► Xem thêm: 6 nhóm chi phí ẩn mà doanh nghiệp cần cắt giảm ngay
Bảng giá ERP khá cao do việc triển khai phức tạp
✔ Triển khai phần mềm khó khăn, phức tạp
Đối với các công ty phần mềm; việc xây dựng một hệ thống ERP trong doanh nghiệp khó và phức tạp hơn nhiều so với các phần mềm riêng lẻ. Bởi nhiều đặc thù như: khả năng tích hợp; tính thích ứng của hệ thống ERP trong doanh nghiệp;… đòi hỏi các công ty phần mềm phải sở hữu một vốn kiến thức chuyên môn phong phú và kinh nghiệm dày dặn.
Để ERP vừa gắn kết quan hệ của tất cả các phòng ban; vừa phục vụ cho công việc chi tiết của từng nhân viên trong doanh nghiệp. Cơ sở dữ liệu của hệ thống ERP sẽ rất tốn kém; gây nhiều áp lực lên các công ty Phần Mềm (để giải quyết vấn đề lưu trữ và tốc độ xử lý của phần mềm).
Một điều khác nữa là hiện nay ở nước ta, vẫn chưa có nhiều đơn vị đủ kinh nghiệm để triển khai thành công hệ thống ERP. Các doanh nghiệp quyết định tiến hành triển khai dự án ERP phần lớn đều là những doanh nghiệp nắm bắt thông tin thế giới nhanh; tiên phong đi đầu. Vì vậy, để việc triển khai giảm thiểu rủi ro nhất có thể; các doanh nghiệp cần “chọn mặt gửi vàng”. Lựa chọn đúng những công ty phần mềm có đủ kinh nghiệm triển khai. Và đương nhiên, bảng giá ERP mà các công ty này đưa ra cũng không thể có giá mềm.
✔ Nhà cung cấp mất nhiều thời gian tìm hiểu đặc thù doanh nghiệp
Để xây dựng được hệ thống ERP trong doanh nghiệp, các công ty triên khai không chỉ cần các kiến thức và kỹ năng lập trình phần mềm mà còn phải hiểu rõ về hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực. Hơn nữa, một hệ thống ERP tốt cũng chỉ đạt 50% thành công của dự án.
Tuy nhiên, 50% tỷ lệ thành công của dự án lại phụ thuộc từ phía doanh nghiệp (như hệ thống quản lý, trình độ nhân viên, nhận thức của ban lãnh đạo…). ERP là hệ thống quản lý tích hợp toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp; vậy nên thời gian triển khai dự án ERP thường bị kéo dài từ khoảng 6 tháng đến vài năm. Tùy theo mức độ tùy chỉnh của doanh nghiệp.
Tính ưu việt của hệ thống khiến bảng giá ERP đắt đỏ hơn
Chính vì việc triển khai phần mềm ERP khó khăn hơn rất nhiều so với từng thành phần riêng lẻ; cộng thêm những tính năng tích hợp đầy ưu việt mà ERP mang lại. Tất cả điều đó đã góp phần khiến bảng giá ERP trong thị trường cao hơn; so với việc triển khai từng thành phần riêng lẻ.
► Xem thêm: Giới thiệu Asoft Super Apps – Siêu ứng dụng tiện lợi và mạnh mẽ – quản trị doanh nghiệp trong lòng bàn tay
Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa hiểu rõ về vấn về chuyển đổi số trong doanh nghiệp. ERP là một hệ thống phần mềm liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nên rất phức tạp; có nhiều điểm khác biệt khó có thể hiểu hết để tiến hành triển khai.
Ví dụ:
Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh bán lẻ; họ có một hệ thống cửa hàng trên khắp cả nước. Nhưng nếu họ chỉ sử dụng riêng lẻ các phần mềm như: Phần mềm bán hàng; phần mềm kế toán; phần mềm quản lý nhân sự;… Thậm chí, có trường chỉ sử dụng một trong các phần mềm trên. Thì việc quản lý doanh nghiệp sẽ trở nên rối rắm; khó kiểm soát các phòng ban. Chủ doanh nghiệp sẽ không theo dõi kịp tình hình của các chi nhánh; phòng ban vì dữ liệu rối rắm, trùng lặp.
Song, khi doanh nghiệp tích hợp tất cả các phần mềm này vào hệ thống ERP. Các dữ liệu sẽ được phân luồng đúng nơi; giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tình hình các chi nhánh, phòng ban,… Ngoài ra, hệ thống cũng có chức năng phân tích; dự đoán tiến độ làm việc; định mức dự án;… giúp doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt kịp thời thông tin.
Tạm kết
Tóm lại, bảng giá ERP có định mức cao hơn bảng giá các thành phần riêng lẻ cũng bởi vì tính ưu việt mà nó mang lại. Tuy nhiên, tùy theo quy mô, đặc thù khác nhau; các doanh nghiệp có thể lựa chọn triển khai từng thành phần riêng hay tích hợp chung bởi hệ thống ERP.
Với kinh nghiệm 18 năm triển khai ERP cho hơn 3000 doanh nghiệp trong và ngoài nước. ASOFT rất hân hạnh được tư vấn/ cung cấp cho quý doanh nghiệp những giải pháp phù hợp nhất. Để được tư vấn chính xác theo đặc thù ngành và demo phần mềm miễn phí; Đăng ký ngay, hoặc liên hệ đến Phòng Tư Vấn ASOFT qua hotline: 1900 6123.
► Xem thêm: 10 Kinh nghiệm triển khai ERP – đảm bảo thành công
Ban Biên tập ASOFT