Ngành Gỗ - Nội thất
Ngành công nghiệp chế biến Gỗ và Xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ được coi là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Hiện nay, ngành này đang sở hữu hai ưu thế lớn do Việt Nam là quốc gia có độ mở kinh tế cao và đang tham gia nhiều Hiệp định thương mại, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong nước cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, sự suy giảm của thị trường, cả về khía cạnh đầu ra xuất khẩu và nguyên liệu đầu vào sản xuất, diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và các thị trường xuất khẩu đưa ra các quy định mới nhằm kiểm soát chuỗi cung ứng chặt chẽ hơn.
Đặc thù doanh nghiệp
Sự sụt giảm ở khâu đầu ra sản phẩm, đặc biệt tại các thị trường chính của Việt Nam như Mỹ và EU, đã kéo theo sự sụt giảm trong luồng cung gỗ nguyên liệu nhập khẩu và nhu cầu sử dụng gỗ rừng trồng trong nước. Để cạnh tranh hiệu quả, các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất, đồng thời đảm bảo quản lý và chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả.
Bài toán quản trị mà hơn 90% chủ doanh nghiệp ngành Gỗ đang gặp phải:
- Quy trình chưa hiệu quả, sử dụng nhiều giấy tờ, kiểm soát dữ liệu sản xuất là những thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp ngành gỗ phải đối mặt về quản lý sản xuất.
- Phần lớn các doanh nghiệp ngành gỗ vẫn đang sử dụng các công cụ thủ công trong khâu quản lý vận hành và gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch và tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Khó khăn trong việc đưa ra kế hoạch sản xuất và hoạch định nguồn lực sản xuất; kiểm soát dữ liệu sản xuất.
- Không cập nhật/ nắm bắt kịp thời thông tin kho hàng, sản xuất, bán hàng, mua hàng, không có công cụ lưu trữ dữ liệu.
- Quá trình sản xuất thủ công qua các công đoạn như cắt, khoan lỗ, chà nhám,… sinh ra nhiều phế phẩm vụn vặt khó có thể kiểm soát, thường xuyên vượt ngưỡng cho phép, dẫn đến việc tính giá thành sản phẩm trở nên phức tạp và khó khăn cho khâu quản lý tồn kho.
- Phải đáp ứng nhiều quy định, tiêu chuẩn xuất khẩu do thị trường Mỹ và EU đặt ra các chính sách mới khá nghiêm ngặt, gây nhiều khó khăn cho hoạt động xuất khẩu gỗ.
Giải pháp mang lại gì cho doanh nghiệp
Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ASOFT-ERP được thiết kế đặc thù cho các doanh nghiệp trong ngành Gỗ – Nội thất, hỗ trợ nhà quản trị quản lý tổng thể các hoạt động mua hàng, bán hàng, quản lý kho, quản lý nhân sự, tài chính, quy trình sản xuất, QA/QC,… Không chỉ mang lại tính minh bạch, chính xác và nhanh chóng, hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ASOFT-ERP còn giúp:
- Tự động hóa, chuyên nghiệp hóa và tối ưu hóa vận hành trong từng hoạt động/ phòng ban.
- Giảm trừ các hao phí, tối ưu nguồn lực doanh nghiệp.
- Trợ thủ đắc lực trong quản trị và hỗ trợ định hướng phát triển doanh nghiệp.
- Làm việc linh hoạt mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị cả trên Desktop, Web/Clouds, Apps và IoT.
Giúp doanh nghiệp và người dùng bắt kịp xu hướng 4.0 toàn cầu hiện nay vô cùng thuận lợi:
- Tích hợp công nghệ và dịch vụ Clouds Big5 Tech Giants và các công nghệ mới như: Nhận diện khuôn mặt, xử lý hình ảnh, video, định vị GPS, map, thông qua các cảm biến, camera…
- Kết hợp các dịch vụ AI, BigData và Machine learning Cloud, kết nối dữ liệu với hệ sinh thái số online khổng lồ (từ các kênh thương mại điện tử, tới các dịch vụ tài chính, dịch vụ chính phủ và dịch vụ clouds,..)
Tổng quan quy trình
Ngành Gỗ - Nội thất
Được xây dựng từ kinh nghiệm triển khai, tích lũy các best-practice/ case-study chuẩn từ các doanh nghiệp đầu ngành gói giải pháp ASOFT-ERP theo đặc thù ngành Gỗ – Nội thất giúp Quản lý toàn diện hoạt động vận hành doanh nghiệp trên một hệ thống DUY NHẤT.
Ngoài ra, giải pháp ASOFT-ERP có thể được Tùy chỉnh (Cuztomize) theo đặc thù riêng, giúp doanh nghiệp tạo ra khác biệt và lợi thế cạnh tranh riêng so với doanh nghiệp cùng ngành.
Giới thiệu một số nghiệp vụ chính theo quy trình
Quản lý đặc thù ngành Sản xuất
Hoạch định, kiểm soát sản xuất & tính toán và tối ưu giá thành sản xuất:
- Thiết lập công đoạn, cấu trúc sản phẩm và nhiều phiên bản định mức (BOM).
- Dự trù sản xuất.
- Lập kế hoạch sản xuất.
- Kiểm soát sản xuất.
- Tự động tính giá thành sản phẩm theo nhiều phương pháp tùy theo đặc thù ngành hàng.
1. Quản lý sản xuất hiệu quả với ASOFT-ERP
1.1 Quy trình sản xuất
- Thiết lập các bước cụ thể trong quy trình sản xuất.
- Có thể thiết lập các công đoạn, máy móc và nhân công liên quan đến mỗi bước.
1.2 Cấu trúc sản phẩm
- Thiết lập công đoạn, cấu trúc sản phẩm. Phần mềm giúp xác định và theo dõi cấu trúc chi tiết của sản phẩm, bao gồm các bán thành phẩm, nguyên vật liệu, thông tin kỹ thuật khác,…
1.3 Định mức sản phẩm
- Sau khi thiết lập cấu trúc sản phẩm, thông tin sẽ được kế thừa qua BOM.
- Tại BOM, doanh nghiệp có thể lựa chọn quy trình sản xuất, lựa chọn công đoạn sản xuất cho từng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, khai báo định mức nguyên vật liệu cần thiết, hao hụt cho từng công đoạn cụ thể.
- Hệ thống cho phép người dùng thiết lập và quản lý nhiều BOM version, người dùng có thể chọn version có sẵn hoặc tạo mới tùy vào nhu cầu sử dụng.
1.4 Đơn hàng sản xuất
- Khi có hợp đồng, bộ phận kinh doanh sẽ tạo đơn hàng sản xuất, từ đó bộ phận dự án/ sản xuất có thể kế thừa và lập kế hoạch sản xuất.
- Tại màn hình này, cấp lãnh đạo dễ dàng theo dõi số lượng và tình trạng đơn và ngày giao hàng để kịp thời lên kế hoạch sản xuất khi có dấu hiệu đơn hàng bị trễ.
1.5 Lập kế hoạch sản xuất
- Dựa trên hoạch định tiêu thụ hoặc đơn hàng bán/ đơn hàng sản xuất nội bộ, hệ thống hỗ trợ tự động kết nối chuyển sang kế hoạch sản xuất và chi tiết phân rã theo thời gian, theo công đoạn và từng lệnh sản xuất (bao gồm chi tiết nguyên vật liệu, máy móc và nhân công).
1.6 Dự trù chi phí sản xuất
- Xác định nhu cầu nguyên vật liệu, máy móc, nhân lực cần thiết cho từng yêu cầu/ đơn hàng sản xuất.
- Tự so sánh với kho, đơn hàng mua, các kế hoạch sản xuất khác để cân đối và tối ưu nguồn lực nhằm đáp ứng chất lượng, năng suất, thời hạn giao hàng.
1.7 Dự toán giá thành
- Chi phí sản xuất được tập hợp tự động bao gồm nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí phân bổ chung khác.
- Hệ thống tự động tính giá thành sản phẩm theo nhiều phương pháp tùy theo đặc thù ngành hàng và khả năng thống kê của doanh nghiệp.
- So sánh chi tiết về lượng và giá trị giữa giá thành kế hoạch/ dự trù với giá thành thực tế, hỗ trợ người điều hành đưa ra các quyết định tiết kiệm và tối ưu hóa sản xuất.
1.8 Phát lệnh sản xuất
- Tạo và thực hiện các lệnh sản xuất, kiểm soát quá trình sản xuất theo thời gian, công đoạn, lệnh chặt chẽ và đồng bộ.
1.9 Thống kê kết quả sản xuất
- Tổng hợp và báo cáo kết quả sản xuất theo thời gian thực để so sánh đối chiếu lượng sản xuất thực tế với kế hoạch, từ đó xây dựng phương án sản xuất dự trù phù hợp.
1.10 QA/QC
- Nhà quản lý dễ dàng kiểm soát chất lượng sản xuất thông qua các báo cáo dashboard thống kê chất lượng từ đánh giá hiệu quả sản xuất dựa vào kết quả kiểm tra thành phẩm chuẩn bị nhập kho, đến đánh giá chất lượng nhà cung cấp dựa vào kết quả kiểm tra vật tư đầu vào theo từng kỳ.
1.11 Tính giá thành sản phẩm
- Với hệ thống ASOFT, chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, máy móc và các chi phí khác được tập hợp tự động để phần mềm tính toán giá thành sản phẩm nhanh chóng.
- Từ đó, hệ thống tính ra giá thành thực tế giúp doanh nghiệp dễ dàng so sánh giữa giá thành dự trù và giá thành thực tế.
1.12 Đóng gói và vận chuyển
- Tiến hành đóng gói, lưu kho và vận chuyển với khả năng quản lý nhập/ xuất/ tồn/ luân chuyển hàng hóa trong hệ thống (theo lô/ lot, hạn dùng/ date, theo mã từng đích danh, theo bộ/ kit).
- Hỗ trợ barcode, QR code, RFID,… trên máy tính hoặc mobile app.
- Quản lý kế hoạch giao nhận giữa các kho hoặc đối tác realtime ngay trên hệ thống.
2. Quản lý Quan hệ Khách hàng
- ASOFT cung cấp giải pháp phần mềm cho các doanh nghiệp trong Gỗ – Nội thất, trở thành đối tác và người bạn đồng hành giúp doanh nghiệp quản trị hiệu quả hoạt động kinh doanh:
- Quản lý tiếp thị và bán hàng theo mô hình 5 Ways hiện đại.
- Quản lý thống nhất thông tin đầu mối, cơ hội tới khách hàng, và tích hợp bán hàng đa kênh.
- Hỗ trợ lập dự toán dự án và tạo báo giá tự động từ dự toán.
- Theo dõi yêu cầu, báo giá, đàm phán, chốt hợp đồng/ đơn hàng và chuyển giao thực hiện.
- Quản lý lịch sử giao dịch với từng khách hàng, bao gồm mọi giao dịch và thông tin kèm theo như ghi âm cuộc gọi, email, tệp dữ liệu, và thông tin tương tác (news feed).
- Quản lý định mức tiếp khách của từng nhân viên kinh doanh.
- Quản lý hoa hồng dự án đích danh cho từng cá nhân theo hợp đồng/ đơn hàng/ dự án.
3. Quản lý Bán hàng
- Quản lý thông tin đại lý/ khách hàng: Thông tin cơ bản, đặc điểm, thiết lập chính sách bán hàng: Khuyến mãi, giảm giá, chiết khấu, hoa hồng,…
- Quản lý hoạt động chào giá, lập đơn hàng, viếng thăm của nhân viên thị trường bằng ứng dụng phần mềm trên điện thoại: Phân chia danh sách viếng thăm, lên kế hoạch viếng thăm; chi tiết viếng thăm, đánh giá, chụp hình trưng bày, check-in/ check-out.
- Quản lý toàn bộ đơn hàng bán, tình trạng đơn hàng, tình trạng giao hàng, duyệt báo giá/đơn hàng online.
- Kế thừa, đồng bộ thông tin ngay lập tức đến các bộ phận: Kế toán, Kho, Giao hàng để tiến hành xử lý đơn hàng.
4. Quản lý Mua hàng
- Quản lý thông tin nhà cung cấp: Thông tin cơ bản, đặc điểm, chính sách mua hàng, chiết khấu riêng từng nhà cung cấp,..
- Quản lý yêu cầu mua hàng, kế thừa từ dự đoán hàng tồn kho cần thiết.
- Quản lý báo giá và so sánh lựa chọn nhà cung cấp.
- Quản lý tình trạng hàng mua: kế hoạch nhận hàng, tình trạng giao hàng, tình trạng đơn hàng,…
- Kế thừa tự động thông tin đơn hàng đến các bộ phận: Kế toán, Kho, Giao-nhận,..
- Duyệt yêu cầu mua, đơn hàng, nhập kho online.
5. Quản lý Hàng hóa và Kho
- Quản lý hoạt động xuất/ nhập/ tồn và luân chuyển nguyên phụ liệu/ thành phẩm giữa các chi nhánh, kho, nhà cung cấp và khách hàng.
- Quản lý hàng hóa đặc thù theo barcode, imei/ serie, theo lô, theo hạn sử dụng, theo vị trí, theo đặc điểm (thành phẩm, bán thành phẩm, phế liệu,…).
- Quản lý kế hoạch giao nhận, tình hình luân chuyển hàng hóa giữa các kho và đối tác (hàng đi thẳng, hàng qua kho).
- Quản lý không giới hạn mặt hàng, số kho và có thể phân quyền dữ liệu theo hàng hóa, theo kho.
- Kiểm kê hàng hóa định kỳ theo kho, theo hàng, theo lô,…
- Đồng bộ thông tin, dữ liệu với đơn hàng bán/ mua, kế toán theo thời gian thực.
6. Quản lý Tài chính – Kế toán
- Quản lý hoạt động thu/ chi.
- Quản lý hóa đơn bán hàng/ mua hàng, nợ phải thu/ trả.
- Quản lý doanh thu, chi phí, phân bổ, chênh lệch tỷ giá,…
- Phân tích chi phí theo phân loại: Định phí, biến phí, Chi phí trực tiếp, gián tiếp, Chi phí nguyên vật liệu, nhân công, nhà xưởng, thiết bị.
- Phân tích chi phí theo đối tượng tính giá thành: Nhóm sản phẩm, sản phẩm, bán thành phẩm, Công trình, dự án, hợp đồng,…
- Phân tích lãi lỗ theo ngành hàng, khu vực, nhà cung cấp, nhóm khách hàng, chi nhánh và toàn đơn vị,…
- Hệ thống báo cáo thuế theo quy định nhà nước.
- Hệ thống báo cáo quản trị, phân tích về tài chính, lãi lỗ linh hoạt, đa dạng.
7. Quản trị Nhân sự – Tính lương
- Quản lý hồ sơ nhân viên: Quản lý thông tin cơ bản, quản lý thông tin kèm theo (như tai nạn lao động, thai sản, khen thưởng, kỷ luật,…), quản lý và nhắc hạn hợp đồng lao động,…
- Chấm công và tính lương: Định nghĩa bảng phân ca, kết nối với các loại máy chấm công/ app mobile để lấy và xử lý dữ liệu chấm công hoặc nhập trực tiếp bằng file Excel, chấm công chi tiết (theo ngày/ tháng).
- Tính lương: Thiết lập hồ sơ lương, định nghĩa các khoản thu nhập và giảm trừ theo từng vị trí, định nghĩa phương pháp tính lương.
8. Quản lý Công việc – Khối Văn phòng Công ty
- Quản lý quy trình Công việc – Dự án: Thiết lập trạng thái, khai báo quy trình, khai báo công việc theo mẫu: mô tả, checklist, định mức thời gian thực hiện,…
- Quản lý Công việc: Quản lý giao việc, theo dõi trạng thái công việc, theo dõi các vấn đề phát sinh.
- Quản lý Dự án: Thiết lập dự án, định mức dự án, quản lý công việc liên quan đến dự án và các vấn đề phát sinh trong dự án.