► Xem thêm: Giải pháp công nghệ ERP và 5 số liệu đánh giá KPI cần biết
► Xem thêm: 9 yếu tố ảnh hưởng đến thời gian triển khai phần mềm ERP
Là chủ doanh nghiệp, lẽ dĩ nhiên, bạn sẽ muốn giữ cho hệ thống ERP của mình có tuổi đời càng lâu càng tốt. Điều này, có thể sẽ giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí. Tuy nhiên, nếu như hệ thống không thể đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp; bạn nên thay thế chúng trước khi chúng thực sự mang đến những bất lợi cho việc kinh doanh.
Tuổi đời thông thường của một hệ thống phần mềm ERP
Theo nhiều chuyên gia, 5 năm sẽ là khoảng thời gian phù hợp để thay thế phần mềm. Nhiều doanh nghiệp khác lại nhận thấy rằng 5 năm là khoảng thời gian quá ngắn. Họ cho rằng, từ 7 – 10 năm mới là thời gian hợp lý để thay thế phần mềm ERP.
Song, con số thường chỉ mang tính dự đoán. Bởi, tùy theo tình hình và tính chất kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể; các doanh nghiệp có thể sẽ linh động bảo trì; cập nhật hoặc thay thế hệ thống phần mềm ERP.
Tuy nhiên, hiện nay các hệ thống ERP cũng đang được nghiên cứu phát triển toàn diện, thân thiên, nhiều tính năng, và có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng hơn. Các công ty gia công phần mềm ERP thường xuyên nâng cấp và cập nhật hệ thống định kỳ. Đảm bảo phầm mềm ERP đời mới ngày càng hoàn thiện, tối ưu.
► Xem thêm: Cảm giác lướt newsfeed của các CEO trên phần mềm ASOFT-ERP 9 R9
Dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp cần thay đổi hệ thống phần mềm ERP
Để xác định phần mềm ERP đang sử dụng đã cần thay thế chưa, chủ doanh nghiệp cần dựa vào rất nhiều yếu tố. Bao gồm mô hình kinh doanh hiện tại và các quy tắc triển khai công việc. Có thể cụ thể hóa thành 03 nguyên nhân chính như:
1. Phiên bản phần mềm đã “lỗi thời”
Cũng như hiệu suất làm việc của con người, các phần mềm cũng cần có tuổi đời nhất định. Trong chu kì từ khoảng 05 đến 07 năm, các phiên bản hệ thống ERP cũ thường sẽ gặp phải nhiều lỗi về tín năng, giao diện, năng suất chạy việc,… Mặc khác, khi xã hội hiện đại đang càng phát triển, cuộc chạy đua công nghệ thông tin ngày càng tân tiến. Các phần mềm cũng càng ngày càng được nghiên cứu, phát triển đến mức tối ưu nhất. Tăng cao hiệu suất làm việc cho công ty nhất. Vì vậy, việc cập nhật, thay đổi phần mềm quản trị doanh nghiệp thức thời sẽ giúp doanh nghiệp tiến gần với thời đại chuyển đổi số hơn.
2. Gặp nhiều sự cố trong lúc sử dụng phần mềm
Bởi nhiều nguyên nhân như phần mềm đã có tuổi đời quá lâu; công ty giải pháp làm việc chưa thực sự tốt; phần mềm chưa đủ thân thiện với người dùng;… Khiến hệ thống phần mềm ERP của doanh nghiệp thường xuyên gặp phải các lỗi về giao diện; cấu hình; năng suất chạy việc; tự động tắt ngang trong lúc làm việc; thất thoát các dữ liệu quan trọng;… Gây ảnh hưởng lớn đến công việc chung của toàn doanh nghiệp. Thì cũng chính là lúc các doanh nghiệp phải thức thời tìm hiểu nguyên do ngay tức khắc, từ đó suy nghĩ định hướng khắc phục, hoặc thay thế nếu cần thiết.
3. Thiếu sót hoặc dư thừa bộ phận làm việc
Ngoài những nguyên nhân như phiên bản quá cũ, hiệu suất chạy phần mềm kém,… thì việc thiếu sót hoặc dư thừa các bộ phận liên quan cũng khiến doanh nghiệp gặp nhiều rắc rối trong việc điều hành. Vấn đề này đặc biệt thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp đang có khuy hướng mở rộng chi nhánh kinh doanh.
Bởi, khi doanh nghiệp mở rộng chi nhánh, hệ thống nhân lực trong công ty cũng sẽ có nhiều thay đổi. Mô hình nhân sự thay đổi, các phòng ban liên quan có thể mở rộng hoặc thu hẹp; xếp hạng thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng của các công việc cũng có những thay đổi lớn. Chính vì vậy mà cấu trúc hệ thống quản trị doanh nghiệp cũng cần phải được cập nhật, thay đổi theo xu hướng hiện hành. Đây cũng là lý do quan trọng mà các doanh nghiệp cần cân nhắc xử lý kịp thời.
Tạm kết
Tóm lại, do sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ số; các phần mềm lại ngày càng được phát triển đến mức tối ưu nhất. Vậy nên, để việc điều hành và phát triển công việc ngày càng thuận lợi, các chủ doanh nghiệp nên thường xuyên kiểm tra hệ thống phần mềm ERP. Từ đó, đưa ra quyết định thay thế, sữa lỗi phần mềm nhanh chóng trước khi việc kinh doanh thực sự bị ảnh hưởng, đình trệ.
► Xem thêm: Tầm quan trọng của nhân viên triển khai phần mềm ERP
Để được tư vấn chi tiết và cụ thể về phần mềm và giải pháp giúp chuyển đổi số thành công, Đăng ký ngay. Hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn Công ty ASOFT qua hotline: 1900 6123.
Ban Biên Tập ASOFT