► Xem thêm: SKU là gì? Doanh nghiệp có biết cách đặt mã SKU để tối ưu hiệu quả quản lý kho?
Khái niệm vòng quay hàng tồn kho
Khái niệm
Vòng quay hàng tồn kho là gì? Chắc hẳn đây là câu hỏi của không ít doanh nghiệp. Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover Ratio) là một chỉ số tài chính; được sử dụng để doanh nghiệp xác định được khả năng quản trị hàng hóa tồn kho trong toàn bộ các hoạt động của mình.
Ở mục hàng tồn kho trong các báo cáo tài chính, hệ số này thể hiện khả năng quản lý hàng tồn kho của các doanh nghiệp. Chính xác hơn thì con số này cho biết số lần mà hàng tồn kho luân chuyển để tạo ra được số doanh thu cùng kỳ đó. Như vậy, dễ thấy trong nhiều trường hợp con số này càng cao thì càng tốt. Vì nó thể hiện được rằng doanh nghiệp đang hoạt động ổn định và hiệu quả; không có tình trạng hàng hóa trong kho bị ứ đọng và tồn nhiều.
Ý nghĩa chỉ số vòng quay hàng tồn kho
Các chỉ số vòng quay hàng tồn kho tạo điều kiện để doanh nghiệp xác định xem mình đang có tỷ lệ rủi ro cao hay thấp trong báo cáo tài chính. Tỷ lệ sẽ thấp dần nếu như hàng tồn kho có xu hướng giảm qua các năm. Nhưng đáng nói là nếu sở hữu tỷ số cao quá thì lại là bất lợi với doanh nghiệp. Vì điều đó có nghĩa là hàng hóa thường được xuất kho thường xuyên; dẫn đến số lượng hàng hóa dự trữ trong kho không nhiều.
Điều này sẽ là một khó khăn lớn cho chính doanh nghiệp nếu chẳng may nhu cầu của hàng hóa đó trên thị trường đột ngột tăng. Lúc này khả năng cao là hàng trong kho sẽ không đủ để cung cấp ra ngoài. Tổn hại rất lớn tới uy tín của doanh nghiệp. Và dẫn đến hiện tượng khách hàng rời đi để tìm kiếm các đơn vị hay đối tác khác. Doanh nghiệp vì thế mà mất đi thị phần lâu năm.
Ngoài ra, nếu nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất không được dự trữ đủ dùng; thì có thể dẫn đến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Do đó, cái doanh nghiệp cần duy trì là một chỉ số vòng quay đủ lớn; nhưng vẫn phải phù hợp và ổn định. Để luôn duy trì được khả năng đáp ứng thị trường và quy trình sản xuất.
Lý do doanh nghiệp cần phải tính toán vòng quay hàng tồn kho
Doanh nghiệp cần phải tính toán được hệ số vòng quay hàng tồn trong báo cáo tài chính (mục Inventory Turnover). Vì nó có vai trò lớn trong việc xác định khả năng quản lý hàng hóa của doanh nghiệp. Cụ thể là:
- ✔ Doanh nghiệp nắm được khả năng quản trị hàng tồn kho của mình thông qua việc so sánh qua các năm
- ✔ Hệ số càng lớn thì chứng tỏ tốc độ quay vòng của hàng hóa càng nhanh
- ✔ Hệ số càng thấp thì chứng tỏ tốc độ quay vòng của hàng hóa càng chậm. Khối lượng hàng tồn kho lớn
- ✔ Thể hiện được tình hình bán hàng của doanh nghiệp: Bán hàng nhanh hay chậm? Tốc độ tiêu thụ như thế nào? Sản lượng hàng hóa còn bị tồn kho, ứ đọng?
- ✔ Nhắm chừng được khả năng rủi ro của doanh nghiệp ở từng năm
Tuy nhiên số lượng hàng tồn kho như thế nào là tốt còn tùy thuộc vào từng ngành hàng/lĩnh vực; tùy thuộc vào doanh thu; dòng tiền;… Cho nên không thể khẳng định rằng cứ sở hữu mức tồn kho thấp là tốt cho doanh nghiệp, mức tồn kho cao là xấu cho doanh nghiệp được.
► Xem thêm: 10 Sai lầm nghiêm trọng trong kiểm kê hàng tồn kho mà doanh nghiệp cần lưu ý
Cách để tính toán vòng quay hàng tồn kho chuẩn nhất
Cách tính vòng quay hàng tồn kho cũng không quá phức tạp. Lấy doanh thu của hàng hóa (hoặc có thể thay bằng giá vốn hàng bán) chia cho giá trị bình quân của hàng tồn kho, chính là con số cần tính. Tất nhiên là các con số này đều phải được tính trong cùng một thời gian. Trong đó, giá trị bình quân của hàng tồn kho chính là trung bình cộng của giá trị cuối và giá trị đầu kỳ.
Số vòng quay hàng tồn kho chính xác sẽ thể hiện được số lần luân chuyển hàng hoá trong một thời gian xác định. Nếu doanh nghiệp có chỉ số này cao; thì có thể việc kinh doanh của doanh nghiệp đang tốt và thuận lợi. Lý do là vì doanh nghiệp sẽ chỉ đầu tư cho các mặt hàng ít tồn kho nhưng lại đạt doanh thu cao.
Ví dụ: nếu doanh thu của cửa hàng năm 2019 là 900 triệu; và giá trị tồn kho trung bình là 30 triệu. Hãy nêu cách tính chỉ số Inventory Turnover Ratio.
Từ dữ liệu trên, ta tính được hệ số vòng quay của cửa hàng là: 900.000.000 / 30.000.000 = 30. Suy ra trong năm 2019 hàng trong kho của cửa hàng đã luân chuyển 30 lần.
Ngoài ra, nếu lấy 365 ngày / 30 lần = 12,17 ngày. Con số này thể hiện là: một lần luân chuyển hàng trong kho sẽ mất trung bình khoảng 12,17 ngày. Doanh nghiệp có thể ước tính dễ dàng thời gian cần thiết để quay vòng hàng tồn kho; và có thể lên kế hoạch nhập hàng hợp lý.
Thế nào là một vòng quay hàng tồn kho hợp lý?
Hệ số bao nhiêu là tốt?
Chỉ số vòng quay hàng tồn tồn kho đó có hợp lý hay không còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Ví dụ như: chủng loại hàng hóa, dòng tiền hay thị trường,… Do đó mà tùy vào từng quy mô và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp; mà số vòng quay hàng tồn kho sẽ có những giá trị hợp lý không giống nhau.
Nói tóm lại, câu trả lời cho câu hỏi “Con số nào là hợp lý?” chính là không có con số cố định. Thay vào đó, doanh nghiệp cần xác định được hai điểm mốc sau; để có thể so sánh và tính toán được con số phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình:
- ✔ Một là thực hiện so sánh mình với các cửa hàng khác kinh doanh khác; với điều kiện là cùng kinh doanh một mặt hàng. Các mặt hàng cũng phải có mức giá tương đương với giá bán của cửa hàng bạn
- ✔ Hai là cần phải so sánh con số này với các hệ số trong quá khứ. Ví dụ như so sánh con số của năm trước, quý trước hay tháng trước. Từ đó lên kế hoạch tiếp cho kỳ sau.
Một số lưu ý cần quan tâm
Một điều cần lưu ý nữa là hệ số vòng quay hàng tồn kho là tỷ số trung bình trong một năm. Do có ảnh hưởng của các chương trình khuyến mãi, ra mắt sản phẩm; mà con số này sẽ có thể thay đổi đột ngột. Cho nên doanh nghiệp cũng cần phải lường trước những sự kiện này.
Trong thực tế, với mô hình hiệu quả đang áp dụng phổ biến tại các công ty Nhật Bản; thì số ngày luân chuyển hàng tồn kho ở mức ổn định và an toàn là 90 ngày – 3 tháng. Các doanh nghiệp/công ty Việt Nam có thể tham khảo con số này.
Bên cạnh đó, số liệu hàng hóa trên sổ sách và thực tế ở nhiều doanh nghiệp hoàn toàn khác nhau. Đây gọi là số liệu ảo. Nguyên nhân của việc này là do khách hàng đã mua hàng nhưng không muốn lấy hóa đơn. Dẫn đến bộ phận kế toán không xuất hóa đơn cho các đơn hàng này. Vì vậy mà số liệu thực tế và trên sổ sách có sai lệch. Do đó, một trong những nguyên tắc cần chú ý là cho dù khách hàng có cần lấy hóa đơn hay không; chỉ cần bán được hàng thì kế toán phải xuất hóa đơn cho đơn hàng đó.
Tạm kết
Bài viết trên đã trả lời được câu hỏi “vòng quay hàng tồn kho là gì”; cách tính; và những lý do mà doanh nghiệp cần phải tính toán được con số này. Nhằm mục đích đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được ổn định; nắm bắt được khả năng xảy ra rủi ro mà có thể chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh nhanh nhất; thì doanh nghiệp nên tính toán chỉ số này càng chính xác càng tốt. Đây thực sự là công việc không thể thiếu nếu muốn phát triển ổn định.
Để được tư vấn chính xác về các giải pháp và phần mềm quản lý cho doanh nghiệp bạn; Đăng ký ngay hoặc liên hệ Phòng Tư vấn ASOFT qua hotline: 1900 6123.
► Xem thêm: 15 Phương pháp quản lý kho hàng hiệu quả mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần biết
Ban Biên Tập ASOFT