Lợi ích và cách tiếp cận giải pháp Nhà máy thông minh

Lợi ích và cách tiếp cận nhà máy thông minh

Hiểu lầm phổ biến về Nhà máy thông minh

Nhiều doanh nghiệp sau thậm chí 1 năm triển khai giải pháp công nghệ mà không đạt được mục đích. Sau đó họ liền vội vã cho rằng, dự án triển khai giải pháp nhà máy thông minh của mình đã thất bại. Lúc này, xu hướng chung của các DN là đổ lỗi cho nhà cung cấp và tư vấn giải pháp. Sau đó là từ bỏ và kiếm tìm một nhà cung cấp giải pháp khác. Điều này tiếp tục dẫn đến sai lầm khi đi theo vết xe đổ trước đó. Khi ấy, doanh nghiệp không khác gì đi trong sương mù. Không hiểu vấn đề của mình ở đâu và cần phải khắc phục như thế nào.

Vì thế, điều đầu tiên, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về khái niệm và bản chất của Nhà máy thông minh là gì

Nhà máy thông minh là tổng hòa của 3 yếu tố kết hợp với nhau. Đó là: Máy móc thiết bị, phương pháp quản trị (yếu tố con người) và phương thức kết nối (yếu tố công nghệ). Để việc xây dựng thành công giải pháp đồng bộ, không thể thiếu bất kì trụ cột nào. Vì vậy, điều kiện tiên quyết khi muốn triển khai Nhà máy thông minh là: Máy móc thiết bị, quy trình sản xuất phải đạt ở mức độ tự động hóa nhất định. Từ đó tạo nên một bộ giải pháp tổng thể. Nếu thiếu hệ thống 4.0, doanh nghiệp sẽ chỉ dừng lại ở việc ứng dụng phần mềm quản trị. Điều này không dựng nên nhà máy thông minh. Mà chỉ đơn giản là giúp quy trình hoạt động sản xuất minh bạch và rõ ràng hơn mà thôi.

► Xem thêm: Ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất – Xu thế phát triển nhà máy số

Nhà máy thông minh – Tiếp cận thế nào cho đúng?

Một hệ thống thiết bị, máy móc được tự động hóa là điều kiện không thể thiếu khi triển khai nhà máy thông minh. Tuy nhiên, điều này ở chiều ngược lại cũng không chắc chắn cho sự thành công. 

Cũng như khi triển khai hệ thống ERP hay MES, DN luôn đặt những kỳ vọng nhất định vào hiệu quả khi ứng dụng. Có thể kể đến là giúp nâng cao năng xuất, giảm nhân công lao động, kiểm soát tốt chất lượng thành phẩm,… Tuy nhiên, không ít sớm “vỡ mộng” khi không thể đạt được mục đích của mình. Trên thực tế, không phần mềm hay giải pháp quản trị nào có thể giải quyết được bài toán này. Hệ thống chỉ đóng vai trò chiếu xạ hoạt động điều hành sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp trên nền tảng số. Điều này giúp hạn chế tối đa những sai sót, tổn thất về dữ liệu và thời gian nhập liệu.

Vậy nên, doanh nghiệp không nên coi ERP, MES hay giải pháp Nhà máy thông minh là lời giải cho các vấn đề trong vận hành doanh nghiệp. Mà thay vào hãy xem xét lại về cách thức vận hành hiện đang có. Từ đó có hướng sắp xếp con người và công nghệ phù hợp để đạt được kết quả tối ưu.

Lợi ích thực sự của Giải pháp Nhà máy thông minh là gì?

Cần phải hiểu rằng, giải pháp Nhà máy thông minh không dừng lại ở một công nghệ. Nó đóng vai trò mạng lưới thông tin minh bạch và thông suốt đối với mọi bộ phận, phòng ban trong doanh nghiệp. Với mô hình này, dữ liệu sẽ được mang tới gần hơn với nhà quản trị. Và ở chiều ngược lại, tầng thực thi sản xuất nắm được thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời từ hệ thống quản trị kinh doanh. Như vậy, việc ứng dụng Giải pháp Nhà máy thông minh sẽ giúp triệt tiêu những vấn đề tồn đọng trong các hệ thống quản trị doanh nghiệp cũ. Như thông tin rời rạc, khó tích hợp, dữ liệu không được cập nhật đúng, đủ và kịp thời. 

Vượt trên vấn đề nội bộ, giải pháp này còn cho phép tích hợp các thông tin từ bên ngoài. Có thể kể đến như xu hướng phát triển của thị trường, dự báo nhu cầu của khách hàng,… để doanh nghiệp nắm bắt được bức tranh toàn cảnh nhất về tình hình thực tế doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở xác thực nhất để chủ DN nắm bắt vấn đề đang gặp phải. Từ đó đưa ra các quyết định chính xác để nâng cao năng xuất và chất lượng công việc.

Trong tương lai, các hệ thống Nhà máy thông minh sẽ được trang bị các tính năng AI, Machine Learning. Điều này hỗ trợ phân tích dữ liệu và đưa ra những cảnh báo hữu ích có chiều sâu như: Dự báo bảo trì chủ động thiết bị, lập kế hoạch sản xuất phù hợp với năng lực của máy móc và tối ưu hóa năng lượng,… Lúc này, có thể coi hệ thống là một thực thể có khả năng vận động tương đối lập. Không chỉ đóng vai trò ghi lại và sắp xếp dữ liệu vận hành doanh nghiệp chính xác, minh bạch. Mà còn có thể tự định hướng và thậm chí tự chủ động thực hiện được phương hướng khắc phục các vấn đề vận động nội tại trong quá trình sản xuất. 

► Xem thêm: Nâng cao hiệu quả quản lý kho với giải pháp phần mềm

Kết

Việc chuyển dịch mô hình sản xuất Nhà máy thông minh là xu hướng tất yếu trong kỷ nguyên 4.0. Tuy nhiên, quãng đường chinh phục mục tiêu sẽ ít chông gai hơn, nếu các nhà quản trị có được định hướng và điều chỉnh kỳ vọng đúng đắn. Đồng nghĩa với tỉ lệ thành công cũng cao hơn

—————————————————————————–

Phần mềm ASOFT-ERP cung cấp giải pháp quản trị tổng thể và toàn diện cho doanh nghiệp sản xuất. Với hệ thống phần mềm quy mô, tập hợp nhiều tính năng và báo biểu linh hoạt, ASOFT-ERP giúp lãnh đạo doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh sản xuất của mình. Đặc biệt được tùy chỉnh và tương thích đặc thù cho từng ngành sản xuất của doanh nghiệp.

→ Tìm hiểu thêm về phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể ASOFT-ERP

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí ngay hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn ASOFT qua hotline: 1900 6123

Đánh giá nội dung

Bình luận

error: