Thị trường Việt Nam đã bước qua giai đoạn “thờ ơ với digital”; họ hòa nhập, đầu tư, tăng tốc, cải tiến và hoàn thiện cỗ máy vận hành; để phục vụ câu chuyện “hành trình khách hàng”. Tuy nhiên, ngay cả tại thị trường APAC; các doanh nghiệp vẫn đang trải qua giai đoạn “tiếp thụ” (adoption) với chuyển đổi số. Và riêng đối với các doanh nghiệp tầm trung & lớn tại Việt Nam, mặc cho tốc độ trưởng thành digital ngày một cao; các doanh nghiệp vẫn không tránh khỏi những “bẫy” thất bại khi chuyển đổi.
Bên dưới là các yếu tố “xa xỉ” mà các DN vẫn đang loay hoay tìm kiếm đối với công cuộc đầu tư vào Chuyển đổi số
► Xem thêm: 4 lưu ý khi sử dụng dữ liệu trong marketing
1. Thiếu Tầm nhìn và chiến lược digital bài bản (Digital Vision & Strategy)
Mục tiêu cơ bản của chuyển đổi số vẫn là giúp gia tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Cải thiện trải nghiệm khách hàng; tối ưu hóa quy trình quản lý nội bộ; cải thiện khả năng quản lý hàng hóa, dòng tiền,.. Tuy nhiên, nếu thiếu tầm nhìn và chiến lược dành riêng cho digital; thì chuyển đổi số sẽ đơn giản là phóng đại những sai sót khi DN muốn chuyển đổi
Ví dụ cho mục tiêu tăng trải nghiệm khách hàng. Hành trình tiếp cận này bao gồm rất nhiều bước. Từ xây dựng thương hiệu (brandawareness), thu hút khách hàng, tạo gắn kết; cho đén xây dựng lòng tin và sự trung thành (brand loyalty. Tuy nhiên, đa phần hành trình này không được kết nối đúng và nhuần nhuyễn. Do đó mà các phòng ban mất đi điểm tựa chung để hoạt động. Có thể kể đến là không có hệ thống phần mềm để vận hành quy trình.
-> Dữ liệu khách hàng (Consumer data) cần có hệ thống phần mềm CRM để quản lý. Các kênh truyền thông Meadia Channels cần được đo lường tự động trên một nền tảng. Các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc khách hàng cần có Marketing Automation để vận hành tự động hóa,…
Mục tiêu cơ bản của Chuyển đổi số hướng đến, đó là tạo ra cơ sở để thiết kế (design); hoạch định chi phí (planning); xây dựng KPI nhằm tạo ra sự đồng bộ giữa Sales và marketing. Đây là nền tảng phục vụ cho câu chuyện ra quyết định dựa trên data (data-driven business). Tuy nhiên, sẽ không có riêng lẻ một công nghệ nào có thể chuyển đổi và giải quyết bài toán phát triển dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu (digital & data-driven business).
Ở mỗi doanh nghiệp khác nhau; với tốc độ phát triển, đặc thù kinh doanh và ngành nghề khác nhau; cần có một tầm nhìn số hóa (digital vision) cụ thể phù hợp với nguồn lực và ngành nghề. Từ đó mới vẽ ra được chiến lược chuyển đổi số khả thi; đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2. Digital Technology làm nền tảng nâng cao Trải nghiệm người dùng (Customer Experience)
Ngày nay, xã hội số hóa đã khiến các doanh nghiệp Việt thôi thờ ơ với công nghệ như trước. Việc triển khai và ứng dụng hạ tầng công nghệ; để nâng cao trải nghiệm người dùng đã hoàn thiện khá nhiều ở các doanh nghiệp. Đầu tư vào Customer Experience – CE) là bước căn bản để phục vụ các hoạt động:. Tìm hiểu nhu cầu (customer research); các chương trình truyền thông tích hợp ( integrated digital communications ); chăm sóc khách hàng (customer care & loyalty); đến việc quản lý kinh doanh chung (sale management); cải tiến sản phẩm dịch vụ (product innovation).
Chuỗi các hoạt động này liên quan chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng chung đến khách hàng. Do đó, công nghệ khi đầu tư phải đáp ứng được các yếu tố:. (1) Phải đáp ứng được nhu cầu từng bộ phận; (2) Kết nối được toàn bộ các phòng ban liên quan; và (3) nền tảng để doanh nghiệp ra quyết định. Câu chuyện tại thị trường nói chung đang gặp phải chính là hỏng chỗ nào thì “đắp và” công cụ vào chỗ ấy; thiếu sự kết nối mang tính cộng hưởng chung.
Lấy ví dụ một số doanh nghiệp thiếu các nền tảng mang tính kết nối chung như CRM. Họ hoàn toàn bị mất sự liên kết dữ liệu giữa sales & marketing. Thiếu Marketing automation dẫn đến mất kết nối với khách hàng; không đưa ra được chiến lược cá nhân hóa cho hoạt động CE. Hay quan trọng hơn hết là các nền tảng phân tích dữ liệu (Data analytic platform); để cung cấp dữ liệu cho các hoạt động từ MI (Marketing intelligence); SI (Sales intelligence) đến BI (Business intelligence).
► Xem thêm: Phần mềm CRM giúp cải thiện quan hệ khách hàng của doanh nghiệp như thế nào?
3. Dữ Liệu khách hàng (Customer data)
Dữ liệu khách hàng đã được nhắc đến nhiều hơn kể từ xu hướng Big Data. Tuy nhiên không phải thương hiệu nào cũng có đủ khả năng tạo ra dữ liệu chất lượng. Chưa kể đến lưu trữ và khai thác dữ liệu cho hoạt động phát triển doanh nghiệp. Khi dữ liệu người tiêu dùng ngày càng nhiều và đa dạng;
Nhưng với những tiến bộ CNTT hiện nay, có rất nhiều nền tảng marketing đã ra đời. Không chỉ lưu trữ, phân loại; xử lý dữ liệu realtime; hay thống kê thành các bảng biểu và thông tin ý nghĩa; tiếp sức cho Marketing và Sales để chuyển đổi theo hướng dữ liệu. Không đòi hỏi doanh nghiệp phải có nghiệp vụ chuyên môn về CNTT; các hệ thống (CRM, MA, ..) được thiết lập và vận hành trực quan, đơn giản cho mọi đối tượng; sẽ giải quyết khó khăn trong quản lý dữ liệu của doanh nghiệp; giúp đồng bộ hóa nhanh chóng hoạt động đa kênh (omni-channel) phức tạp
► Xem thêm: Phần mềm CRM mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp
► Xem thêm: 5 lợi ích to lớn của hệ thống Marketing Automation (MA) trong vận hành quan hệ khách hàng
4. Người thiết kế và người vận hành
Cần phải nhấn mạnh rằng, đầu tư Chuyển đổi số không chỉ là câu chuyện về công nghệ. Có rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới, mặc dù với nguồn lực và tài nguyên công nghệ vững vàng; vẫn hoàn toàn có thể rơi vào bẫy thất bại trong quy trình chuyển đổi số. Mà đến hơn một nửa lý do trong số đó là rào cản từ đội ngũ nội bộ (in-house team).
Leader phải là người có khả năng nhìn ra lỗ hổng, thiết kế và vận hành; gắn chiến lược phát triển đồng điệu với chiến lược số hóa. Các doanh nghiệp thường tạo nên chức danh CDO (Chief Digital Officer); có đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm để thúc đẩy quá trình Chuyển đổi số. Trên thực tế, vai trò của CDO thường không rõ ràng và gánh các trách nhiệm khác nhau. Họ có thể là CEO, CIO, CMO hoặc trưởng bộ phận; những quan trọng hơn hết, họ chưa được tiếp sức bởi một Tầm nhìn – Sứ mệnh và Chính sách rõ ràng của bạn lãnh đạo.
Mặt khác, cũng sẽ không có sự chuyển đổi toàn diện nào; nếu không có đội ngũ vận hành in-house đầy đủ khả năng hiểu – triển khai – vận hành hệ thống doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang từng bước trưởng thành trong giai đoạn 4.0; nhưng vẫn luôn đối mặt với sự thiếu hụt nhân sự, nhân lực nội bộ không theo kịp sự cải tiến; và xu hướng công nghệ, thị trường lại khan hiếm và không cung đủ cầu.
► Xem thêm: Tại sao nhân viên của bạn không sẵn sàng tham gia triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp
Kết
Chuyển đổi số không còn là một câu chuyện mới; nhưng sẽ luôn là một câu chuyện “nóng” đối với các doanh nghiệp nhìn nhận việc đầu tư chuyển đổi số là chìa khóa duy nhất để dẫn đầu tại bất cứ thị trường nào.
Để được tư vấn theo đặc thù ngành dành cho doanh nghiệp bạn và đặt lịch Demo trực tiếp phần mềm; Đăng ký ngay, hoặc liên hệ Phòng Tư vấn ASOFT theo hotline: 1900 6123
Ban Biên tập ASOFT.