cung cấp đám mây cao cấp sẽ có thể cung cấp bằng chứng để chứng nhận số liệu kiểm toán cho trung tâm dữ liệu quốc gia và chứng chỉ bảo mật. Các chứng chỉ quan trọng nhất cần chú ý là:

– SAS70 Loại II để điều khiển trung tâm dữ liệu.

– PCI DSS để lưu trữ và xử lý dữ liệu thẻ tín dụng.

– HIPAA để lưu trữ dữ liệu chăm sóc sức khỏe.

5 – Thỏa thuận cấp độ dịch vụ của Cloud Server

Sự bảo mật, quyền riêng tư và hỗ trợ từ chuyên gia cực kỳ quan trọng đối với dịch vụ Cloud Server. Nhưng chúng có ý nghĩa rất nhỏ nếu cơ sở hạ tầng không đáng tin cậy hay tính có sẵn không cao.

Các nhà cung cấp đám mây đáng tin cậy nhất sử dụng nhiều máy chủ dự phòng, băng thông cao, máy phát điện dự phòng và sự giám sát suốt ngày đêm để đảm bảo rằng hệ thống của họ luôn được duy trì và khả dụng.

Lời kết

Hiện tại, Amazon Web Services (AWS) là một trong những nhà cung cấp đám mây lớn nhất và tốt nhất thế giới. Ngoài ra, còn có các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây khác cũng tốt và bảo mật không kém. Nên khi bạn lựa chọn “Cloud”, đừng quên điểm qua 5 tiêu chí bên trên. Vì thuật ngữ “Cloud” được sử dụng ở mọi nơi và không phải lúc nào cũng đúng bản chất.

Để được tư vấn về hệ thống quản trị doanh nghiệp trên nền tảng Cloud, Đăng ký ngay, hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn ASOFT qua hotline: 1900 6123

Nguồn: Magenest

Đánh giá nội dung

Bình luận

error: