Những khó khăn trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp được xem là quá trình thay đổi, chuyển hóa từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.

Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

► Xem thêm: Giải pháp quản trị hiệu quả với hệ điều hành doanh nghiệp 4.0

Thực trạng chuyển đổi số ở các doanh nghiệp Việt

Theo nguồn tin từ Vinasa vào năm 2020 thì tại Việt Nam, hơn 90% các doanh nghiệp đã từng ứng dụng hoặc có sự quan tâm đến chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Tuy vậy chỉ có khoảng 10% trong số số đó nhận định rằng quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp mình mang lại kết quả tốt và gắn với những giá trị trọng yếu. 

Nhìn vào thực tế, Việt Nam có tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 97% nhưng thực trạng đổi mới về khoa học công nghệ vẫn chưa đủ điều kiện cho quá trình chuyển đổi số. Nhiều doanh nghiệp thiếu kiến thức về chuyển đối số số còn lại chưa có kinh nghiệm và không biết nên bắt đầu từ đâu. 

Năm 202, các giải pháp phần mềm được doanh nghiệp Việt ứng dụng nhiều hơn, hoạt động quản lý trên nhiều phương diện, nhiều nền tảng. Cụ thể:

Doanh nghiệp đang dần chuyển hướng qua việc trực tiếp kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, các nên tảng kinh doanh online như: Shopee, Lazada, Tiktok, Tiki… 

Thực trạng chuyển đổi số ở các doanh nghiệp Việt
Thực trạng chuyển đổi số ở các doanh nghiệp Việt

Khoảng hơn 100.000 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đang sử dụng phần mềm ASOFT, KiotViet, Sapo… cũng như các phần mềm hỗ trợ khác như Nhanh, Harvan… cho hoạt động bán hàng và quản lý các kênh bán hàng của mình. 

Các chiến dịch quảng cáo hiện nay đều nhắm đến các kênh Digital Marketing như Facebook, Tiktok, Google,…

60% doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm kế toán, trong đó rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn ASOFT trở thành đối tác cung cấp giải pháp phần mềm đáng tin cậy. 

Trên 200.000 doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm hóa đơn điện tử

Hầu hết doanh nghiệp đều trang bị chữ ký số

Những số liệu trên là minh chứng cho quá trình số hóa dữ liệu, số hóa quy trình trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên quá trình này vẫn chưa đạt được những kết quả cao. Để đi đến việc chuyển đối số, doanh nghiệp cần phải chuyển đổi mô hình kinh doanh cũng như định hướng những chiến lược, bước đi phù hợp cho từng giai đoạn để xây dựng doanh nghiệp vững mạnh, tránh rơi vào “bẫy chuyển đổi số”.

► Xem thêm: Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam: Người đã nhập cuộc – Kẻ còn loay hoay

Những yếu tố tác động đến doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số

Nguồn nhân lực

Số lượng nhân sự, chất lượng nhân lực, năng lực và đặc điểm của đội ngũ nhân lực đều ảnh hưởng tới việc thiết kế bộ máy tổ chức. Ví dụ, với những đơn vị có đội ngũ nhân lực yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật cao, cần hoạt động theo nhóm thì rất cần tổ chức bộ máy linh hoạt, không nên cồng kềnh mà nên chia theo từng dự án.

Môi trường bên ngoài

Môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới cấu trúc của một doanh nghiệp. Những sức ép của thị trường, những sự thay đổi từ mô hình quản trị chung, các sản phẩm mới ra đời, tính chất cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau sẽ đặt ra yêu cầu tái cơ cấu tổ chức đối với mô hình doanh nghiệp nhỏ. Sự phản ứng linh hoạt của cơ cấu tổ chức trong điều kiện môi trường bên ngoài có nhiều biến động sẽ là chìa khóa để doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng và phát triển bền vững.

Chiến lược phát triển

Chiến lược của tổ chức tác động lên toàn bộ doanh nghiệp và cả mô hình doanh nghiệp. Chiến lược phát triển được đặt ra trong một thời gian dài đi kèm những mục tiêu cụ thể. Có thể để đáp ứng mục tiêu của chiến lược mà mô hình doanh nghiệp nhỏ sẽ cần phải thay đổi. chẳng hạn như yêu cầu chuyển đổi số, trong chiến lược phát triển một số tổ chức bắt buộc phải thay đổi mô hình quản trị doanh nghiệp của mình.

Những yếu tố tác động đến doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
Những yếu tố tác động đến doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số

Công nghệ

Nhìn có vẻ như mối liên quan giữa công nghệ và bộ máy tổ chức không mấy liên quan, nhưng kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra sợi dây liên hệ này. Tổ chức với nền tảng công nghệ cao chắc chắn sẽ yêu cầu về một cơ cấu tổ chức khác biệt với các đơn vị truyền thống.

ERP – giải pháp của chuyển đổi số 

Có thể nói, triển khai phần mềm ERP chính là một trong những điểm khởi đầu hoàn hảo trong chuyển đổi số.Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn đang quản lý tổ chức của mình theo phương thức truyền thống thông qua excel, sổ sách, chưa ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào quá trình quản trị doanh nghiệp.

Ngay cả các doanh nghiệp đang sử dụng các phần mềm quản lý kế toán, CRM, kho,… cũng đều chưa đạt được sự đồng nhất, các phần mềm được vận hành riêng lẻ khiến quá trình sử dụng trở nên kém hiệu quả, tiêu tốn nhiều thời gian trong việc trao đổi thông tin, thống nhất dữ liệu.

Nền tảng quản trị toàn diện doanh nghiệp ASOFT-ERP được nghiên cứu và vận hành bởi ASOFT – Đơn vị tiên phong trong lĩnh vực xây dựng hệ thống phần mềm ERP tại Việt Nam.ASOFT ERP là công cụ quản trị doanh nghiệp giúp điều hành tổng thể hoạt động của tổ chức với tính tùy biến cao, phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn.

ASOFT đang là đơn vị cung cấp giải pháp ERP dẫn đầu xu thế
ASOFT đang là đơn vị cung cấp giải pháp ERP dẫn đầu xu thế

Phần mềm ASOFT ERP được nghiên cứu và xây dựng dựa trên hơn 19 năm kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn triển khai ứng dụng tại hơn 3200 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy so với các phần mềm tương tự trên thị trường hiện nay, ASOFT ERP có thể linh hoạt điều chỉnh theo đặc thù của doanh nghiệp. Đây là một trong những điểm ưu việt giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể. 

► Xem thêm: Khó khăn của doanh nghiệp nhỏ trước những đổi mới công nghệ của thời đại 4.0

Tạm kết:

Với hơn 19 năm kinh nghiệm hợp tác cùng 3200 doanh nghiệp, ASOFT ERP được thiết kế với tính năng linh hoạt, tích hợp đa nền tảng và có thể kết nối với các hệ thống khác để tạo thành một hệ sinh thái quản trị doanh nghiệp toàn diện. Khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô, phần mềm sẽ đóng vai trò là thành tố trung tâm tạo nên nền móng công nghệ vững chắc cho quá trình thay thế và nâng cấp hệ thống quản trị.

Ngoài ra, nếu quý khách hàng quan tâm đến các vấn đề phần mềm quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ; quản trị quan hệ khách hàng; quản lý nhân sự và tiền lương, đồng thời cần hỗ trợ tư vấn thêm và demo miễn phí: Đăng ký ngay. Hoặc liên hệ hotline: 1900 6123.

Ban Biên Tập ASOFT

 

Đánh giá nội dung

Bình luận