Hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP và những lưu ý

Khi nào doanh nghiệp cần triển khai ERP?

Nhiều doanh nghiệp nhỏ đầu tiên chỉ sử dụng một số phần mềm quản lý đơn giản. Nhưng khi doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, phát triển với quy mô lớn hơn thì dẫn tới việc khó quản lý dữ liệu tập trung. Trong hoạt động kinh doanh, người làm chủ cần quản lý số liệu, kết quả để có thể đưa ra những điều chỉnh về kế hoạch và chiến lược.

Cần nâng cao hiệu suất làm việc, đừng để mất quá nhiều thời gian vào việc thu thập và xử lý dữ liệu, hay nhưng thủ tục rườm rà để biết được tiến độ thi công của dự án.

Khi nào doanh nghiệp cần triển khai ERP?
Khi nào doanh nghiệp cần triển khai ERP?

Để xác định xem doanh nghiệp của mình đã cần sử dụng ERP hay chưa, bạn có thể dựa trên các dấu hiệu sau:

Không xác định được hàng tồn kho hoặc số lượng quá lớn.

Doanh nghiệp chỉ có thể dự đoán trên báo cáo doanh số

Khó khăn khi sử dụng các ứng dụng hoặc công cụ rời rạc để quản lý.

► Xem thêm: Khó khăn của doanh nghiệp nhỏ trước những đổi mới công nghệ của thời đại 4.0

Phần mềm ERP hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của phần mềm quản lý ERP đó là cho phép người dùng cùng làm việc trên một hệ thống, chung một hệ thống dữ liệu, thay vì các làm việc trên các phần mềm riêng lẻ và dữ liệu độc lập như trước đây. Điều này có nghĩa là nhân viên ở các bộ phận khác nhau – ví dụ, kế toán và bán hàng – có thể cộng tác và chia sẻ dữ liệu trên phần mềm.

Phần mềm ERP hoạt động như thế nào?
Phần mềm ERP hoạt động như thế nào?

Một phần mềm ERP cần phải thể hiện được tất cả các chu trình kinh doanh. Việc tích hợp một cách xuyên suốt và từ bỏ các giải pháp cô lập dẫn đến một hệ thống được trung tâm hóa trở lại mà qua đó các tài nguyên có thể được quản lý bởi toàn bộ doanh nghiệp.

Xem thêm: Lợi ích khi sử dụng các công cụ, nền tảng quản trị toàn diện doanh nghiệp

Những chức năng cơ bản của phần mềm ERP

Chức năng kế toán và tài chính

Với phần mềm ERP mọi số liệu liên quan sẽ được tổng hợp tại trung tâm đầu não duy nhất, được phân tích chi tiết, giúp hoạch định và phân bổ ngân sách hiệu quả. Khi có bất kỳ một sự thay đổi gì về mặt dữ liệu, hệ thống sẽ tự động cập nhật và thông báo kịp thời cho các nhân sự liên quan, từ đó hạn chế điều tiêu cực trong hoạt động ngân sách doanh nghiệp.

Chức năng kế toán và tài chính giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền hiệu quả, giảm bớt đáng kể thời gian nhập liệu, đáp ứng đầy đủ các chức năng của nghiệp vụ quan trọng trong kế toán, giúp quy trình quản lý các khoản thu – chi được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Chức năng quản lý quy trình sản xuất – phân phối

Khi doanh nghiệp ứng dụng phần mềm ERP, lúc này hệ thống sẽ xây dựng cấu trúc sản phẩm, tính toán nhu cầu về nguyên liệu, máy móc và nhân công theo các định mức sản xuất do đơn vị thiết lập. Sau bước trên, ERP sẽ dựa theo thời gian giao hàng, nguồn lực sản xuất để hoạch định kế hoạch sản xuất hợp lý.

Tất cả các số liệu có ở thời gian thực cho phép phân tích và có những điều chỉnh sản xuất kịp thời.  Hệ thống cũng tính tới các công đoạn làm việc đồng thời, Các gián đoạn kế hoạch do các yếu tố khách quan phát sinh trong quá trình sản xuất để tiến hành điều chỉnh, điều độ sản xuất đúng với kế hoạch và yêu cầu đặt ra.

Chức năng bán hàng

Chức năng bán hàng của phần mềm ERP sẽ hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi và quản lý tòan bộ quy trình liên quan bao gồm: quản lý báo giá, theo dõi tình trạng đơn hàng của khách, hệ thống các điều kiện và chế độ thanh toán cho từng đối tác với các điều kiện bán hàng khác nhau như: bán sỉ,  kỹ gửi, báo trả chậm,…

Những chức năng cơ bản của phần mềm ERP
Những chức năng cơ bản của phần mềm ERP

Hệ thống ERP dựa vào đơn hàng của khách hàng để thiết lập các kế hoạch giao hàng. Sau khi giao hàng, hệ thống sẽ bật tín hiệu để doanh nghiệp phát hành hóa đơn cho khách hàng và chuyển sang theo dõi kiểm soát khoản công nợ phải thu.

Để quá trình bán hàng được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả thì không thể nào thiếu đi giai đoạn phân tích và đánh giá quá trình bán hàng của doanh nghiệp. Nhân viên sẽ tiết kiệm thời gian xử lý dữ liệu bằng các chức năng tự động phân tích và tổng hợp các số liệu bán hàng và đồng bộ với các công cụ quản trị tài chính nhờ vào phần mềm ERP.

Chức năng quản lý dịch vụ

Chức năng quản lý dịch vụ cho phép quản lý các mục: Đặt lịch, Quản lý chất lượng, Hợp đồng dịch vụ, Chương trình khách hàng thân thiết,…

Quản lý bảo hành: theo dõi và phản hồi yêu cầu bảo hành một cách nhanh chóng, đồng thời hỗ trợ các hoạt động dịch vụ, hoạt động tương tác với khách hàng và quản lý tài nguyên.

Quản lý hợp đồng dịch vụ: quản lý hiệu quả các hợp đồng bảo hành và dịch vụ, đảm bảo thực hiện kịp thời và chính xác các điều khoản hợp đồng.

Báo cáo và phân tích dịch vụ: tạo báo cáo chi tiết liên quan đến các gói bảo hành và thời gian phản hồi, đồng thời đưa ra các phân tích thống kê liên quan đến hoạt động bảo hành.

► Xem thêm: Giải pháp ERP ngành Bán lẻ – Chuỗi cửa hàng

Tạm kết

Công ty ASOFT đã cho ra mắt hệ thống quản trị toàn diện doanh nghiệp ASOFT-ERP. Đây có thể xem là một công cụ tuyệt vời, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số thành công. Với những ưu điểm như tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức; phần mềm được phát triển với nhiều tính năng ưu việt, giao diện bắt mắt. Hứa hẹn sẽ đem lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Hệ thống quản trị toàn diện doanh nghiệp ASOFT-ERP mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Hệ thống quản trị toàn diện doanh nghiệp ASOFT-ERP mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Ngoài ra, nếu quý khách hàng quan tâm đến các vấn đề về phần mềm quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ; quản trị quan hệ khách hàng; quản lý nhân sự và tiền lương… Mời quý vị xem chi tiết tại đây:

→ Phần mềm Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ASOFT-SME 2022

→ Một số hệ thống phần mềm khác của ASOFT.

Nếu quý doanh nghiệp cần hỗ trợ tư vấn thêm và demo miễn phí: Đăng ký ngay. Hoặc liên hệ hotline: 1900 6123.

Ban Biên Tập ASOFT

Đánh giá nội dung

Bình luận

error: