► Xem thêm: 9 Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian triển khai ERP
1. Đo lường thành công giải pháp công nghệ ERP từ trải nghiệm của khách hàng
Để thiết lập mối quan hệ tốt hơn giữa doanh nghiệp và khách hàng; kiểm soát mức độ tin dùng của khách hàng cũ; tạo điểm kết nối, giữ chân khách hàng mới;… Các doanh nghiệp dần tìm đến giải pháp công nghệ ERP. Tuy nhiên, không phải phần mềm ERP nào cũng thực hiện tốt các nhu cầu dịch vụ của doanh nghiệp. Vậy, để đo lường mức độ thành công của phần mềm ERP; các doanh nghiệp cần xem xét dữ liệu KPIs từ nhiều khía cạnh. Trong đó, trải nghiệm của các khách hàng, thống kê mức độ tin dùng và xác suất trở thành khách hàng trung thành của khách hàng là một trong những vấn đề cần đặt biệt chú tâm.
Từ góc nhìn tổng quát, hệ thống ERP có tác dụng giúp doanh nghiệp tổ chức và hợp lý hóa các nguồn lực kinh doanh. Từ đó, cải thiện dịch vụ khách hàng; giúp khách hàng có những trải nghiệm dịch vụ chuyên nghiệp nhất.
Ví dụ:
Bạn sở hữu một doanh nghiệp Thương mại điện tử: ERP có thể tổ chức các thông tin quan trọng như đơn đặt hàng và thời gian giao hàng; thông tin khách hàng; thông tin đơn hàng; sở thích dịch vụ của doanh nghiệp từ khách hàng; tích hợp trải nghiệm khách hàng sau mua;… Bằng việc theo dõi các chỉ số này, doanh nghiệp có thể giải quyết kịp thời các tình huống xấu do: Trễ thời hạn giao hàng; đơn hàng gặp vấn đề; đơn hàng hư hại do vận chuyển;…
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể thống kê dữ liệu khách hàng và nhận được các báo phân tích thông minh từ hệ thống phần mềm ERP. Các báo cáo này sẽ là dữ liệu xác đáng để doanh nghiệp kịp thời cập nhật xu hướng thị trường; đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý.
Chuyển đổi số trải nghiệm của khách hàng tưởng chừng như là một thuật ngữ mơ hồ. Nhưng thực tế nó có thể đo lường được. Hãy lắng nghe khách hàng của bạn để có được số liệu KPI chuẩn xác nhất. Tổ chức các cuộc đánh giá trực tuyến từ khách hàng để hiểu được mức độ chuyên nghiệp của dịch vụ doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể đo lường số lượng khách hàng mới; số lượng “bạn hàng”; và cả số lượt quay lại sau mua của khách hàng.
2. Số vòng quay hàng tồn kho tăng khi doanh nghiệp đầu tư phần mềm ERP đúng cách
Từ những trải nghiệm của khách hàng, doanh nghiệp cũng đo được số mặt hàng bán chạy trong tháng/ quý/ năm. Thường, hệ thống ERP sẽ số đo lường số mặt hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, hệ thống tự động phân tích, so sánh, đánh giá mặt hàng với những mặt hàng khác cùng thời điểm; hoặc cùng một mặt hàng nhưng khác thời điểm.
Ví dụ:
Doanh nghiệp luôn có hàng tồn kho dư thừa của một sản phẩm mà chẳng có cách giải quyết được. Sau ứng dụng phần mềm phần mềm ERP vào doanh nghiệp; chủ doanh nghiệp đã có thể ước tính số lượng dự trữ trong tương lai của sản phẩm này. Bằng hệ thống làm việc thông minh; ERP có khả năng dự đoán hành vi mua của khách hàng chỉ trong vài giây. Việc này tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc quản lý tồn kho so với trước đây. Khi doanh nghiệp “đã từng” phải “vò đầu bức tai”, quay mòn vài ngày trời để có một con số thống kê hàng tồn chính xác nhất.
Song, để đo lường KPI của số vòng quay hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể chia doanh số tồn kho của mình bằng giá trị hàng tồn kho trung bình. Từ đó, dưa ra số liệu chuẩn xác để đo lường mức độ thành công mà giải pháp công nghệ KPI mang lại.
3. Cắt giảm chi phí công nghệ thông tin nhờ hệ thống ERP
Công nghệ thông tin (CNTT) là một phần vô cùng cần thiết trong hoạt động kinh doanh của bạn. Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động CNTT lại tốn kém quá nhiều chi phí. Bao gồm nhiều loại chi phí phát sinh như: phí thuê hàng tháng; phí phần cứng; lưu trữ và bảo trì;… Nhìn chung, việc sử dụng một hệ thống công nghệ thông tin đồ sộ gây tốn kém nhiều và khá bất cập trong việc sử dụng và bảo dưỡng. Vậy, để tối ưu hóa phương hướng kinh doanh, doanh nghiệp phải làm gì?
Chuyển sang sử dụng hệ thống phần mềm ERP! Thực tế chứng minh rằng, nhiều công ty đã cắt giảm một khoảng chi phí “khổng lồ” nhờ vào việc đầu tư triển khai giải pháp công nghệ ERP phù hợp.
Ví dụ:
Hệ thống điều hành thông thường yêu cầu doanh nghiệp phải trả một khoản phí rất lớn cho các loại phí như: phí bảo trì; phí sửa chữa; thay thế phụ kiện;… Điều này khiến doanh nghiệp ép buộc phải thuê các nguồn lực chuyên dụng để duy trì hoạt động kinh doanh. Song, khi doanh nghiệp lựa chọn phương thức triển khai phần mềm ERP; doanh nghiệp sẽ nhận thấy rõ những thay đổi vô cùng lớn. Ví dụ như phần mềm ERP không cần tùy biến rộng rãi. Các phiên bản nâng cấp phần mềm được cập nhật thường xuyên. Việc nâng cấp không còn là vấn đề đau đầu. Tiết kiệm cho doanh nghiệp một khoảng chi phí “kết xù”. Khoản tiết kiệm này được định lượng, đo lường chính xác bằng KPI.
► Xem thêm: Giải pháp ASOFT-ERP giúp được gì cho doanh nghiệp?
4. KPI từ dữ liệu thời gian thực và khả năng phân tích thông minh của giải pháp công nghệ ERP
Dữ liệu chính xác và thời gian thực là hai yếu tố quan trọng nhất giúp doanh nghiệp có thể thống kê chính xác KPI của các dịch vụ kinh doanh. Song, nhiều doanh nghiệp lại không có quyền truy cập để thống kê dữ liệu chính xác; theo thời gian thực. Điều này gây khó khăn lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá được phần mềm ERP có thực sự phù hợp với doanh nghiệp không. Doanh nghiệp cần để ý kĩ những chỉ số này. Nhằm giúp kết quả triển khai giải pháp ERP để đạt được sự thống nhất dữ liệu giữa các bộ phận. Từ đó, nắm rõ tình hình doanh nghiệp; đưa ra các chính sách, dẫn dắt lối đi chính xác cho doanh nghiệp.
Ví dụ:
Trường hợp của các xưởng sản xuất. Khi máy móc có dấu hiệu hư hỏng, hệ thống ERP sẽ tự động báo cáo. Giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian ngưng máy; kiểm kê; hay đặt kì vọng trực tiếp vào khách hàng.
Từ hai trường hợp: Dừng hoạt động để kiểm tra bảo trì và tự động hóa hoạt động kiểm tra từ phần mềm ERP; doanh nghiệp có thể xác nhận số liệu KPI chính xác từ thời gian thực mà 2 phương cách thực hiện này mang lại. Từ đó đưa ra các đánh giá chính xác về “độ hoàn hảo” của ERP.
5. Theo dõi mức độ tăng trưởng doanh thu sau triển khai giải pháp công nghệ ERP
Để đảm bảo phần mềm ERP của doanh nghiệp mang lại lợi ích kinh doanh như mong đợi; chủ doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi lợi nhuận của dự án đối với các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Một số số liệu doanh nghiệp cần theo dõi bao gồm: Báo giá, ngân sách, các hóa đơn đặt chỗ, hoàn thành, các mốc quan trọng, lao động, chi phí và vật liệu,… Sau khi có được số liệu KPI cụ thể; doanh nghiệm nên so sánh các số liệu này trước và sau khi triển khai hệ thống ERP. Trong đó, doanh nghiệp sẽ thấy rõ cải thiện của việc ứng dụng giải pháp công nghệ ERP vào hoạt động kinh doanh: giảm chi phí và tăng doanh thu.
Bởi, nhờ có phần mềm ERP; doanh nghiệp đã có thể tự động hóa các quy trình hoạt động; cắt giảm tối đa chi phí nhân công. Giúp chủ doanh nghiệp tối giản hóa ngân sách thực hiện và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực doanh nghiệp.
Ngoài ra, ERP còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí bằng cách tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tăng năng suất hoạt động. ERP cung cấp cho doanh nghiệp quyền truy cập vào dữ liệu theo thời gian thực; giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra quyết định kinh doanh thông minh. Với một mục đích duy nhất: Giảm chi phí – Tăng doanh số.
Tiểu Kết
Bài viết trên đã cung cấp tất cả các kiến thức về số liệu KPI cần thiết. Nếu doanh nghiệp đang nghiên cứu triển khai một phần mềm ERP mới, thì việc thiết lập/ thống kê KPIs là điều cần thiết. Hãy bắt đầu với chiến lược điều hành doanh nghiệp được xác đinh rõ ràng. Sau đó phác thảo về lợi ích mà bạn mong đợi từ giải pháp công nghệ ERP. Kính chúc quý doanh nghiệp hoàn thành tối ưu dự án!
—————
Với cương vị là một người dẫn dắt doanh nghiệp tiến bước vào kỷ nguyên 4.0, bạn đã sẵn sàng cho một cú nhảy vọt cùng ASOFT chưa?
Công ty Cổ phần ASOFT – Với 18 năm kinh nghiệm cung cấp các giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý và tối ưu hóa nguồn lực.
Năng lực triển khai cho hơn 3000 doanh nghiệp trong đa dạng ngành nghề: Từ Thương mại – Dịch vụ; Khách sạn – Nhà hàng;… Đến các ngành sản xuất: Cơ khí; Dệt may; Gia công; Gỗ;… Với 40% doanh nghiệp FDI đến từ Nhật Bản; Đài Loan; Hàn Quốc;… ASOFT chắc chắn sẽ là đối tác đáng tin cậy, đồng hành cùng doanh nghiệp bạn trong chăng đường phát triển bền vững.
Đăng ký ngay hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn Công ty ASOFT theo hotline: 1900 6123 để được tư vấn và Demo miễn phí.Đoạn
► Xem thêm: Những yếu tố quyết định thành công trong giai đoạn triển khai ERP
Ban Biên tập ASOFT.