1. 5 loại xe ô tô con trên 07 đến 09 chỗ không phải dán nhãn năng lượng
– Xe được sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu sử dụng trực tiếp vào mục đích quốc phòng, an ninh của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
– Xe tạm nhập tái xuất; xe quá cảnh, chuyển khẩu; xe của ngoại giao, lãnh sự;
– Xe nhập khẩu đơn chiếc và không vì mục đích kinh doanh xe;
– Xe nhập khẩu theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ;
– Xe sử dụng nhiên liệu không phải là xăng, điêzen, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí tự nhiên (NG).
Nội dung này được quy định tại Thông tư 40/2017/TT-BGTVT.
2. Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2018
Được áp dụng theo Thông tư 65/2017/TT-BTC, bao gồm:
Phụ lục I – Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Phụ lục II – 6 quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã áp dụng chế độ kế toán mới
Theo Thông tư 24/2017/TT-BTC, chế độ kế toán mới được áp dụng đối với tất cả các hợp tác xã hoạt động trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
Đối với các hợp tác xã có quy mô lớn, có nhiều giao dịch mà Thông tư 24 không có quy định thì được lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
Việc lựa chọn áp dụng chế độ kế toán phải được thực hiện nhất quán trong năm tài chính và phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý hợp tác xã.
4. Báo cáo tài chính Nhà nước phải nêu rõ 3 nội dung sau:
– Tài sản của Nhà nước, trong đó, bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu; hàng tồn kho; đầu tư tài chính; cho vay; tài sản cố định hữu hình; xây dựng cơ bản dở dang; tài sản cố định vô hình; tài sản khác.
– Nợ phải trả của Nhà nước, trong đó, bao gồm: toàn bộ các khoản nợ của Chính phủ, nợ của chính quyền địa phương và các khoản phải trả khác.
– Nguồn vốn của Nhà nước, trong đó, bao gồm: thặng dư (hoặc thâm hụt) lũy kế từ hoạt động tài chính nhà nước, nguồn vốn khác của Nhà nước.
Xem chi tiết tại Nghị định 25/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Thay đổi công thức tính lãi suất của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Theo Thông tư 14/2017/TT-NHNN thì công thức tính lãi từ ngày 01/01/2018 như sau:
– Số tiền lãi của một ngày được tính toán như sau:
Số tiền lãi ngày = (Số dư thực tế x Lãi suất tính lãi) / 365
Số tiền lãi của kỳ tính lãi bằng (=) tổng số tiền lãi ngày của toàn bộ các ngày trong kỳ tính lãi.
– Đối với các khoản tiền gửi, cấp tín dụng có thời gian duy trì số dư thực tế nhiều hơn 01 ngày trong kỳ tính lãi, được sử dụng công thức rút gọn sau để tính lãi:
Số tiền lãi = ∑ ( Số dư thực tế x số ngày duy trì số dư thực tế x Lãi suất tính lãi) / 365
Trước đây, các công thức tính lãi được tính trên cơ sở 1 năm là 360 ngày, thì nay công thức này được tính trên cơ sở 1 năm là 365 ngày.
5. Luật sư được ngồi ngang hàng với Viện kiểm sát
Trong các phiên tòa hình sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên thì đại diện Viện kiểm sát và người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự được bố trí đối diện với nhau và ở dưới vị trí của Thư ký phiên tòa.
Sau đây là mô hình phòng xử án:
Căn cứ Thông tư 01/2017/TT-TANDTC.
8. Một số điểm mới của Quy chế tổ chức phiên tòa
– Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, người tham gia tố tụng và người tham dự phiên tòa phải ngồi đúng vị trí trong phòng xử án. Tùy từng vụ án mà vị trí chỗ ngồi khác nhau. Xem tại Thông tư 01/2017/TT-TANDTC.
– Thẩm phán, Hội thẩm và Thư ký phiên tòa phải mặc trang phục xét xử theo đúng quy định;
– Tòa án ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng.
Căn cứ Thông tư 02/2017/TT-BTC.
6. Áp dụng biểu thuế xuất nhập khẩu mới
Sẽ áp dụng biểu thuế xuất nhập khẩu mới từ ngày 01/01/2018 theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP.
THEO TVPL