Khái niệm cơ bản về hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp hay còn được gọi là hệ thống thông tin tác nghiệp và quản trị doanh nghiệp hay ERP là hệ thống tích hợp tất cả các chức năng của một tổ chức, doanh nghiệp vào trong một hệ thống duy nhất, hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và điều phối các hoạt động then chốt hiệu quả hơn.
Hệ thống này bao gồm các quy trình, công cụ và phương pháp giúp doanh nghiệp thu thập thông tin về các nguồn lực hiện có và dự báo các nhu cầu nguồn lực trong tương lai. Nó cũng bao gồm việc phân bổ và phối hợp nguồn lực theo cách tối ưu để đảm bảo hiệu suất và hiệu quả của các hoạt động kinh doanh. Giúp doanh nghiệp xác định, đánh giá và sử dụng các nguồn lực như nhân lực, tài chính, vật chất và thông tin một cách hiệu quả để đáp ứng các mục tiêu và nhu cầu của tổ chức.► Xem thêm: Các thách thức và cơ hội trong việc triển khai hệ thống quản trị doanh nghiệp tự động cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Sự khác biệt giữa việc quản lý thông qua hệ thống hoạch định nguồn lực và quản lý theo từng hệ thống riêng lẻ
Tính tích hợp
Sự khác biệt lớn nhất chính là tính tích hợp của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Hệ thống tích hợp các quy trình và chức năng của các bộ phận trong doanh nghiệp, từ kế toán, sản xuất, bán hàng, mua hàng đến quản lý dự án và khách hàng. Trong khi đó, cách quản lý theo hệ thống riêng lẻ thường có các hệ thống riêng biệt và không liên kết tốt.
Tính toàn diện
Chính vì có tính tích hợp cao mà tầm nhìn và phạm vi quản lý hệ thống hoạch định nguồn lực cung cấp cho doanh nghiệp cũng sẽ rộng và bao quát hơn. Hệ thống không chỉ tập trung vào từng bộ phận như các hệ thống riêng lẻ mà còn liên kết, tối ưu hóa tài nguyên của toàn bộ tổ chức từ đó giúp các nhà quản lý có thể đưa ra quyết định hiệu quả và chính xác hơn dựa vào các thông tin mà hệ thống mang lại. Trong khi đó, việc quản lý qua các hệ thống riêng lẻ thường tập trung chỉ vào một chức năng cụ thể và khó có cái nhìn toàn cục.
Tính hiệu quả
Hệ thống hoạch định nguồn lực giúp cải thiện hiệu suất và hiệu quả toàn diện của doanh nghiệp bằng cách tối ưu hóa quy trình, giảm lãng phí và tăng cường sự đồng bộ hóa. Việc quản lý một cách đồng bộ sẽ giúp các nhà quản lý nắm được tình hình một cách bao quát và nhanh chóng, từ đó đưa ra các quyết định, chỉ đạo đúng đắn, hiệu quả. Quản lý qua các hệ thống riêng lẻ có thể dẫn đến sự không hiệu quả, vì các hệ thống này không liên kết và không thể tương tác với nhau một cách tự động.
Sự khác biệt giữa việc quản lý thông qua hệ thống hoạch định nguồn lực và quản lý theo từng hệ thống riêng lẻ
► Xem thêm: Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp và những điểm bứt phá trong tương lai
Các chức năng tiêu biểu của hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp và vai trò của từng chức năng trong việc cải thiện hiệu suất
Sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp trong thời buổi chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay là một điều vô cùng cần thiết. Việc triển khai hệ thống đến doanh nghiệp hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn do nhiều lý do khác nhau như doanh nghiệp chưa hiểu hết các lợi ích mà hệ thống mang lại, ngại chi phí,… Hiểu rõ được các chức năng tiêu biểu cũng như vai trò to lớn của các chức năng ấy trong hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp mang lại sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn.
Quản lý tài chính
Bằng việc cung cấp các chức năng quản lý tài chính như quản lý kế toán, hạch toán, quản lý công nợ, quản lý tài sản cố định, và lập báo cáo tài chính. Hệ thống hoạch định nguồn lực giúp doanh nghiệp theo dõi, kiểm soát và phân tích tình hình tài chính nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi hơn.
Quản lý nguồn nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực từ lâu đã là một vấn đề khó nhằn mà doanh nghiệp nào cũng ưu tiên giải quyết bởi nhân lực là nền tảng của một doanh nghiệp, công cụ có hiện đại đến mấy thì cũng chỉ mang tính chất hỗ trợ cho con người đưa ra quyết định dễ dàng hơn mà thôi. Chính vì vậy hệ thống ERP cung cấp các công cụ để quản lý thông tin về nhân viên, quản lý lương, quản lý nhân sự và quản lý hiệu suất lao động. Giúp doanh nghiệp duy trì thông tin nhân viên, tiến hành đánh giá hiệu suất, quản lý chế độ và kế hoạch nhân sự.
Giúp doanh nghiệp duy trì thông tin nhân viên, tiến hành đánh giá hiệu suất, quản lý chế độ và kế hoạch nhân sự.
Quản lý quá trình sản xuất
Đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, việc làm sao để tối ưu hóa quy trình sản xuất là điều mà doanh nghiệp luôn quan tâm và tìm cách cải thiện. Sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực sẽ giúp doanh nghiệp hỗ trợ quản lý quá trình sản xuất bằng cách theo dõi và kiểm soát quá trình từ đầu đến cuối. Trong đó bao gồm lập kế hoạch sản xuất, quản lý dự án, quản lý vật liệu, quản lý chất lượng và quản lý khối lượng sản xuất.
Quản lý chuỗi cung ứng
Các hoạt động liên quan đến chuỗi cung ứng bao gồm quản lý đặt hàng, quản lý mua hàng, quản lý kho, quản lý vận chuyển và quản lý nhà cung cấp. Việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa được quy trình kinh doanh của mình, từ đó cải thiện được hiệu suất và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Quản lý quan hệ khách hàng
Lưu trữ, quản lý và theo dõi thông tin khách hàng từ đó phân tích khách hàng, tạo và quản lý chiến dịch tiếp thị đúng lúc và đúng cách. Khách hàng chính là nguồn sống của doanh nghiệp, chính vì vậy quản lý quan hệ khách hàng điều vô cùng quan trọng, việc khách hàng có lựa chọn, quay lại với doanh nghiệp hay không, ngoài vì sản phẩm thì còn là dịch vụ và hậu mãi mà doanh nghiệp đó mang lại. Nếu doanh nghiệp làm tốt điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích mà doanh nghiệp mong muốn.► Xem thêm: Thách thức và giải pháp để xây dựng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp hiệu quả
Tạm kết
Với những lợi ích mà hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp mang lại, việc mỗi doanh nghiệp nên đầu tư, sở hữu cho mình một hệ thống hoạch định nguồn lực chuyên nghiệp là điều vô cùng cần thiết trong thời buổi ngày càng hướng đến việc tự động hóa như hiện nay. Có được hệ thống hoạch định nguồn lực hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý tốt được doanh nghiệp của mình mà còn giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp không chỉ trong nước mà còn có thể rộng hơn ở đấu trường quốc tế.
Ban biên tập Asoft