Hãy triển khai phần mềm CRM ngay lập tức nếu doanh nghiệp gặp phải những điều sau đây

Những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần triển khai CRM ngay lập tức


Các dữ liệu được tập trung về một nơi duy nhất

 

Dữ liệu bị phân tán

Dữ liệu bị phân tán ở nhiều nơi là tình trạng hay gặp ở nhiều doanh nghiệp, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo cần phải ứng dụng CRM để khắc phục. Chắc hẳn bạn cũng có thói quen lưu tài liệu ở nhiều file ứng dụng khác nhau như: OneDrive excel, outlook. Điều này khiến khó tập trung dữ liệu và doanh nghiệp sẽ mất thời gian tìm kiếm dữ liệu để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh hay chăm sóc khách hàng. Mặt khác, phải quản lý nhiều kênh tương tác trên nhiều nền tảng khác nhau như mạng xã hội Facebook, landing page, website Zalo, cũng khiến khả năng thu thập thông tin theo dõi sự tương tác của người dùng bị giảm sút rất nhiều, chính vì vậy sở hữu một giải pháp CRM sẽ giúp doanh nghiệp tích hợp đa kênh trên hệ thống và các dữ liệu cũng được tập trung về một nơi duy nhất.

Dữ liệu rác, trùng lặp

Dấu hiệu thứ 2 này là hệ quả của dấu hiệu đầu tiên – lưu trữ dữ liệu tại nhiều nơi, khiến dữ liệu bị trùng lặp, gây khó khăn trong hoạt động tìm kiếm và quản lý. Ví dụ: Bạn đã lưu thông tin mua hàng của khách hàng trên Excel rồi, nhưng cũng là khách hàng đó nhưng họ lại mua hàng ở một điểm bán khác và bạn lại tiếp tục lưu thông tin của họ ở một file khác, điều này gây ra rất nhiều khó khăn khi bạn cần tổng hợp thông tin để phân tích, báo cáo. Để loại bỏ tình trạng này, CRM sẽ là giải pháp hữu hiệu vì nó sở hữu các tính năng tìm trùng lặp, chặn trùng dữ liệu, gộp trùng.


Dữ liệu bị trùng lặp gây khó khăn trong hoạt động tìm kiếm và quản lý

Dữ liệu không có tính chia sẻ, kế thừa

Với những ứng dụng lưu trữ thông thường nó sẽ không cho phép doanh nghiệp chia sẻ dữ liệu giữa các bộ phận với nhau. Nhưng CRM lại làm được điều đó, lưu trữ và chia sẻ cho bất cứ ai mà bạn muốn và các bộ phận có thể cùng làm việc với nhau trên hệ thống vừa tiết kiệm thời gian lại gia tăng hiệu quả. Ngoài ra, doanh nghiệp không còn phải lo lắng vấn đề mất dữ liệu khi nhân viên cũ nghỉ bởi CRM sẽ hỗ trợ nhân viên thực hiện bàn giao công việc dễ dàng.

Khó quản lý hoạt động bán hàng

Mất kiểm soát hoạt động bán hàng sẽ hay xảy ra với doanh nghiệp nhỏ đang trên đà phát triển. Ban đẩu, số lượng khách hàng hay nhân viên không đáng kể nên thường quản lý theo hình thức thủ công không ứng dụng CRM cho đến khi khách hàng, nhân sự ngày càng tăng dẫn đến tình trạng không kiểm soát được. Và nó sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề như: không quản lý được hoạt động của nhân viên, không xác định được tệp khách hàng nào cần ưu tiên chăm sóc, không biết kênh bán hàng nào hiệu quả… hay không kiểm soát được cả doanh thu.


Chiến lược tiếp thị mang lại trải nghiệm ấn tượng cho khách hàng

Tỷ lệ khách “Một đi không trở lại” cao

Tỷ lệ khách hàng cũ thấp là dấu hiệu của việc thiếu nguồn thông tin về khách hàng nên không hiểu nhu cầu thực sự của họ hoặc doanh nghiệp không chú trọng khâu chăm sóc khách hàng trước và sau khi mua khiến họ không hài lòng. Điều doanh nghiệp cần là một công cụ giải quyết những vấn đề đó để giữa chân khách hàng và đó là CRM. Như tên gọi của nó là phần mềm quản lý quan hệ khách hàng nên các tính năng của nó sẽ tập trung giúp doanh nghiệp tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách, gợi ý các chiến lược tiếp thị mang lại trải nghiệm ấn tượng cho khách hàng để biến họ từ tiềm năng trở thành người mua trung thành.

Báo cáo sơ xài, khó quản lý từ xa

Báo cáo thủ công sẽ khiến nhà quản lý không thể nắm bắt tiến độ công việc kịp thời khiến việc xử lý chậm trễ, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Thêm vào đó, doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động nếu không có những ứng dụng cho phép quản lý từ xa đặc biệt vào thời điểm dịch Covid – 19 bùng phát như hiện nay. Đây cũng là lúc doanh nghiệp cần nhanh chóng triển khai CRM nếu không muốn đứng trước bờ vực phá sản do dịch Covid – 19. Hầu hết các CRM trên thị trường hiện này đều tích hợp công cụ quản lý từ xa và bạn có thể sử dụng chúng ngay trên điện thoại di động. Ví dụ: phần mềm Zoho CRM, nó được tích hợp đa dạng các ứng dụng hội nghị để doanh nghiệp họp trực tuyến, trao đổi với khách hàng như: Zoom Meeting, Zoho

Meeting, TeamViewer… Hay quản lý nhân viên từ xa, nắm bắt mọi hoạt động theo thời gian thực nhờ tình năng báo cáo tự động.

► Xem thêm: Phần mềm CRM là gì? Lợi ích nào cho doanh nghiệp khi sử dụng phần mềm CRM ?

Nâng cao hiệu quả kinh doanh với phần mềm CRM


Nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng và tăng cường quan hệ với khách hàng

Quản lý thông tin khách hàng hiệu quả hơn

CRM cho phép doanh nghiệp lưu trữ thông tin khách hàng một cách dễ dàng và tiện lợi. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu thông tin của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Việc quản lý thông tin khách hàng hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng và tăng cường quan hệ với khách hàng.

Theo dõi tiến độ của các chiến dịch marketing

CRM cũng giúp doanh nghiệp quản lý các chiến dịch marketing một cách dễ dàng và tiện lợi. Doanh nghiệp có thể theo dõi tiến độ của các chiến dịch, xác định được những chiến dịch nào đang thành công và những chiến dịch nào đang gặp vấn đề. Từ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược của mình để đạt hiệu quả tối đa.


Theo dõi tiến độ của các chiến dịch

Tăng cường quan hệ với khách hàng

Với CRM, doanh nghiệp có thể dễ dàng gửi email marketing, tin nhắn SMS, hoặc cuộc gọi đến khách hàng một cách tự động. Điều này giúp doanh nghiệp tăng cường quan hệ với khách hàng một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian.

Tích hợp với các ứng dụng khác

Một trong những tính năng quan trọng của CRM là tích hợp với các ứng dụng khác, giúp doanh nghiệp có thể kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này cho phép các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp có thể truy cập thông tin khách hàng một cách dễ dàng và thuận tiện.

Ví dụ, tích hợp CRM với các ứng dụng như email marketing hay social media marketing sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, tích hợp với các ứng dụng phần mềm quản lý dự án và quản lý tiền lương cũng giúp quản lý doanh nghiệp dễ dàng theo dõi các hoạt động của nhân viên và đánh giá hiệu suất làm việc của họ.


Giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng 

Cung cấp báo cáo và phân tích dữ liệu

CRM cũng cung cấp tính năng phân tích dữ liệu, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng và tăng cường kế hoạch tiếp thị của mình. Với các báo cáo thống kê chi tiết về khách hàng, doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác hơn, đồng thời tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị.

Tăng tính bảo mật và quản lý dữ liệu

Tính bảo mật của dữ liệu là vấn đề quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần chú ý. Với CRM, doanh nghiệp có thể tạo ra các quyền truy cập dữ liệu khác nhau cho từng người dùng, đảm bảo rằng dữ liệu của khách hàng không bị rò rỉ. Đồng thời, việc sử dụng CRM cũng giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả hơn, giúp cho việc truy xuất và sửa đổi dữ liệu trở nên dễ dàng hơn.

► Xem thêm: Khắc phục tình trạng khách hàng một đi không trở lại với phần mềm CRM quản lý khách hàng toàn diện

Tạm kết

Trên đây là những dấu hiệu mà doanh nghiệp nên quan tâm và cần triển khai phần mềm CRM để giải quyết. CRM không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý khách hàng hiệu quả mà còn giúp tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng doanh số bán hàng và đưa doanh nghiệp tiến gần hơn đến mục tiêu lớn hơn là khách hàng hài lòng và trung thành. Vì vậy, hãy triển khai phần mềm CRM ngay lập tức để tăng cường hiệu quả kinh doanh và đạt được thành công bền vững trong thời đại kinh tế số ngày nay.

Công ty cổ phần Asoft – hơn 20+ năm kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực chuyển đổi số, cung cấp giải pháp phần mềm cho hơn 3500+ khách hàng. Nếu quý khách muốn hiểu rõ hơn về các giải pháp cho doanh nghiệp quý khách có thể Đăng ký ngay hoặc liên hệ với ASOFT qua hotline 0345.913.913  để được tư vấn, hỗ trợ và trải nghiệm demo phần mềm hoàn toàn miễn phí.

Ban biên tập Asoft

Đánh giá nội dung

Bình luận

error: