Nhân viên Sale được xem là lực lượng nòng cốt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ chính là cầu nối đem sản phẩm tới gần hơn với khách hàng, tiếp cận với mọi đối tượng khách hàng, giúp khách hàng hiểu và tin dùng sản phẩm, qua đó gia tăng doanh thu, đem lại uy tín, chất lượng cho doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin về nghề sale mà bạn có thể tham khảo.
Giới thiệu khái quát về nghề sale
Nhân viên sales là những nhân sự chịu trách nhiệm bán hàng trong công ty, doanh nghiệp. Công việc của họ là tiếp xúc, gặp gỡ và đưa ra những tư vấn cho khách hàng về sản phẩm mà công ty cung cấp, qua đó mang lại giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thông qua những tư vấn của nhân viên sale, khách hàng sẽ có cho mình quyết định sáng suốt để lựa chọn sản phẩm mà mình muốn sở hữu.
Những đặc trưng cơ bản về sale
Hơn ai hết, nhân viên sale là người nắm rõ nhu cầu cũng như thị hiếu của người dùng quá đó đưa ra những chiến lược hợp lý nhằm thu hút khách hàng trải nghiệm sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Một nhân viên bán hàng phải đáp ứng được các kỹ năng cơ bản như giao tiếp, lắng nghe, thuyết phục cũng như rèn luyện một phong thái chỉn chu, lịch sử để tạo thiện cảm với người đối diện. Ngoài những kỹ năng ấy, nhân viên sale còn là những người rất nhạy bén, linh hoạt trong giao tiếp, ứng xử và có khả năng làm chủ cảm xúc của mình.
Vai trò của nhân viên Sale trong doanh nghiệp.
Hơn ai hết, nhân viên sale hiểu được khách hàng cần gì, muốn gì, khai thác thông tin khách hàng để giới thiệu những sản phẩm phù hợp , trực tiếp đem lại doanh thu cho công ty. Họ chính là những nhân tố góp phần hình thành nên sự phát triển lâu dài của công ty, với những hoạch định và mục tiêu rõ ràng, hợp lý.
Vai trò của nhân viên sale trong doanh nghiệp
Nhân viên sale chính là bộ mặt của công ty bởi những khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ trực tiếp làm việc và tiếp xúc với họ. gặp đầu tiên chính là những nhân viên sale và chính họ là người tạo nên thương hiệu và uy tín cho công ty.
Nhân viên sale thực hiện việc trực tiếp lên báo cáo và thống kê số liệu cho công ty đồng thời đàm phán và báo giá các sản phẩm, dịch vụ một cách chi tiết và cụ thể nhất.
Ở bất cứ đơn vị kinh doanh nào, từ nhỏ lẻ cho đến những doanh nghiệp lớn thì tuyệt đối không thể thiếu được bộ phận sale trong toàn bộ quy trình vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Bởi họ không chỉ là cầu nối mà còn là người lập ra những chiến lược tiếp cận đối tượng, phân khúc khách hàng tiềm năng.
Tại sao sale lại quan trọng đối với doanh nghiệp
Đặc thù trong công việc của các nhân viên làm việc ở bộ phận Sale là luôn luôn tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, cũng như cách thức tiếp cận và những chiến lược giới thiệu sản phẩm để khách hàng tiếp cận và đẩy mạnh hành vi mua hàng của họ.
Vì thế, nhân viên bán hàng chính là những gương mặt đại diện cho công ty, khách hàng sẽ có những khuynh hướng đánh giá, nhận xét công ty dựa trên quá trình tiếp xúc và những hành vi, hoạt động của nhân viên sale.
Sale đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp
Khi nhân viên Sale làm việc thiếu chỉn chu, kém hiệu quả sẽ khiến cả doanh nghiệp bị ảnh hưởng, làm tổn thất doanh thu,nghiêm trọng hơn sẽ mất đi cả thương hiệu lẫn uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp hướng đến việc đào tạo và có những chính sách phát triển đội ngũ nhân viên sale chuyên nghiệp với những quy trình rất nghiêm ngặt và khắt khe. Chính vì lẽ đó mà những công ty lớn, những doanh nghiệp uy tín sẽ có một đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn được đề ra.
Công việc của một nhân viên Sale
Mỗi công ty sẽ có những đặc thù riêng và tính chất công việc của nhân vien sale cũng có nhiều điểm khác nhau. Nhung nhìn chung, số lượng công việc phải làm của những nhân viên trong bộ phận bán hàng là rất nhiều, cụ thể họ sẽ làm:
✔ Tìm kiếm thông tin khách hàng tiềm năng sau đó lên danh sách những người được cho là có khả năng mua hàng;
✔ Hiểu rõ tất cả các sản phẩm đang bán và tính chất của từng mã hàng ( nguồn gốc, công dụng, cách sử dụng,kiểu dáng, màu sắc…)
✔ Có mặt tại nơi trưng bày sản phẩm để tư vấn, hỗ trợ khách hàng lựa chọn, tìm ra sản phẩm phù hợp.
✔ Gọi điện thoại, liên hệ với khách hàng tiềm năng bằng nhiều hình thức nhằm giới thiệu, chào bán sản phẩm, dịch vụ,
✔ Hoàn thành các báo cáo kinh doanh và gửi cho cấp trên;
✔ Tìm hiểu phân khúc thị trường, phân tích nhu cầu của các phân khúc khách hàng từ đó đưa ra một chiến lược hợp lý
✔ Báo giá và đàm phán giá cả, thỏa thuận thời hạn thanh toán và giao hàng, thương thảo hợp đồng mua bán;
✔ Giải quyết những phàn nàn hoặc vấn đề của khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm;
✔ Kết hợp với những bộ phận khác giúp khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hiệu quả nhất.
Tạm kết
Hy vọng sau khi tham khảo qua thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi tại sao sale lại quan trọng với doanh nghiệp. Ngoài ra, để được tư vấn chính xác nhất về lĩnh vực Sale, quý khách có thể Đăng ký ngay hoặc liên hệ với Asoft qua hotline 19006123 để được tư vấn, hỗ trợ miễn phí.
Ban Biên Tập ASOFT