Doanh nghiệp gặp phải những rào cản gì trong quá trình chuyển đối số

Một số rào cản khi chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Mặc dù chuyển đổi số làm biến đổi hầu hết các ngành, lĩnh vực, nhưng bên cạnh đó chuyển đổi số cũng tồn tại rất nhiều thách thức. Đó là tốc độ thay đổi trong kỳ vọng của khách hàng, chuyển đổi văn hóa, quy định lỗi thời, xác định và tiếp cận các kỹ năng phù hợp. Vì vậy, doanh nghiệp cần hiểu rằng chuyển đổi số sẽ đáp ứng và thích nghi với những thay đổi trong thời kỳ công nghệ, gia tăng cạnh tranh kỹ thuật số, từ đó dẫn đến hành vi kỹ thuật số của khách hàng. Dưới đây là một số rào cản trong chuyển đổi số mà doanh nghiệp nên lưu ý

► Xem thêm: Giải pháp quản trị hiệu quả với hệ điều hành doanh nghiệp 4.0

Thiếu động lực thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức

Chuyển đổi số đòi hỏi thay đổi toàn diện từ phân bổ trách nhiệm công việc, mục tiêu, chiến lược cho đến vai trò trong tổ chức. Việc thay đổi này đòi hỏi doanh nghiệp cần thực hiện trong một thời gian dài. Và đây cũng là một trong nhiều nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp “ngại” chuyển đổi số. Bởi hầu hết đều có tâm lý phải thấy được sự thay đổi cũng như lợi ích ngay lập tức thay vì mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị mà chưa thấy rõ được kết quả sẽ đạt được.

Thiếu động lực thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức
Thiếu động lực thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức

Nhiều nhà quản lý thường nghi ngờ về lợi ích mà các giải pháp công nghệ mới mang lại. Do đó họ thường không dám mạo hiểm, hạn chế rủi ro là theo dõi những người đi trước từ đó thấy được hiệu quả sau đó mới quyết định áp dụng hơn là lựa chọn cách đi tiên phong. Điều này khiến cho quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp diễn ra chậm trễ.

Phải thấy được rằng, việc ứng dụng chuyển đổi số trong các doanh nghiệp thường được quyết định bởi các cấp lãnh đạo. Do đó những người điều hành trong doanh nghiệp cần hiểu rõ tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi số, coi chuyển đổi số là một ưu tiên hàng đầu của công ty từ đó triển khai ngân sách phù hợp, truyền đạt thông tin đến nhân  để sự để mọi người thích ứng dần với mô hình mới.

Giới hạn bảo mật và quy định

Bảo mật dữ liệu là thách thức lớn với các tổ chức khi bắt đầu hành trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới. Nhiều lãnh đạo, nhất là những người trong lĩnh vực sức khỏe và tài chính, rất thận trọng khi lựa chọn một ứng dụng công nghệ số vào doanh nghiệp do lo ngại về bảo mật và quyền riêng tư. 

Các doanh nghiệp lo lắng về việc tin rác và người ngoài có thể truy cập dữ liệu bí mật về bệnh nhân hoặc khách hàng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh tiếng và khách hàng của họ. 

Để an tâm hơn về vấn đề bảo mật, doanh nghiệp nên có bộ phận chịu trách nhiệm việc giám sát các công nghệ đồng thời biết trước cách chúng được triển khai trong chiến lược kinh doanh trong khi vẫn xem xét vấn đề an ninh mạng. Ngoài ra, một phần của việc thiết lập chuyển đổi số trong một công ty là đặt ra các chính sách cho việc sử dụng thiết bị, công nghệ và mạng xã hội của nhân viên đồng thời nêu rõ các quy định.

► Xem thêm: Thực trạng chuyển đổi số ở Việt Nam: Người đã nhập cuộc – Kẻ còn loay hoay

Thiếu kinh nghiệm và nguồn nhân lực kỹ thuật số

Báo cáo cho thấy gần 70% các nhà quản lý tin rằng tổ chức của họ còn thiếu các kỹ năng về kỹ thuật số cần thiết. Thực tế, việc đưa các giải pháp công nghệ vào sử dụng tại doanh nghiệp sẽ khiến nhân viên mất một thời gian để học cách sử dụng thành thạo. Việc làm quen với công nghệ mới có thể khó khăn và mất nhiều thời gian hơn với các nhân sự thiếu kỹ năng số và ngại thay đổi.

Thiếu kinh nghiệm và nguồn nhân lực kỹ thuật số
Thiếu kinh nghiệm và nguồn nhân lực kỹ thuật số

Không hiểu rõ nhu cầu của khách hàng

Không hiểu rõ nhu cầu của khách hàng là một trong những sai lầm lớn nhất của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. Khách hàng là trọng tâm của chuyển đổi số. Do đó, nếu một doanh nghiệp không thể mang đến cho khách hàng điều họ thực sự cần thì mọi chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp đều thất bại

Trong thời đại công nghệ 4.0, nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi cùng với những cải tiến công nghệ mới. Điều doanh nghiệp cần làm là nắm bắt đúng thời điểm và hiểu rõ nhu cầu thực sự mà khách hàng mong muốn

Sự phát triển của chuyển đổi số cùng với các phương tiện truyền thông xã hội sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giao tiếp hai chiều, tương tác với khách hàng của họ dễ dàng hơn.

Chuyển đổi số cho phép cá nhân hóa các dịch vụ. Điều cần thiết của doanh nghiệp là tận dụng tối đa các dữ liệu và phản hồi của khách hàng nhằm quyết định xem khách hàng muốn gì, làm thế nào để tạo ra lợi nhuận. Bởi lẽ, trải nghiệm và sự tương tác của khách hàng là điều quan trọng nhất trong chuyển đổi kỹ thuật số và các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 

Không có kế hoạch từ ban đầu

Các kế hoạch chuyển đổi số đã và đang diễn ra. Chúng là minh chứng của sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các thủ tục chuyển đổi cần có lộ trình và khả năng xác định thời gian một dự án là mục tiêu kinh doanh cốt lõi đồng thời thiết lập các tiêu chuẩn để hướng tới. Khi doanh nghiệp đã đạt được những điều này, cần phải tiếp tục đặt ra các mục tiêu mới khi quá trình chuyển đổi số của công ty phát triển.

Không có kế hoạch từ ban đầu
Không có kế hoạch từ ban đầu

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một quá trình dài và nhiều thử thách. Doanh nghiệp nên sẵn sàng tinh thần cho sự thay đổi bằng việc chuẩn bị kế hoạch kỹ lưỡng. Khi tổ chức có sự chuẩn bị kỹ càng, thì chuyển đổi số mới có thể thành công

► Xem thêm: Giải pháp quản trị hiệu quả với hệ điều hành doanh nghiệp 4.0

Tạm kết 

Trong thời gian hiện tại, nhu cầu chuyển đổi số đã lan rộng ở toàn lĩnh vực trong cuộc sống, mang lại nhiều giá trị ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội vẫn còn tồn tại nhiều thách thức, các doanh nghiệp cần phải đặt ra những mục tiêu cùng với những chiến lược chuyển đổi số linh hoạt, hợp lý để bắt kịp với thời đại, giúp ích cho sự phát triển lâu dài. 

Bài viết trên đã tổng hợp về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn. Để được tư vấn và Demo về lộ trình chuyển đổi số theo đặc thù doanh nghiệp. Đăng ký ngay hoặc liên hệ Hotline: 1900 6123

BAN BIÊN TẬP ASOFT

 

Đánh giá nội dung

Bình luận

error: