Giống như một mảnh đất để xây dựng công ty; trên nền tảng digital, doanh nghiệp cần một server để vận hành; lưu trữ và quản lý dữ liệu kinh doanh. Nhất là khi ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp; Server và dạng Server là yếu tố căn bản cần xác định để bắt đầu. Nhưng, với nhiều doanh nghiệp không có nhiều kiến thức chuyên môn về CNTT; để đưa ra quyết định không phải là một chuyện dễ dàng.
Hiểu về Server, các dạng Server hiện nay, ưu nhược điểm là một chuyện; để lựa chọn Server thế nào cho phù hợp với doanh nghiệp mình; lại càng khó khăn hơn.
► Xem thêm: Máy chủ Server là gì? Có những dạng máy chủ nào hiện nay?
► Xem thêm: Ưu và nhược điểm của các dạng Server và cách lựa chọn Server phù hợp.
Máy chủ (Server) có ba dạng: Dedicated server – Máy chủ dùng riêng; VPS (Virtual Private Server) – Máy chủ riêng ảo; và Cloud Server – Máy chủ ảo đám mây
Giống như nhiều bài viết trước của ASOFT, trước khi bắt đầu lựa chọn; hãy tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp trước; sau đó những quyết định sẽ dễ dàng và chính xác hơn. Cùng ASOFT review qua các câu hỏi sau nhé.
Nhu cầu sử dụng máy chủ của doanh nghiệp bạn
Bạn cần máy chủ để vận hàng, lưu trữ và quản lý cho hoạt động nào? Để vận hành một hệ thống phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP? Có bao nhiêu người sẽ truy cập đồng thời? Dung lượng lưu trữ là bao nhiêu? Khách hàng của bạn có đồng thời truy cập không?…
Hãy xác định càng chi tiết càng tốt. Vì điều đó sẽ giúp bạn lựa chọn Server có tốc độ xử lý và lưu trữ phù hợp; đáp ứng nhu cầu vận hành, lưu trữ và quản lý dữ liệu cách tốt nhất.
Một ví dụ. Nếu công ty của bạn quy mô vừa; Server sẽ được phục vụ để vận hành hệ thống phần mềm quản lý đơn hàng; kế toán tài chính và quản lý kho. Với dưới 50 nhân viên truy cập cùng lúc, thì dạng VPS hoặc Cloud Server đã đủ để đáp ứng.
Trong 3 dạng Server hiện nay; Dedicated server – Máy chủ dùng riêng có tốc độ xử lý và lưu trữ mạnh mẽ nhất. Tiếp đến là VPS và Cloud Server sẽ tùy thuộc vào nhà cung cấp Server
Mức độ bảo mật dữ liệu mà doanh nghiệp bạn mong muốn
Tất cả các nhà cung cấp Server đều cam kết về mức độ bảo mật dữ liệu. Nhưng trên thực tế, ba dạng Server trên cũng có các thứ hạng về bảo mật riêng.
Nếu tính đến khả năng bảo mật trong lưu trữ; Máy chủ dùng riêng có mức độ bảo mật tốt nhất. Vì đơn giản là dữ liệu luôn nằm trong sự quản lý của doanh nghiệp; mà không có sự can thiệp, và quản lý từ đơn vị bên ngoài. Doanh nghiệp có thể tự mình quản lý và bảo quản dữ liệu chủ động. VPS và Cloud Server, tuy vẫn có những rủi ro trong việc bị đánh cắp; rò rĩ dữ liệu; Tuy nhiên, phải công nhận rằng, mức độ bảo mật của cả hai đã được cải thiện trong thời gian gần đây. Chỉ cần lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Server uy tín; doanh nghiệp có thể yên tâm vận hành và lưu trữ dữ liệu.
Nhưng ngoài khả năng bảo mật, Server cũng hoàn toàn gặp phải rủi ro lỗi; gây mất dữ liệu, nếu không được quản lý và bảo trì đúng cách. Đây là rủi ro lớn mà doanh nghiệp cần tính đến; nhất là với dạng Máy chủ dùng riêng tự quản lý của các DN.
Bạn mong đợi tính năng gì ở máy chủ vận hành phần mềm quản lý doanh nghiệp?
Máy chủ vận hành phần mềm quản lý với tốc độ nhanh? Máy chủ với dung lượng lưu trữ lớn? Máy chỉ linh hoạt truy cập từ xa hay giới hạn truy cập ngoài công ty?
Đây là các yếu tố có thể trả lời bên trên. Tuy nhiên, một số dạng Server có các tính năng vượt trội và duy nhất. Có khả năng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của bạn. Để làm rõ vấn đề này, hãy cùng xem lại bài viết: So sánh ưu nhược điểm của các dạng Server nhé
Điển hình: Nếu bạn mong muốn máy chủ cho phép truy cập từ xa vào phần mềm quản lý doanh nghiệp của mình; và thực hiện các thao tác vận hành (như work-frome-home); thì Cloud Server sẽ là lựa chọn duy nhất và hoàn hảo. Nhưng nếu doanh nghiệp bạn hạn chế tính năng này vì lí do bảo mật,.. Thì Máy chủ dùng riêng hay VPS sẽ thích hợp hơn
Khả năng vận hành công nghệ của doanh nghiệp bạn thế nào?
Điều này bao gồm: Trang thiết bị, nhân lực vật lực để quản lý Server.
Đối với Máy chủ dùng riêng, do DN tự vận hành và quản lý; sẽ yêu cầu rất lớn ở DN có khả năng tài chính và hiểu biết về công nghệ cao. Cụ thể đó là việc đầu tư hạ tầng và chi phí vận hành; bao gồm: Chi phí thuê hoặc mua máy chủ vật lý; chi phí mặt bằng lắp đặt hệ thống máy chủ; chi phí điện và hệ thống mạng; chi phí cho đội ngũ IT vận hành và bảo trì hệ thống… Và những chi phí trên không hề nhỏ; cũng không hề đơn giản. Nên lưu ý rằng, nếu DN không quản lý đủ tốt, Server xảy ra lỗi sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến haotj động kinh doanh; cũng như trải nghiệm khách hàng. Nên bạn hãy cân nhắc.
Ngược lại, VPS và Cloud Server lại đơn giản và tiết kiệm hơn nhiều. Việc quản lý vận hành sẽ chịu trách nhiệm bởi nhà cung cấp dịch vụ; với những cam kết rõ ràng khi hợp tác. Nên bạn có thể giảm bớt gánh nặng và yên tâm sử dụng. Tất nhiên, không thể tránh hoàn toàn được việc nhà cung cấp gặp lỗi; nhưng tỷ lệ này rất thấp, và thường nhà cung cấp sẽ có các phương án dự phòng và backup dữ liệu thường xuyên.
Chi phí bạn có thể đầu tư cho việc sử dụng máy chủ?
Sau cùng, đó là ngân sách – một yếu tố không thể thiếu. Doanh nghiệp bạn có khả năng đầu tư cho server là bao nhiêu; điều đó sẽ quyết định lựa chọn của bạn. Cũng đừng nên quên khả năng mở rộng và nhu cầu trong tương lai nhé..
Kết
Mỗi dạng Server đều có thế mạnh lẫn điểm yếu khác nhau; nhưng sẽ luôn phù hợp cho doanh nghiệp với nhu cầu cụ thể. Xác định được các vấn đề trên; hy vọng DN bạn sẽ lựa chọn đúng đắn Máy chủ vận hành phần mềm quản lý phù hợp với doanh nghiệp mình.
Tại ASOFT, giải pháp phần mềm quản lý luôn được tương thích tùy chọn trên cả 3 dạng Server trên. Đặc biệt dữ liệu trên phần mềm ASOFT luôn đồng bộ và có khả năng lưu trữ nguyên vẹn; ngay cả khi DN chuyển đổi dạng Server lưu trữ.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, cần tư vấn về Giải pháp Phần mềm Quản trị Tổng thể nguồn lực doanh nghiệp ERP và Server lưu trữ; Đăng ký để được hỗ trợ, hoặc liên hệ đến Hotline: 1900 6123.
Ban Biên tập ASOFT.