Thoạt nhìn, toàn bộ hoạt động của ngành bán lẻ đều tập trung vào việc chuyển dịch hàng hóa vật chất đến người tiêu dùng. Và cũng bởi vì tính chất này; nhiều chủ doanh nghiệp hiểu nhầm rằng mình khó có thể áp dụng công nghệ trong ngành. Hoặc họ nghĩ rằng ngành bán lẻ sẽ nằm ngoài tác động của làn sóng chuyển đổi số; hay ít nhất là vẫn chưa. Vì họ cho rằng, quá trình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng phụ thuộc chủ yếu vào con người và công cụ vật chất.
Nhưng Nikki Baird, Phó chủ tịch về Đổi mới bán lẻ (VP, retail innovation) của Aptos; đã đưa đến một định nghĩa có tính cách mạng về Chuyển đổi số ngành bán lẻ trên tạp chí Forbes:
Chuyển đổi số trong bán lẻ là chuyển dịch từ mô hình kinh doanh tập trung vào sản phẩm theo mô hình chuỗi cung ứng (Supply chain); sang tập trung vào khách hàng, theo mô hình chuỗi giá trị số (Digital value chain) dựa trên dữ liệu”.
Định nghĩa này đã thực sự mở rộng cách chúng ta nhìn; và tư duy vào cách vận hành hoạt động bán lẻ. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết để làm rõ hơn sự khác nhau:
1. Bán lẻ truyền thống
Bán lẻ truyền thống tập trung vào sản phẩm và theo mô hình chuỗi cung ứng (Supply chain); với mục tiêu là Mua rẻ, Bán đắt và Tối ưu hoá các khâu ở giữa.
Mua rẻ
Trừ khi ở quy mô và khối lượng như Walmart; giúp doanh nghiệp có lợi thế đàm phán, thương lượng; còn lại việc mua các nhãn hàng; thương hiệu toàn quốc; hay toàn thế giới rẻ hơn đối thủ cạnh tranh nhiều là thách thức vô cùng lớn.
Một số hãng bán lẻ đã chọn cách tự thiết kế, sản xuất các sản phẩm thương hiệu của riêng mình. Và cách này cũng đem lại được hiệu quả trong ngắn hạn; nhưng cuối cùng vẫn bị đánh bật bởi các hàng hóa khác với giá cạnh tranh hơn; và sản phẩm mới mẻ nhờ được tập trung cải tiến liên tục
Bán đắt
Việc bán đắt hơn chưa từng xảy ra kể từ cuộc Đại suy thoái 2007. Các hãng bán lẻ để có được giá tốt hơn thường đem lại dịch vụ khách hàng tốt hơn; nhưng cũng đầy thách thức vì khách hàng rất nhạy cảm với giá cả; và nhanh chóng bị thu hút bởi các khuyến mại và lợi ích trước mắt.
Tối ưu hoá các khâu ở giữa
Thật khó mà cạnh tranh về việc tối ưu hóa; bởi giờ đây đối thủ cạnh tranh của bạn là những ông lớn như Amazon, Alibaba… Hãy xem cách Amazon Prime Now quản lý kho hàng bằng cách sắp xếp ngẫu nhiên và tối ưu hóa tới mức; có thể chuyển hàng ở 27 thành phố tại Mỹ (và vẫn đang tăng) trong vòng một giờ; nhanh tới mức kem chưa kịp chảy.
Cách thức các nhà bán lẻ hoạt động là tập trung vào trải nghiệm tại các cửa hàng; để khiến khách hàng ở lại trong các cửa hàng càng lâu càng tốt. Và nhân tiện trong lúc tìm mua đồ mình cần thì sẽ ngắm xung quanh; và mua thêm, mua kèm các đồ khác, đem lại doanh thu lớn hơn.
Các doanh nghiệp bán lẻ trước kia tập trung vào tối ưu sản phẩm sao cho chi phí sản xuất rẻ hơn; cố gắng tìm cách bán được nhiều sản phẩm với giá càng cao càng tốt.
► Xem thêm: Khó khăn trong quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ
► Xem thêm: Những hạn chế của việc quản lý bán hàng chỉ với Excel, sổ sách
2. Bán lẻ hiện đại (chuyển đổi số)
Khác với bán lẻ truyền thống; bán lẻ hiện đại, hay bán lẻ kỹ thuật số tập trung vào khách hàng và theo mô hình Chuỗi giá trị số (Digital value chain); được chia thành 3 khâu:
- – Thu thập dữ liệu về sản phẩm, khách hàng, địa điểm, sau đó
- – Chuyển các dữ liệu này thành các hiểu biết sâu sắc (insights)
- – Chuyển các hiểu biết đó thành các hành động cụ thể.
Sự khác biệt và giá trị của các dự án đổi mới sáng tạo nằm ở tốc độ và tính hiệu quả; trong thu thập dữ liệu và chuyển các dữ liệu đó thành hiểu biết hữu ích; rồi thành các hành động phù hợp. Chính các hành động đó sẽ đem lại giá trị và hiệu quả đầu tư. Như thông qua việc tạo ra sản phẩm dịch vụ mới; đem lại lợi ích mới; thay đổi cách tương tác với khách hàng; hay tận dụng các hiểu biết đó để đến gần với việc đáp ứng hoàn chỉnh nhu cầu của khách hàng hơn.
Đáp ứng nhu cầu của khách hàng là điều mà bán lẻ hiện đại hoàn toàn tập trung vào. Bằng cách nỗ lực tìm kiếm và xây dựng những kênh giao tiếp; mua bán một cách gần gũi, hiệu quả hơn với khách hàng của mình.
Chuyển đổi số – Xu hướng tất yếu của ngành bán lẻ
Ngành bán lẻ hiện nay là một thị trường vô cùng sôi động, tiềm năng phát triển lớn; nhưng cũng kèm theo đó là sự cạnh tranh vô cùng gay gắt, khốc liệt. Tốc độ phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của thị trường; đòi hỏi doanh nghiệp bán lẻ phải liên tục đổi mới, thích ứng, xây dựng lợi thế cạnh tranh; và giữ vững vị thế của mình trong tâm trí khách hàng.
► Xem thêm: Những điều cần biết để làm chủ và mở rộng quy mô kinh doanh
Khó khăn của ngành bán lẻ trong giai đoạn chuyển đổi số
Ngành bán lẻ hiện nay nắm vai trò sứ mệnh trong giao thương tại thị trường Việt Nam; là ngành có mức độ cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Không chỉ yêu cầu về TỐC ĐỘ, tính CHÍNH XÁC và CHẤT LƯỢNG; sự lớn mạnh của ngành bán lẻ đang tạo nên nhiều thách thức trong công tác quản trị và vận hành:
- – Khó khăn khi đồng bộ về thông tin, dữ liệu xuyên suốt tất cả các cửa hàng chi nhánh trên một phạm vi rộng lớn; bao gồm: Thông tin khách hàng, thẻ hội viên; lịch sử giao dịch của khách hàng; các chương trình ưu đãi, khuyến mãi, thay đổi giá bán, dịch vụ kèm theo,… nhanh chóng kịp thời và chính xác. Ngoài ra, khách hàng hiện nay có thể giao dịch từ tất cả các kênh online, offline; vì vậy việc đồng bộ, kết nối thông tin đa kênh cũng vô cùng quan trọng; trong việc gia tăng trải nghiệm khách hàng.
- – Quản lý tài chính không hiệu quả: Khi càng mở rộng quy mô; quản lý tài chính không chặt chẽ và tối ưu thường dẫn đến thâm hụt cho doanh nghiệp. Quản lý lãi lỗ; quản lý tài sản – hiệu quả đầu tư; quản lý dòng tiền là 3 chỉ số tài chính mà các nhà bán lẻ phải đau đầu giải quyết.
- – Đồng bộ về chất lượng sản phẩm lẫn dịch vụ: Với số lượng, danh mục và đặc tính hàng hóa khổng lồ; cùng quá trình luân chuyển hàng hóa phức tạp, doanh nghiệp khó kiểm soát được chất lượng hàng hóa.
- – Khó khăn trong quản lý nhân sự: Khi khoảng cách giữa các cửa hàng; khiến các nhà quản lý không thể sát sao tất cả nhân viên trên toàn hệ thống cửa hàng. Vì thế, nhiều cửa hàng phải đối mặt với vấn đề nhân viên thiếu trung thực; gây thất thoát lớn cho doanh nghiệp, hoặc cung cấp dịch vụ không đồng bộ.
Giải quyết những khó khăn trong chuyển đổi số ngành Bán lẻ với giải pháp phần mềm ASOFT-ERP
Trước những khó khăn ấy, hệ thống Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ASOFT-ERP dành cho ngành Bán lẻ – Chuỗi cửa hàng là công cụ trợ giúp đắc lực cho doanh nghiệp hoạch định nguồn lực của mình, kiểm soát các quy trình và cải thiện hoạt động kinh doanh.
Được thiết kế và xây dựng nhằm giải quyết tốt các khó khăn mà các doanh nghiệp sở hữu chuỗi Bán lẻ đang gặp phải; cũng như nâng cao khả năng quản trị chuỗi cửa hàng lớn của nhà điều hành; hệ thống ASOFT-ERP đặc thù ngành Bán lẻ – Chuỗi cửa hàng được tích hợp hơn 20 phân hệ nghiệp vụ cốt lõi. Nhằm giải quyết các nhu cầu điều hành hiện tại và tương lai; giúp gia tăng tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp và cải thiện trải nghiệm khách hàng như: Quản lý bán hàng điểm bán (ASOFT-POS); Quản lý mua hàng (ASOFT-PO); Quản lý kho và hàng hóa (ASOFT-WM); Quản lý Tài chính-Kế toán (ASOFT-T), Quản lý quan hệ khách hàng (ASOFT-CRM), Văn phòng điện tử (ASOFT-OO),…
► Xem chi tiết quản lý nghiệp vụ theo quy trình cho ngành Bán lẻ Chuỗi cửa hàng của ASOFT
Để được tư vấn về lộ trình và phương thức chuyển đổi số phù hợp cho đặc thù doanh nghiệp; Đăng ký ngay hoặc liên hệ Hotline: 1900 6123
Ban Biên tập ASOFT