► Xem thêm: 10 yếu tố đảm bảo triển khai ERP thành công
Tuy phần mềm ERP ngày càng trở phổ biến; song, vẫn có không ít doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề nan giải trong việc triển khai ứng dụng ERP. Dưới đây là những thử thách phổ biến; ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai thành công ERP của doanh nghiệp.
1. Yếu tố con người – “Át chủ bài” khi doanh nghiệp triển khai ERP
Đa số những vấn đề về kinh doanh thường liên quan đến con người. Trong việc triển khai phần mềm ERP; “con người” cũng là một trong những khía cạnh quan trọng quyết định thành – bại. Nhiều doanh nghiệp gặp thất bại vì đã không nhìn ra được vấn đề về con người này ngay từ đâu.
✔ Xây dựng ban dự án ERP trong doanh nghiệp
Một dự án ERP không chỉ là nâng cấp hệ thống IT hiện tại cho doanh nghiệp. Mà còn bao gồm cả việc huấn luyện và đào tạo cho nhân viên nhận thức về tầm ảnh hưởng của công nghệ đối với hoạt động kinh doanh của toàn công ty.
Vì vậy, ban dự án ERP nên bao gồm những thành viên đến từ tất cả các phòng ban trong công ty. Những cá nhân này đặc biệt phải biết rõ tình trạng công việc của phòng ban; và mọi hoạt động thường nhật của công ty. Nhà cung cấp giải pháp và các nhân viên tư vấn tuy hữu ích trong việc giải thích những vấn đề chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ. Nhưng về mặt kinh doanh thực tế tại hiện trường; không ai hiểu hơn chính doanh nghiệp.
✔ Ban lãnh đạo doanh nghiệp tham gia triển khai ERP
Một số quy trình làm việc cụ thể ít nhiều sẽ thay đổi khi doanh nghiệp triển khai ERP. Vì vậy rất cần sự tham gia ra quyết định từ các lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ dự án.
Ngoài ra, đầu ra của dự án ERP chủ yếu cũng chỉ để phục vụ cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Vì vậy việc tham gia của lãnh đạo doanh nghiệp ngay từ đầu cũng mang lại nhiều thuận lợi; và sẽ làm gia tăng hiệu quả triển khai hệ thống ERP trong doanh nghiệp.
2. Văn hóa nội bộ – Chủ đề “nhạy cảm” khi doanh nghiệp triển khai ERP
Triển khai dự án ERP đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Cần cả sự hỗ trợ của các lãnh đạo, quản lý cấp cao và toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thay đổi hệ thống quản trị doanh nghiệp lại có những ảnh hưởng nhất định khiến nhiều nhân viên không đồng tình hưởng ứng. Đây là một vấn đề khá nhạy cảm. Vì vậy, ban lảnh đạo cần phải có một cách xử lý khéo léo; làm an lòng nhân viên. Phải chứng minh được lợi ích của phần mềm ERP. Rằng sự thay đổi là vấn đề cấp thiết của doanh nghiệp; cũng như doanh nghiệp triển khai ERP sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào cho môi trường văn hóa hay đối với các cá nhân riêng.
3. Năng lực của nhà cung cấp – Đầu mối quan tâm hàng đầu khi doanh nghiệp triển khai ERP
Năng lực của nhà cung cấp cũng quan trọng không kém và cũng cần được quan tâm lưu ý khi doanh nghiệp triển khai ERP. Bởi, ERP là một hệ thống lớn; liên quan đến hầu hết các nghiệp vụ kinh doanh phức tạp của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi nhà cung cấp phải có năng lực phù hợp để phát triển sản phẩm. Cũng như sở hữu một đội ngũ có kinh nghiệm triển khai dự án nhiều năm. Với nhiều khách hàng tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp đã phải trả giá đắt cho việc thuê các nhà cung cấp không có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực ERP. Chỉ vì suy nghĩ đơn giản: Chỉ cần đó là công ty Công nghệ thông tin là được! Thậm chí đến mức, một số doanh nghiệp còn nhầm lẫn giữ việc triển khai ERP với việc triển khai website công ty; phần mềm kế toán; hay các phần mềm đơn lẻ khác. Để rồi phải “đớn đau” khi “tiền mất tật mang”. Vừa không mang về lợi ích cho doanh nghiệp; vừa gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống quản trị; lại vừa phải tốn một số tiền không nhỏ cho việc đầu tư nhầm chỗ.
► Xem thêm: Giải pháp ASOFT-ERP giúp được gì cho doanh nghiệp?
4. Địa phương hóa – Vấn đề nan giải khi doanh nghiệp triển khai ERP
Ngoài ba yếu tố trên, thì yếu tố địa phương hóa trong ERP cũng rất quan trọng. Nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn lớn. Khi không quan tâm yếu tố địa phương hóa này (localization).
✔ Các yếu tố địa phương hóa cụ thể chúng ta phải lưu ý
– Quy định pháp lý của nhà nước liên quan đến một số phần hành của ERP: quy định về thuế; tài chính; lao động; bảo hiểm;…mỗi quốc gia có một số quy định rất đặc thù, không phải hệ thống ERP nào cũng có thể đáp ứng được.
– Kết nối với các cổng thông tin quốc gia: mỗi quốc gia có các cổng thông tin theo quy định của chính phủ như báo cáo thuế; báo cáo BHXH; Hải Quan;…và rất nhiều hệ thống ERP không tích hợp được các công thông tin bắt buộc này.
– Vấn đề ngôn ngữ: nhiều hệ thống ERP không được Việt hóa cũng gây khó khăn không ít cho nhân viên doanh nghiệp khi bắt đầu quá trình sử dụng hệ thống hoặc mỗi khi có biến động nhân sự.
– Thói quen và sự chuyên nghiệp của nhân sự: nhiều hệ thống ERP được thiết lập theo những quy trình quá cứng ngắt, đòi hỏi cao về mặt tuân thủ. Dẫn đến rất nhiều doanh nghiệp không theo nổi để duy trì việc vận hành theo hệ thống trong thực tế.
Thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng trong thực tế lại có rất nhiều hệ thống ERP có sẵn trên thị trường không thể đáp ứng được các yêu tố mang tính chất địa phương hóa này. Nhiều doanh nghiệp triển khai ERP đã bị vướng; dẫn đến dự án không thể kết thúc được.
Tạm Kết
Một dự án ERP thành công phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và bạn sẽ phải có kế hoạch cụ thể. Nhằm xử lý các thách thức đến từ những vấn đề không thể tránh khỏi như: năng lực và kinh nghiệm nhà cung cấp; nhân sự và văn hóa doanh nghiệp; địa phương hóa phần mềm ERP;… Hy vọng bài viết này có thể giúp ít cho quý doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu và đầu tư triển khai ERP.
Công ty Cổ phần ASOFT, với hơn 18 năm kinh nghiệm triển khai ERP cho hơn 3000 đối tác. Chúng tôi luôn cam kết làm đến cùng – làm đến khi có kết quả. Nếu làm không đúng thì sẽ làm miễn phí đến khi doanh nghiệp sở hữu phần mềm ERP tối ưu nhất. Để đăng ký nhận Demo hoặc biết thêm chi tết về hệ thống phần mềm. Mời quý doanh nghiệp Đăng ký ngay hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn ASOFT qua hotline: 19006123
► Xem thêm: 5 Cách giảm rủi ro khi triển khai hệ thống quản trị doanh nghiệp ERP
Ban Biên Tập ASOFT