Dưới đây, F&B Việt Nam, chuyên trang thông tin về ngành ẩm thực, đã chỉ ra 7 biện pháp cần áp dụng để các nhà hàng, quán ăn tăng doanh thu online trong mùa đại dịch Covid-19.
1. Đơn giản hóa thực đơnTối ưu hóa thực đơn sẽ giúp các quán có thể phục vụ dễ dàng hơn và giảm tình trạng hao phí nguyên liệu
Trên thực tế, có một số món trong thực đơn mà khách hàng sẽ hay lựa chọn, còn một số món khác thì không. Vì vậy, hãy lập ra danh sách các món thường được chọn nhiều nhất và đưa vào menu online. Ngoài ra khi bán online, hãy lưu lại dữ liệu khách hàng để đánh giá hiệu quả các món có trong thực đơn và sau đó tối ưu hóa menu.
Một điều cũng cần lưu ý là khi bán trên các kênh online, bạn chỉ có vài phút để gây ấn tượng với khách hàng. Nếu thực đơn của bạn không thể thu hút sự chú ý của họ trong vài phút, bạn vừa mất một khách hàng tiềm năng.
2. Tối ưu hóa việc nhận đơn hàng
Bước tiếp theo là tối ưu hóa quá trình nhận đơn đặt hàng. Tận dụng triệt để các nền tảng công nghệ mà bạn có thể có để đảm bảo rằng các đơn hàng sẽ được chế biến ngay khi khách đặt hàng, thay vì phải chờ đợi shipper đến nơi rồi quán mới bắt đầu làm.
3. Tối ưu hóa quy trình giao hàng
Giảm thời gian giao hàng đòi hỏi bạn phải đánh giá kỹ lưỡng toàn bộ quy trình của nhà hàng. Các hoạt động tính từ thời điểm đơn hàng được đặt đến lúc thức ăn giao tới tay khách hàng tốt nhất không nên kéo dài quá 30 phút. Bất cứ lý do khiến việc giao hàng muộn hơn sẽ ánh hưởng đến trải nghiệm của khách và dẫn đến mất doanh thu tiềm năng trong tương lai.
4. Vận hành các chiến dịch PR một cách thông minh
Một vấn đề đặc biệt quan trọng trong kinh doanh online chính là PR. Với sự cạnh tranh tăng gấp nhiều lần như hiện nay, chi tiêu cho PR là chi phí bắt buộc phải có. Nhưng điều đó không có nghĩa là chạy PR trên mọi kênh, làm gia tăng áp lực tài chính cho chủ quán.
Thay vào đó, đây là thời điểm tốt để PR linh hoạt. Bạn có thể thêm combo, món ăn miễn phí, giảm giá cho các mục thực đơn ít phổ biến ….
Xây dựng chiến dịch quảng cáo dựa trên sự hiểu biết về khách hàng cũng là biện pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn. Ví dụ dựa trên dữ liệu thu thập từ máy tính tiến POS, bạn có thể chạy các chiến dịch nhắm tới nhóm khách hàng cụ thể như suất ăn cho những ai độc thân hay vẫn còn đi làm trên văn phòng, suất ăn giảm giá vào các giai đoạn thấp điểm,…
5. Đảm bảo các khuyến cáo về an toàn
Giữa thời dịch bệnh như hiện nay, quan trọng nhất là cho khách hàng biết bạn luôn tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như an toàn sức khoẻ. Vì vậy hãy luôn trang bị cho nhân viên khẩu trang, mặt nạ, găng tay trong suốt quá trình chuẩn bị và chế biến món ăn. Tất cả các nhân viên giao hàng cũng phải được tập huấn các kiến thức về phòng tránh lây nhiễm trực tiếp trong quá trình giao hàng.
6. Liên kết với các nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến
Mọi người đang có xu hướng sử dụng các nền tảng như Foody; Grab Food; Beamin; … để đặt đồ ăn. Vì vậy các hàng quán nên hợp tác với những đơn vị này để tận dụng nguồn khách hãng sẵn có, đồng thời tối ưu hóa quy trình. Nếu ngân sách của bạn cho phép, có thể đầu tư một chút để chạy quảng cáo trên những nền tảng đó, giúp nhà hàng tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
7. Tối ưu hóa website
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy cập nhật trang web của bạn để tăng cường sự hiện diện trực tuyến. Bắt đầu từ việc tinh chỉnh SEO cho đến bổ sung các chức năng xem menu, đặt hàng, thanh toán, …
Dưới đây là một số mẹo có thể giúp cải thiện trang web nhà hàng:
• Sử dụng hình ảnh đẹp, bắt mắt để thu hút khách hàng.
• Chú ý các từ khóa phổ biến nhất để đảm bảo rằng trang web có thứ hạng tốt trên kênh tìm kiếm Google ( Ví dụ: lẩu ngon nhất, lẩu mang về,..)
• Đặt tất cả thông tin liên hệ cần thiết ( hotline; email; fanpage; zalo; ..) và các thông tin như địa điểm và thời gian hoạt động cửa hàng, tích hợp phương tiện truyền thông xã hội, ưu đãi, v.v. lên trang web
• Phản hồi ngay lập tức nếu có khách nhắn tin để thúc đẩy doanh số.
Trước tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, nhiều cơ sở F&B bắt buộc phải chuyển đổi mô hình kinh doanh online để cầm cự. Tuy nhiên, những rào cản về kiến thức công nghệ, phụ thuộc vào các kênh giao hàng thứ ba khiến chủ doanh nghiệp gặp khó khăn khi muốn số hóa quy trình quản lý, giao hàng.
Ban biên tập ASOFT.