ASOFT-IoT
Văn phòng Thông minh

Doanh nghiệp có đang mắc kẹt trong một hệ thống vận hành rối rắm và phân mảnh?
Trong bối cảnh các doanh nghiệp đẩy mạnh số hóa vận hành bằng những phần mềm quản lý hiện đại như ERP, CRM, HRM…, có một khu vực quan trọng lại thường bị bỏ quên – chính là không gian văn phòng, nơi diễn ra toàn bộ hoạt động thực tế của nhân sự và thiết bị. Nhiều nhà quản lý cho rằng văn phòng chỉ là “chi phí cố định”, khó kiểm soát, và không thể tối ưu. Nhưng thực tế lại cho thấy điều ngược lại: chính văn phòng đang là nơi âm thầm gây ra lãng phí lớn nhất.

- Lãng phí năng lượng trầm trọng, với doanh nghiệp có quy mô vừa đến lớn, chi phí này không còn là khoản nhỏ lẻ, mà có thể lên đến hàng trăm triệu mỗi năm – một “lỗ hổng tài chính” vô hình nhưng nguy hiểm.
- Không kiểm soát được hiệu suất sử dụng không gian làm việc sẽ khiến doanh nghiệp liên tục phải mở rộng văn phòng, thuê thêm diện tích trong khi vẫn có những khu vực không được sử dụng hiệu quả.
Phòng họp và tài nguyên dùng chung bị sử dụng thiếu hiệu quả, dẫn đến mất thời gian, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của đội ngũ.
- Không có hệ thống giám sát và cảnh báo thông minh có thể dẫn đến mất kiểm soát ra vào, thất thoát tài sản hoặc rò rỉ dữ liệu nhạy cảm.
- Thiếu khả năng phản hồi và tương tác tức thời giữa hệ thống và con người khiến doanh nghiệp chậm trong việc xử lý các tình huống khẩn cấp.
- Trải nghiệm của nhân sự trong môi trường làm việc trở nên nghèo nàn, thiếu tiện nghi, thiếu kết nối, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và hiệu suất làm việc.
- Doanh nghiệp chậm hơn đối thủ trong chiến lược chuyển đổi số toàn diện. Trong khi các doanh nghiệp tiên phong đã ứng dụng IoT và AI vào không gian làm việc, tối ưu từng khía cạnh vận hành để tiết kiệm, tăng tốc và linh hoạt hơn, thì những doanh nghiệp giữ lối tư duy cũ sẽ nhanh chóng bị tụt lại phía sau – không chỉ về công nghệ mà cả về văn hóa tổ chứ
Không khó để nhận ra, mỗi tháng doanh nghiệp phải chi trả hàng chục triệu đồng tiền điện cho hệ thống đèn, điều hòa, máy in, thiết bị điện tử… nhưng không có bất kỳ công cụ nào giúp kiểm soát chúng hoạt động hiệu quả ra sao. Đèn vẫn sáng suốt giờ nghỉ trưa, điều hòa vẫn chạy kể cả khi không có người sử dụng, nhiều thiết bị bị quên tắt qua đêm.
Trong một ví dụ cụ thể tại một công ty dịch vụ 70 nhân sự, chi phí điện mỗi tháng lên đến gần 30 triệu đồng – một con số không hề nhỏ, trong khi bộ phận quản trị không thể xác định đâu là nguyên nhân chính của lãng phí.
Đã đến lúc tái định hình mô hình vận hành để tạo ra sự chuyển mình
Giải quyết vấn đề này không đơn thuần là tuyển thêm người hay huấn luyện lại quy trình, mà ở việc doanh nghiệp cần nhìn nhận lại mô hình vận hành nội bộ của chính mình theo phương pháp quản trị hiện đại:
Hệ thống hóa (Systematization)
Doanh nghiệp như một hệ thống có nhiều phần tử liên kết, tác động qua lại lẫn nhau, kết nối đa nền tảng – từ phòng ban, người dùng, công việc, tài nguyên đến các phần mềm khác (như kế toán, CRM, nhân sự, ERP…). Nhờ đó, doanh nghiệp không vận hành bằng những “mảnh rời”, mà là một hệ sinh thái thống nhất, có thể
Lấy dữ liệu làm trung tâm (Data-Driven Decision Making)
Khả năng phân tích dữ liệu thời gian thực để hỗ trợ ra quyết định chính xác, thay vì dựa trên cảm tính. Tất cả các hành vi làm việc, trạng thái công việc, thời gian xử lý, số lần trì hoãn, mức độ tương tác,… đều được hệ thống hóa thành báo cáo trực quan. Đây chính là biểu hiện của quản trị theo dữ liệu – một xu hướng không thể thiếu trong thời đại số.
Một doanh nghiệp muốn đi xa – đặc biệt trong giai đoạn mở rộng quy mô, chuyển giao thế hệ quản trị hoặc ứng dụng công nghệ – bắt buộc phải xây dựng được một hệ sinh thái làm việc chung, nơi mọi người tương tác, phối hợp, cập nhật tiến độ và ra quyết định dựa trên dữ liệu, không phải cảm tính.
Trong thời đại mà khách hàng có thể rời đi chỉ sau một trải nghiệm không tốt, thiết kế lại luồng vận hành theo chuẩn hiện đại không đơn thuần là một công cụ vận hành, mà là điểm tựa để doanh nghiệp xây dựng lòng tin, duy trì sự gắn kết và phát triển bền vững trong kỷ nguyên số hóa.
ASOFT-IoT công cụ giúp Ban lãnh đạo giải quyết triển để vấn đề trên
Số hóa quy trình đặc thù
Nếu như phần mềm quản lý giúp số hóa các quy trình và dữ liệu doanh nghiệp, thì IoT – Internet of Things – chính là công nghệ giúp “số hóa” không gian vật lý. Một văn phòng thông minh không còn đơn thuần là có wifi mạnh, máy lạnh đời mới hay camera giám sát, mà là nơi mọi thiết bị, không gian, con người đều được kết nối, tương tác, vận hành hiệu quả và báo cáo chính xác.
Kết nối hệ sinh thái đa nền tảng
ASOFT-IoT còn là nền tảng duy nhất hiện nay kết nối được với toàn bộ hệ sinh thái công nghệ của doanh nghiệp: từ phần mềm kế toán, nhân sự, CRM, ERP cho đến các nền tảng email, chữ ký số, phần mềm chấm công – tạo thành một hệ thống hợp nhất, dữ liệu liên thông, hạn chế nhập liệu trùng lặp.
Khả năng tích hợp AI
ASOFT-IoT không chỉ dừng lại ở việc số hóa quy trình làm việc mà còn tích hợp AI vào lõi hệ thống, giúp doanh nghiệp biến dữ liệu vận hành hằng ngày thành hành động thông minh theo 4 cấp độ sau:
Tính năng sản phẩm
Từ việc tiết kiệm chi phí điện, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, đến đảm bảo an toàn cho tài sản và nhân sự – văn phòng thông minh không chỉ là một xu hướng, mà là một chiến lược sống còn của doanh nghiệp hiện đại.
1. Quản lý thiết bị theo phòng ban trong công ty
Hệ thống hỗ trợ quản lý thiết bị chi tiết theo từng phòng ban, bao gồm:
- Phòng họp dự án, sản xuất, kinh doanh, Hành chính – Nhân sự (HCNS): Quản lý toàn bộ thiết bị như tivi, điều hòa, máy in, đèn, và các thiết bị khác.
- Hiển thị trạng thái hoạt động, vị trí và thông tin chi tiết của từng thiết bị trong từng phòng ban.
- Phân loại thiết bị theo khu vực hoặc chức năng, giúp tối ưu hóa quản lý, bảo trì và sử dụng thiết bị hiệu quả.


2. Điều khiển thiết bị từ xa
Cho phép kiểm soát và điều chỉnh thiết bị trong từng phòng ban qua ứng dụng di động hoặc máy tính.
- Hỗ trợ bật/tắt thiết bị, điều chỉnh thông số như nhiệt độ điều hòa, độ sáng đèn,… theo nhu cầu từ xa.
3. Thiết lập tự động hóa bật/tắt theo thời gian, cảm biến
- Theo thời gian: Lên lịch tự động bật/tắt thiết bị trong từng phòng ban theo khung giờ làm việc.
- Theo cảm biến: Tự động kích hoạt thiết bị như đèn, điều hòa khi phát hiện có người trong phòng.


4. Điều khiển, truy vấn bằng giọng nói qua loa thông minh
Hỗ trợ điều khiển thiết bị trong từng phòng ban qua giọng nói. Người dùng có thể:
- Bật/tắt tivi, điều chỉnh nhiệt độ điều hòa, kiểm tra trạng thái hoạt động của máy in.
- Tăng cường trải nghiệm quản lý hiện đại và tiện lợi hơn cho nhân viên.
Điểm khác biệt của ASOFT
ASOFT là đơn vị tư vấn chuyển đổi số và cung cấp giải pháp quản trị tự động thực tiễn, không đơn thuần chỉ bán phần mềm kèm hướng dẫn sử dụng như hầu hết các đơn vị khác. Vì bản chất phần mềm chỉ là công cụ tự động không hơn không kém, ở chiều ngược lại doanh nghiệp lại là một tổ chức phức tạp có cả phần vật chất và phần hồn, nên để cải tiến hay thay đổi thành công sẽ cần nhiều hơn cả cứng và mềm.
Với hơn 22+ năm kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực chuyển đổi số, đạt nhiều giải thưởng cao quý như Sao Khuê, ICT, Cup Vàng,… cùng hơn 3.750+ khách hàng vừa và lớn (12/2024) trong đó 40% là doanh nghiệp FDI có quy mô lớn tại Việt Nam.
Việc tùy chỉnh (customize) theo đặc thù của ngành nghề và từng doanh nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp áp dụng những phương pháp tốt nhất mà còn tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ trong cùng lĩnh vực.
Khách hàng tiêu biểu
Hơn 3.750+ doanh nghiệp vừa là lớn đã ứng dụng ASOFT-ERP làm đòn bẩy công nghệ giúp nâng cao hiệu suất, mở rộng quy mô và phát triển bền vững.

Câu chuyện khách hàng
Câu chuyện thành công của những doanh nghiệp hàng đầu đã tin tưởng lựa chọn ASOFT-ERP để tăng trưởng vượt bậc.