Case study nhân sự: Cứ để họ khóc!

Trước tiên, liệu bạn có nên khóc ở nơi làm việc?

Nước mắt giống như đèn báo hiệu của bộ máy cơ thể, phát ra tín hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn, sự thất vọng, giận dữ, buồn phiền, kiệt sức. Đó không phải là một dấu hiệu yếu đuối, mà là nút giải tỏa cảm xúc mạnh nhất của chúng ta. Không còn sự phân biệt giữa đời sống tại nơi làm việc và đời sống ở nhà riêng. Điều này luôn tạo ra các cảm xúc và làm thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về cảm xúc nơi làm việc.

Case study nhân sự: Cứ để họ khóc!

Tỷ lệ phụ nữ và nam giới khóc ở nơi làm việc có giống nhau?

Trong nghiên cứu, có tới 40% phụ nữ nói là họ từng khóc ở nơi làm việc trong năm qua và chỉ có 9% nam giới gặp phải tình trạng tương tự.

► Xem thêm: Sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên

Đâu là nguyên nhân chung gây ra tình trạng rơi nước mắt tại nơi làm việc?

Với phụ nữ, nó thường liên quan đến công việc, ví dụ cảm thấy mình bị đánh giá thấp, bị thất vọng, bị chèn ép. Với nam giới, nguyên nhân thường là một tình huống có cảm xúc bắt nguồn từ ngoài nơi làm việc.

[CASE STUDY NH N SỰ]: CỨ ĐỂ HỌ KHÓC!

Nếu bạn sắp khóc ở nơi làm việc, bạn nên làm gì?

Nước mắt hầu như không thể ngăn được khi ở thời điểm phải khóc. Đôi khi, bạn có thể cắn môi hoặc hướng suy nghĩ mình qua hướng khác. Tuy nhiên, hãy cố gắng hiểu lý do gây ra bằng cách đặt câu hỏi vì sao mình giận dữ, vì sao mình bị sốc? Việc đặt ra những câu hỏi như thế sẽ kích thích trí não hoạt động mạnh mẽ hơn, và làm dịu bớt đi cảm xúc 

Khi bắt gặp nhân viên khóc, nếu là nhà quản lý bạn nên làm gì?

Hãy đặt sẵn một hộp khăn giấy! Nếu bạn đang đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên và thấy họ bắt đầu khóc, hãy đưa khăn giấy cho họ và nói: “Nào, hãy bình tĩnh suy nghĩ lại đã! Nếu bạn thấy ổn, chúng ta sẽ cùng làm việc, còn không thì ngày mai chúng ta sẽ tiếp tục”. Nhưng nhớ là bạn cần phải quay lại đúng với vấn đề đang dở dang này.

► Xem thêm: 5 sai lầm cần tránh khi đánh giá nhân viên

——————-

Trên đây là một trong những tình huống rất thường bắt gặp ở công sở. Không phải chỉ có công việc, mà cả những bộc lộ cảm xúc cũng vẫn thuộc phạm vi mà nhà quản trị nhân sự cần biết đến và biết có cách hành xử đúng. 

Nguồn: SHRM Vietnam

 

Đánh giá nội dung

Bình luận