Vì sao xu hướng chuyển đổi số được xem là vấn đề cấp bách trong thời đại 4.0?

► Xem thêm: Chuyển đổi số là gì? 5 Yếu tố làm nên thành công khi chuyển đổi số

Tổng quan về chuyển đổi số

Báo cáo nghiên cứu thị trường của nhiều công ty lớn như Gartner, IDC,… cho thấy chuyển đổi số đã mang lại rất nhiều lợi ích cho các hoạt động của doanh nghiệp. Bao gồm nhiều vấn đề như: điều hành tổ chức; nâng cao năng suất lao động; mở rộng thị trường kinh doanh; tiếp cận và chăm sóc khách hàng;…

 Xu hướng chuyển đổi số đã mang lại rất nhiều lợi ích cho các hoạt động của doanh nghiệp
Xu hướng chuyển đổi số đã mang lại rất nhiều lợi ích cho các hoạt động của doanh nghiệp

Trong khi đó, nghiên cứu của Microsoft vào năm 2017 đã chỉ ra những tác động tích cực của chuyển đổi số đối với vấn đề tăng trưởng năng suất lao động. Theo đó, tỉ lệ tăng trưởng năm 2017 rơi vào ở vào khoảng 15%; đến năm 2020 lên đến 21%.

Từ các thông kê, khảo sát này; các chuyên gia nghiên cứu thị trường đã thống nhất chỉ ra 5 mục đích sau cùng mà các doanh nghiệp gia nhập xu hướng chuyển đổi số muốn hướng đến. Gồm:

  • ✔ Tăng tốc mở rộng thị trường kinh doanh
  • ✔ Tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường
  • ✔ Tăng trưởng doanh thu nhanh chóng
  • ✔ Tăng cao năng suất lao động
  • ✔ Tăng mạnh tính tương tác và chăm sóc khách hàng

Mặt khác, đối với người tiêu dùng; chuyển đổi số đã làm thay đổi phần lớn thói quen, phương thức làm việc và giao dịch với nhau. Đặc biệt là ở giai đoạn nhạy cảm của đại dịch SAR-CoV-2 vừa qua; chuyển đổi kỹ thuật số đã cho người tiêu dùng nhận thấy rõ ràng những mặt tích cực mà nó mang lại. Trong khi người dân không thể ra đường mua thức ăn; xu hướng chuyển đổi số đã cho người dẫn dễ dàng “đi chợ online” qua các ứng dụng thương mại điện tử. Với số lượng và mức giá minh bạch, chi tiết.

Đại dịch SAR-CoV-2 – Bối cảnh tạo nên làn sóng xu hướng chuyển đổi số

Xu hướng chuyển đổi số thay đổi thói quen sinh hoạt người tiêu dùng

Trong bối cảnh đại dịch SAR-CoV-2 diễn ra gay gắt vào đầu năm 2020; để cân bằng các hoạt động xã hội và thích ứng với tình hình mới. Xu hướng chuyển đổi số đã bùng nổ mạnh mẽ cùng với sự ra đời của nhiều ứng dụng công nghệ thông tin.

Từ đầu năm 2020, đợt giãn cách xã hội đã mang lại nhiều chuyển biến trong thói quen sinh hoạt của người dân. Hầu hết các ban ngành trọng yếu đã chuyển sang hoạt động trực tuyến như: Ngành giáo dục, ngành thương mại, ngành y tế,… Đây tưởng chừng như là một điều vốn xa vời trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Vậy mà chỉ sau 1 năm thay đổi, điều này đã dần trở thành một nếp sinh hoạt mới; gắn liền với cuộc sống mỗi người.

Xu hướng chuyển đổi số mở ra thời đại kinh doanh mới

Đối với thị trường kinh doanh, năm 2020 đối với Việt Nam được xem là năm xu hướng chuyển đổi số đặt biệt nổi bật. Với phương pháp đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ số vào các cơ sở hạ tầng, nền tảng hoạt động, sản phẩm, dịch vụ…. Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng thành công các công nghệ nổi trội; mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Một số có thể kể đến như:

  • ✔ Lưu trữ dữ liệu lớn với Big Data
  • ✔ Chuyển đổi kỹ thuật số quy trình nhờ điện toán đám mây (Cloud Computing)
  • ✔ Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích dữ liệu
  • ✔ Mở rộng hệ thống tương quan bằng Internet vạn vật (IoT)…

Tính đến thời điểm năm 2021 hiện nay; xu hướng chuyển đổi số vẫn tiếp tục triển biến khả quan. Trở thành động lực to lớn thúc đẩy doanh nghiệp nhanh chóng đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi công nghệ số. Dựa trên sự tham giangày càng đông đảo của người dân đối với mạng lưới Internet.

► Xem thêm: Chuyển đổi số ngành Sale – Marketing: Bùng nổ xu hướng phát triển mới trong thời đại 4.0

Xu hướng chuyển đổi số – điều kiện cốt yếu để phát triển bền vững trong kỉ nguyên 4.0

Với những lợi ích vượt bậc mà công nghệ số mang lại; yêu cầu chuyển đổi số đã trở thành một trong những điều kiện cốt yếu giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững trong thời đại mới. Một số hiệu quả mang lại như:

 Yêu cầu chuyển đổi số đã trở thành một trong những điều kiện cốt của thời đại

Yêu cầu chuyển đổi số đã trở thành một trong những điều kiện cốt của thời đại

Tăng tính minh bạch – giám sát hiệu quả

Nếu như trước đây, nhà quản lý phải đau đầu bởi hàng loạt các giấy tờ; word lưu trữ; file excel;… trong hoạt động quản lý thủ công. Điều này khiến nhà quản lý mù mờ và khó kiểm soát tình trạng hoạt động chung của doanh nghiệp. Gây tốn kém nhiều thời gian tổng hợp và thực hiện các báo cáo thủ công; nhưng lại không mang đến hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Nhưng, khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số quy trình quản lý, giám sát:

  • ✔ Luôn đảm bảo chính xác và minh bạch dựa trên hệ thống tự động với giao diện khách quan và thực tế
  • ✔ Cắt giảm thời gian hao phí cho các công việc tổng hợp, kiểm kê thủ công
  • ✔ Loại bỏ những ranh giới mập mờ của giai đoạn chia việc. Cho phép nhân viên nhận dạng chính xác tính chất và chi tiết công việc được giao
  • ✔ Cập nhật các báo cáo theo realtime; với cách trình bày trực quan qua những phương pháp, biểu đồ, bảng, hàng,.. hợp chuẩn quốc tế
  • ✔ …

Với phương pháp chuyển đổi hoạt động quản lý, giám sát dựa trên các hệ thống phần mềm; doanh nghiệp sẽ dễ dàng nắm bắt mọi hoạt động của nhân viên thông qua những cái click chuột. Nhằm nâng cao hiệu quả giám sát, quản lý toàn doanh nghiệp.

Chuẩn hóa quy trình – nâng cao năng suất hoạt động

Nhờ có sự tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI); các phần mềm quản lý doanh nghiệp đều được tích hợp các tính năng ghi nhận. theo dõi, đánh giá từng công việc. Cho doanh nghiệp cái nhìn chính xác nhất về hiệu quả/ năng suất hoạt động của từng cá nhân/ phòng ban cụ thể. Một số tính năng nổi bật có thể kể đến như:

  • ✔ Tự động chuẩn hóa các công việc lặp lại: Nhờ hiệu năng tự động hóa các hoạt động lặp lại; nhân viên đã cắt giảm được phần lớn thao tác thực hiện. Tiết giảm quỹ thời gian và tập trung vào những công việc yêu cầu sự sáng tạo và linh hoạt hơn
  • ✔ Đánh giá và đo lường hiệu quả công việc: Tất cả thao tác và thời giai hoàn thành công việc đều được hệ thống ghi nhận, cập nhật liên tục. Giúp nhân viên dễ dàng nắm bắt tiến độ công việc. Tạo cơ sở để nhân viên cố gắng cống hiến, hoạt động năng suất
  • ✔ Kết hợp nhiều mô hình, phương pháp chuẩn hóa quy trình: Quy trình công việc được chuẩn hóa bởi nhiều phương pháp nổi tiếng toàn thế giới như mô hình BPM, phương pháp Kaizen, Sơ đồ Grantt,…

Xu hướng chuyển đổi số đã giúp các doanh nghiệp loại bỏ phần lớn các thiếu sót trong quy trình. Qua đó đẩy nhanh tiến độ và năng suất lao động. Nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng và hiệu quả nhất.

► Xem thêm: 5 Thế mạnh của công cụ quản lý quy trình đối với doanh nghiệp

Tăng khả năng cạnh tranh – nâng cao thương hiệu

Nền tảng công nghệ được xem là điều kiện thiết yếu giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và chất lượng vận hành. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm; cũng như tăng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều này được xây dựng dựa trên quy trình làm việc khoa học, hiệu suất, nhanh nhẹn; và đặc biệt hướng đến hiệu quả đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng.

Đặt biệt là ở giai đoạn đại dịch SAR-CoV-2 diễn biến ngày càng phức tạp. Thói quen tiêu dùng của phần lớn khách hàng cũng có sự thay đổi rõ rệt. Thì chuyển đổi số chính là mấu chốt tiêu điểm; giúp doanh nghiệp nhanh chóng chinh phục mọi mong đợi của khách hàng.

Thu hẹp khoảng cách phòng ban – Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Muốn phát huy thật sự hiệu quả các hoạt động doanh nghiệp; nhà quản lý phải đảm bảo mọi hoạt động và giao tiếp phòng ban đều phải liền mạch. Hãy hiểu rằng, nếu một doanh nghiệp không thống nhất toàn thể về quy trình, dữ liệu. Hay không thể có chung tiếng nói, cũng như độ tương tác liền mạch,… Sẽ chỉ khiến cho các hoạt động trong doanh nghiệp trở nên rối ren. Đặc biệt là đối với các hoạt động liên kết bởi nhiều phòng ban khác nhau.

Chuyển đổi số giúp thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban
Xu hướng chuyển đổi số giúp thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban

Với phương pháp chuyển đổi số công nghệ số toàn doanh nghiệp; các phòng ban dễ dàng thống nhất các hoạt động trên một hệ thống nhất định. Đây cũng là không gian để các phòng ban, cá nhân có thể tương tác trực tiếp. Tăng cao hiệu quả hoạt động nội bộ. Cũng như xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn hóa.

► Xem thêm: Quản lý nguồn nhân lực hiệu quả trong môi trường làm việc công bằng

Tiết kiệm chi phí – Tăng cao lợi nhuận

Theo các báo cáo gần đây, chi tiêu cho xu hướng chuyển đổi số vào năm 2022 từ các doanh nghiệp sẽ lên đến 2 nghìn tỷ đô la; ước tính trên toàn thế giới. Hầu hết các doanh nghiệp đều sẵn sàng chi 10% doanh thu để thực hiện kế hoạch/ chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số. Vấn đề này đang chứng minh và sự công nhận bởi sức ảnh hưởng và lan tỏa của xu hướng chuyển đổi công nghệ số hiện nay.

Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp vẫn có thể hoạt động này trong diễn biến căng thẳng của đại dịch SAR-CoV-2 hiện nay đều nhờ linh hoạt thích ứng và chuyển đổi số sớm. Nhờ có chiến lược chuyển đổi số; các doanh nghiệp đã duy trì vững vàng phong độ; hay có thể nói là thu lại một mức lợi nhuận khổng lồ nhờ thích ứng kịp thời.

Tạm Kết

Ở bài viết này, ASOFT đã phân tích rõ những nguyên nhân, bối cảnh; cũng như các lợi ích mà xu hướng chuyển đổi số mang lại trong thời đại 4.0. Hy vọng rằng, với bài viết này, doanh nghiệp có thể cân nhắc và lựa chọn các giải pháp chuyển đổi phù hợp.

Để được tư vấn và Demo miễn phí về giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp. Đăng ký ngay hoặc Liên hệ đến Phòng Tư vấn ASOFT theo hotline: 1900 6123

► Xem thêm: ROI là gì? Cách đo lường ROI khi chuyển đổi số trong kinh doanh

Ban Biên Tập ASOFT

Đánh giá nội dung

Bình luận