1. Chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp. Ứng dụng các công nghệ để thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh. Từ đó đem đến những giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp.
Ngoài ra nó còn được hiểu là sự thay đổi về văn hóa của doanh nghiệp. Đòi hỏi doanh nghiệp cần liên tục cập nhật, thay đổi và thoải mái chấp nhận những điều thất bại. Không quyết tâm khi thay đổi từ “gốc rễ”; đã rất nhiều tổ chức rất chật vật trong quá trình chuyển đổi số.
Khác với số hóa – là quá trình hiện đại hóa; chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số. Như việc chuyển từ tài liệu số sang file mềm trên máy tính; hay số hóa truyền hình chuyển từ analog sang phát sóng kỹ thuật… Thì “chuyển đổi số” là việc khai thác toàn bộ những dữ liệu có quá trình số hóa. Áp dụng công nghệ phân tích, biến đổi dữ liệu để tạo ra những giá trị mới. Cũng có thể coi “số hóa” như là một phần của quá trình “chuyển đổi số”.
Tại Việt Nam, “chuyển đổi số” được hiểu là thay đổi mô hình DN từ dạng truyền thống sang dạng số. Dựa trên những ứng dụng công nghệ mới (Bigdata), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud)…. Để thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình thực hiện, văn hóa của doanh nghiệp.
► Xem thêm: Đo lường ROI – Tỷ suất hoàn vốn của Chuyển đổi số mà doanh nghiệp cần quan tâm
► Xem thêm: Chuyển đổi số và những hiểu lầm phổ biến của các doanh nghiệp
2. Lý do Chuyển đổi số trở nên “nổi như cồn” trong giai đoạn đại dịch Covid-19
Trước tác động của đại dịch Covid-19, các phương tiện liên lạc lẫn kinh doanh của các doanh nghiệp bị hạn chế. Những trên thế giới internet thì không. Để duy trì các mối quan hệ, thúc đẩy trò chuyện và tương tác; các doanh nghiệp đã ứng dụng các kênh kỹ thuật số để giao tiếp. Và giờ đây là chuyển hoạt động kinh doanh của mình lên nền tảng kỹ thuật số này. Trong báo cáo Chuyển đổi số mới nhất, Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết; “để thành công trong kỷ nguyên số, (các công ty) sẽ cần phải trở thành doanh nghiệp kỹ thuật số; và xem xét lại mọi khía cạnh trong tổ chức.”
Các doanh nghiệp đã tiến hành những sự thay đổi trong cơ cấu, quy trình kinh doanh để phù hợp với môi trường kỹ thuật số và phát huy thế mạnh của nó. Đó là tự động hóa. Càng bắt tay vào thực hiện, họ càng nhận ra những tiện ích to lớn của trí tuệ nhân tạo (AI); hay học máy (Machine learning). Từ đó sẵn sàng đầu tư để đáp ứng và phát triển.
Hãy xem khảo sát 15 ngành công nghiệp toàn cầu gần đây:
- 47% CEO đã được ban giám đốc yêu cầu chuyển sang kinh doanh kỹ thuật số
- 56% nói rằng khi thực hiện các cải tiến kỹ thuật số, lợi nhuận đã tăng lên.
Mọi ngành công nghiệp đều đang cố gắng để chuyển đổi số. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về những lý do Chuyển đổi số trở thành con đường tất yếu cho các doanh nghiệp nhé.
► Xem thêm: 5 yếu tố ảnh hưởng đến thành công trong quá trình Chuyển đổi số
► Xem thêm: Doanh nghiệp trong vòng xoáy Chuyển đổi số: Người nhập cuộc, Kẻ vẫn loay hoay
3. Những lý do Chuyển đổi số trở thành một lựa chọn tất yếu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0
Chuyển đổi số mang đến những lợi ích to lớn cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Từ quản lý, điều hành đến kinh doanh, nghiên cứu và phát triển.
Những lợi ích có thể kể đến như: cắt giảm chi phí vận hành; tiếp cận được nhiều khách hàng và tăng trưởng bền vững.
a. Thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban
Khoảng cách giữa các phòng ban chính là rào cản, nếu muốn phát huy hiệu quả tổng thể doanh nghiệp. Hoạt động không đồng bộ; không thống nhất về quy trình, dữ liệu; hay không chung tiếng nói và tương tác liền mạch; sẽ khiến cho các hoạt động; đặc biệt là các hoạt động liên quan đến các phòng ban khác nhau; không thể vận hành trơn tru và hiệu quả.
Với Chuyển đổi số, các phòng ban sẽ được gắn kết và thống nhất theo một phương thức hoạt động chung. Hệ thống phần mềm quản trị trong doanh nghiệp cho phép các phòng ban giao tiếp, tương tác đồng bộ. Không chỉ giúp quản lý hoạt động nội bộ; mà việc trao đổi liên ban cũng sẽ thúc đẩy hiệu quả chung lẫn mỗi cá nhân
b. Tăng tính minh bạch và thúc đẩy hiệu suất cá nhân
Khi mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều được ghi nhận bởi hệ thống, doanh nghiệp phát huy được thế mạnh của nền tảng này. Đó chính là tính lưu trữ và tính minh bạch.
Tính minh bạch:
Với phương pháp quản lý thủ công bằng giấy tờ, hoặc bằng các file excel, word lưu trữ; nhà quản lý gần như mù mờ vì tình trạng hoạt động hiện tại; hoặc mất nhiều thời gian để các phòng ban tổng hợp và làm báo cáo; mà độ chính xác lại không được đảm bảo.
Nhưng, với phần mềm quản trị doanh nghiệp:
- Báo cáo luôn được cập nhật realtime và trình bày trực quan bằng các biểu đồ, bảng, hàng,..
- Tính minh bạch và chính xác bởi hệ thống tự động đảm bảo tính khách quan và thực tế
- Tiết giảm thời gian cho các công việc lưu trữ, tổng hợp thủ công
- Nhà quản lý nhanh chóng nắm bắt tình hình hoạt động để có những quyết định kịp thời.
Thúc đẩy hiệu suất cá nhân
Phần mềm quản lý doanh nghiệp cho phép ghi nhận; theo dõi và đánh giá hiệu quả từng công việc của mỗi cá nhân khác nhau. Chính điều đó
- Tự động hóa các công việc lặp lại: Thế mạnh tự động hóa cho phép nhân viên tiết giảm được thời gian dành cho các công việc lặp lại. Và tập trung vào các công việc đòi hỏi sự sáng tạo và linh hoạt hơn
- Quản lý công việc và thời gian hiệu quả. Xóa bỏ sự mập mờ trong giai đoạn chia việc, nhân viên sẽ biết được chính xác tính chất và chi tiết công việc. Sắp xếp và tiến hành theo thứ tự ưu tiên, tối ưu thời gian cho những thông tin lệch lạc của những cách giao việc cũ (qua group chat/ email/ giao bằng miệng,..)
- Đánh giá, đo lường hiệu quả công việc chính xác và minh bạch: Mọi thao tác, giai đoạn hoàn thành công việc đều được ghi nhận và cập nhật liên tục. Nhân viên cũng có cơ sở để luôn luôn cố gắng cống hiến; vì những đóng góp của mình được thể hiện và đo lường rõ ràng.
► Xem thêm: Liều thuốc thúc đẩy tính chủ động của nhân viên mà quản lý cần biết
c. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Nền tảng công nghệ là điều kiện cần thiết giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, chính xác và chất lượng hơn. Từ đó tối ưu chi phí, nâng cao hiệu suất và năng lực cạnh tranh trên thị trường. Điều này không chỉ thể hiện ở quy trình làm việc khoa học, nhanh gọn, hiệu suất; mà còn đáp ứng được kỳ vọng và nhu cầu của khách hàng.
Ngày nay, trước ảnh hưởng thúc đẩy của đại dịch Covid-19, thói quen tiêu dùng của khách hàng đã có những chuyển biến rõ rệt. Để đáp ứng kỳ vọng và sẵn sàng phục vụ khách hàng tốt hơn; chuyển đổi số sẽ là mấu chốt giúp doanh nghiệp chinh phục các điểm chạm; và đáp ứng mong đợi khách hàng tốt hơn.
d. Lợi nhuận lâu dài
Chuyển đổi số là một khoảng đầu tư lớn; không chỉ về mặt tiền bạc, thời gian, nhân lực; mà còn đòi hỏi sự thay đổi cơ cấu quy trình trong tổ chức. Nhưng cũng phải cân nhắc đến những lợi ích, lợi nhuận đem lại sau khi ứng dụng chuyển đổi số. Đó là một khoản đầu tư lâu dài và bền vững.
Theo các nghiên cứu gần đây, ước tính trên toàn thế giới, các doanh nghiệp sẽ chi tiêu cho Chuyển đổi số 2 nghìn tỷ đô la vào năm 2022. Các doanh nghiệp sẵn sàng phân bổ 10% doanh thu để lên kế hoạch và thực hiện các chiến lược kỹ thuật số. Điều này đang chứng minh sức ảnh hưởng, và sự công nhận đây là một khoản đầu tư dài hạn.
Những doanh nghiệp sống khỏe sau đại dịch Covid-19 đều là những doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số sớm. Với các sáng kiến chuyển đổi số, các doanh nghiệp sẽ duy trì tốt phong độ và tiến lên vững chắc. Việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng đòi hỏi một cách thực kinh doanh mới.
Kết
Chuyển đổi số là một chăng đường lâu dài; và đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự đầu tư ĐÚNG, ĐỦ. Khi ứng dụng thành công Chuyển đổi số, bạn sẽ nhận thấy những sự thay đổi khác biệt và nổi bật trong hoạt động kinh doanh của mình. Những lý do chuyển đổi số trên hoàn toàn có thể giúp bạn tự tin thay đổi để nâng cao hiệu quả, hiệu suất kinh doanh của mình trên thị trường hiện nay.
Với cương vị là một người dẫn dắt doanh nghiệp tiến bước vào kỷ nguyên 4.0, bạn đã sẵn sàng cho một cú nhảy vọt cùng ASOFT chưa?
Công ty Cổ phần ASOFT – Với 17 năm kinh nghiệm cung cấp các giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý và tối ưu hóa nguồn lực. Năng lực triển khai cho 2.800 doanh nghiệp trong đa dạng ngành nghề:. Từ Thương mại – Dịch vụ, Khách sạn – Nhà hàng,.. Đến các ngành sản xuất: Cơ khí, Dệt may, Gia công, Gỗ,.. Với 40% doanh nghiệp FDI đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,.. ASOFT sẽ là đối tác đáng tin cậy; đồng hành cùng doanh nghiệp bạn trong chăng đường phát triển bền vững
Đăng ký ngay hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn Công ty ASOFT theo hotline: 1900 6123 để được tư vấn và Demo miễn phí.
Ban Biên tập ASOFT.