Ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất: Xu thế phát triển nhà máy số

Nhà máy số là gì?

Nhà máy số là môi trường nơi máy móc và thiết bị có thể cải thiện hoạt động sản xuất của doanh nghiệp thông qua tự động hóa và tối ưu hóa.

Xu hướng quản lý sản xuất nhà máy số

Mô hình nhà máy số hoạt động bằng cách vận dụng phối hợp các công nghệ như big data, internet của vạn vật trong công nghiệp (IIoT), các hệ thống quản trị sản xuất và quản trị doanh nghiệp tự động. Dưới đây là những thành tố cho phép nhà máy số có thể tự vận hành các tác vụ trong hoạt động sản xuất:

BI (Business Intelligence) – Báo cáo thông minh: BI có khả năng hỗ trợ người dùng lập báo cáo dựa trên dữ liệu được tích hợp từ nhiều luồng thông tin động. Từ đó người quản trị có thể đưa ra được quyết định chính xác nhất, đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

ERP (Enterprise Resource Planning) – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp: ERP là một giải pháp tổng thể có thể hỗ trợ quản lý tài nguyên trên toàn bộ doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả cao hơn, tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh.

MES (Manufacturing Execution System) – Hệ thống điều hành sản xuất: MES là hệ thống giải pháp phần mềm có những chức năng như theo dõi, giám sát, lưu trữ, cập nhật liên tục thông tin từ nhà máy và khu sản xuất trong thời gian thực. Các tác vụ nổi bật của MES cần phải kể đến là: báo cáo tiến độ, truy cập hướng dẫn công việc và cho phép hệ thống tương tác và truy xuất nguồn gốc và chất lượng.

IIOT (Industrial Internet of Things) – Internet vạn vật trong công nghiệp: IOT trong công nghiệp sẽ giúp kết nối tất cả máy móc thiết bị trong nhà máy vào một mạng Internet nội bộ. Quá trình kết nối này giúp thu thập và chia sẻ những dữ liệu cần thiết bằng cách đo đạc (thông qua các cảm biến) hoặc xử lý tín hiệu từ các PLC theo thời gian thực.

PLC (Programmable logic controller) – Bộ điều khiển Logic lập trình: Trong quy trình sản xuất, PLC được sử dụng trên dây chuyền lắp ráp, thiết bị robot hoặc bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi kiểm soát độ tin cậy cao và dễ lập trình.

Có thể thấy, nhà máy số là sự phát triển vượt bậc từ một hệ thống sản xuất tự động hóa truyền thống sang một hệ thống sản xuất được kết nối và tùy biến linh hoạt. Đây là mô hình tất yếu của mỗi doanh nghiệp trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay.

Xem thêm: Tổng hợp phần mềm giúp quản lý doanh nghiệp hiệu quả

Tại sao ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất là xu thế phát triển nhà máy số?

Phần mềm quản lý sản xuất là giải pháp nhằm đáp ứng toàn diện nhu cầu quản trị sản xuất tại mỗi nhà máy của doanh nghiệp. Đây là công cụ quản lý trung tâm, đảm bảo sự vận hành có hiệu quả của mỗi doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất.

Hệ thống được xây dựng dựa trên quy trình khép kín của doanh nghiệp, bao gồm:

– Từ khi thiết lập đơn hàng, thiết lập nhu cầu sản xuất tới lập kế hoạch sản xuất

– Hoạch định và tính toán khả năng cung ứng nguyên vật liệu trong kho, khả năng thiết lập định mức nguyên vật liệu cho từng công đoạn sản xuất

– Tính giá thành, tỷ lệ khấu hao nguyên vật liệu

– Theo dõi, giám sát tiến độ sản xuất của từng đơn hàng, từng công đoạn sản xuất

– Tập hợp các yêu cầu về hàng hóa từ nguồn dự báo (Forecast) và đơn hàng của khách hàng (Sales Order) để lập ra nhu cầu hàng hóa cần sản xuất tại những thời điểm nhất định

Phần mềm quản lý sản xuất nhà máy số

Sản xuất thông minh buộc doanh nghiệp chuyển đổi nền tảng công nghệ để quản trị tối ưu, nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự phát triển các hệ thống quản lý sản xuất sẽ quyết định tương lai của ngành sản xuất. Tiến tới xu hướng chung toàn cầu, nhiều doanh nghiệp hướng tới số hóa mô hình  nhà máy đã ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất nhằm đảm bảo vận hành nhà máy có hiệu quả. 

Xem thêm: Giải pháp công nghệ ứng dụng quản lý nguồn lực doanh nghiệp hiệu quả

Lợi ích khi triển khai giải pháp quản lý sản xuất trong nhà máy 

Từ lâu phần mềm quản lý trong sản xuất đã được coi như xương sống của bất kì doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu suất tổng thể, gia tăng lợi nhuận đem lại cho doanh nghiệp. Dưới đây là những chức năng mà phần mềm quản lý sản xuất đem lại cho doanh nghiệp vận hành nhà máy:

– Tăng độ chính xác trong hoạt động kinh doanh: Giải pháp quản lý sản xuất cung cấp hệ thống quản trị nhất quán, từ đó rủi ro trong sản xuất được hạn chế tối đa. Phần mềm tạo ra cách thức phân tích dữ liệu sản xuất mới nhằm tận dụng tối ưu nguồn tài nguyên thông tin. Kết quả đạt được là một hệ thống quản trị, vận hành nhà máy thống nhất, linh hoạt, hiệu quả và giảm thiểu các sai sót có thể xảy ra.

– Khả năng hiển thị trên toàn hệ thống: Trong nhà máy, khả năng hiển thị trên toàn hệ thống cho phép sản xuất và giao hàng kịp thời, giảm tốc độ từ chối sản phẩm, tăng thời gian quay vòng sản phẩm.

– Quản trị hiệu suất sản xuất: Giải pháp cung cấp một giao diện hệ thống, nơi hiển thị hiệu suất thời gian thực của ca, dây chuyền sản xuất. Ngoài ra các dữ liệu chính xác về thời gian chết hay chu kỳ thời gian sản phẩm cũng được phần mềm cập nhật nhằm phản ứng nhanh với các sự kiện ngoài ý muốn như thiếu nguyên liệu hoặc hỏng thiết bị.

– Sản phẩm chất lượng tốt hơn: Các phân tích quan trọng trong thời gian thực như các chỉ số hiệu suất và chất lượng, được hiển thị ở định dạng đồ họa trực quan cao, tăng khả năng phát hiện lỗi và giảm nguy cơ thu hồi sản phẩm. Ngoài ra việc ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất hỗ trợ cải tiến tiêu chuẩn của máy móc, dây chuyền sản xuất, hoạt động sản xuất, nhà máy,… Từ đó cải thiện chất lượng tổng thể.

– Tăng năng suất: Phần mềm quản lý máy móc thông minh tại nhà xưởng, đảm bảo sản xuất hiệu quả và tinh gọn hơn bằng cách lập kế hoạch chính xác số lượng hàng hóa cần thiết. Điều này giúp bộ phận quản trị doanh nghiệp nắm bắt thông tin dưới nhà máy kịp thời. Từ đó tăng năng suất và đảm bảo thời gian hoạt động tối ưu, thúc đẩy sự phát triển trong tương lai và hiện tại của doanh nghiệp.

—————————————————————————–

Phần mềm ASOFT-ERP cung cấp giải pháp quản trị sản xuất tổng thể và toàn diện cho doanh nghiệp sản xuất. Với hệ thống phần mềm quy mô, tập hợp nhiều tính năng và báo biểu linh hoạt, ASOFT-ERP giúp lãnh đạo doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh sản xuất của mình. Đặc biệt được tùy chỉnh và tương thích đặc thù cho từng ngành sản xuất của doanh nghiệp.

→ Tìm hiểu thêm về ASOFT-ERP

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí ngay hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn ASOFT qua hotline: 19006123

 

Đánh giá nội dung

Bình luận