Ngành dệt may Việt Nam đang chịu những áp lực nào của các mạng công nghiệp 4.0?Trước xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, với trình độ tự động hoá cao, việc sử dụng robot khiến ngành Dệt may Việt Nam tất yếu sẽ mất vị thế về nhân công giá thấp. Ngoài ra, các lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu không được trang bị kiến thức mới, chủ yếu là kỹ năng sáng tạo.
Cùng với việc mất lợi thế về nhân công giá thấp và tay nghề cao, Dệt may Việt Nam trong Cách mạng công nghiệp 4.0 còn phải đối mặt với nguy cơ các công ty chuyển dần sản xuất về các nước như Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc… là các quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển và chiếm tới gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam.
Có thể nói, hiện ngành Dệt may Việt Nam đang đứng ở “ngã ba đường”, bởi công nhân giá rẻ giờ đây đã không thể so được với các nước như: Lào, Campuchia, Bangladesh…; Công nghệ lại kém hơn nhiều so với các nước phát triển. Trong bối cảnh này, nếu ngành Dệt may không có chiến lược chuyển đổi phù hợp, đầu tư bài bản thì sẽ không thể duy trì được sự phát triển, đồng thời bị tụt lại phía sau.
Giải pháp dành cho ngành dệt may Việt Nam
Để có thể tồn tại và cạnh tranh được với các đối thủ trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Dệt may Việt Nam trước tiên buộc phải đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động. Cụ thể là phải đầu tư tiếp cận công nghệ hàng đầu của thế giới, giảm lượng lao động trên một sản phẩm. Làm được điều đó, các doanh nghiệp dệt may có thể tăng năng suất, rút ngắn thời gian giao hàng, cùng với đó là tăng lương cho người lao động, thu hút được nhân sự… tạo lợi thế cạnh tranh.
Để làm được những điều đó, một phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP đang là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. ASOFT là một đơn vị uy tín chuyên cung cấp các giải pháp phần mềm quản trị nguồn lực ERP được nhiều doanh nghiệp tin tưởng sử dụng nhất hiện nay.
Đừng chần chừ, hãy liên hệ ngay với ASOFT để được tư vấn demo hoàn toàn miễn phí.
Ban biên tập ASOFT