Thị trường bán lẻ năm 2021: Tái cơ cấu mạnh mẽ để “sống chung với dịch”

► Xem thêm: Chuỗi siêu thị trong mùa Covid – Thích ứng nhờ đâu?

“Cơn bão” Covid-19 đã càng quét thị trường bán lẻ Việt Nam thế nào?

Suốt hơn 6 tháng, kể từ khoảng tháng 03/2021 đến tháng 09/2021; các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam nói riêng, và thị trường kinh tế Việt Nam nói chung đã phải nhận nhiều “trái đắng” do ảnh hưởng chung của dịch bệnh Covid-19.

 Thị trường kinh tế Việt Nam nói chung đã phải nhận nhiều "trái đắng"
Thị trường kinh tế Việt Nam nói chung đã phải nhận nhiều “trái đắng”

Cuối tháng 8 vừa rồi, Tổng cục Thống kê đã có những thông cáo mới về các chỉ số kinh tế Việt Nam trong quý III/2021. Cũng theo báo cáo này, các nhóm ngành mang tính trụ cột của kinh tế đã bị tác động bởi nhiều ảnh hưởng khá tiêu cực. Trong đó, hầu hết các ngành, điển hình như: tổng mức bán lẻ; sản xuất công nghiệp; hoạt động dịch vụ;… đều giảm mạnh đến mức bị đánh giá là quý có mức độ kinh tế thấp nhất những năm vừa qua.Thậm chí, nhiều chuyên gia kinh tế và truyền thông Việt Nam còn nhận định: “kịch bản kinh tế tăng trưởng âm sẽ diện ra trong suốt trong quý III/2021; và có khi còn tạo đà trượt dài đến quý cuối cùng của năm”.

Ngoài ra, chứng kiến những ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường kinh tế; Ngân hàng Thế giới cũng đã đưa ra những nhận định rằng:

“Nền kinh tế Việt Nam liệu có phục hồi vào nửa sau năm 2021 hay không còn tùy thuộc vào kết quả kiểm soát đợt dịch Covid-19 bùng phát hiện nay”

“Tuy rủi ro theo hướng suy giảm đã gia tăng, nhưng các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc và nền kinh tế có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 đến 7% từ năm 2022 trở đi”.

Theo Ngân hàng Thế giới Việt Nam

Quý III/2021: “Ác mộng” của thị trường bán lẻ Việt Nam

Với tình trạng nguy cấp do Covid-19 gây ra vào những tháng giữa năm 2021; cùng với hàng loạt những quy định nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Tình trạng kinh tế Việt Nam nói chung; và hiệu quả hoạt động của thị trường bán lẻ Việt Nam nói riêng đã phải “gồng gánh” nhiều thiệt hại lớn.

Chỉ số doanh thu của thị trường bán lẻ & vận tải giảm mạnh

Thị trường bán lẻ & tổng mức doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo Báo cáo tình trạng Kinh tế – Xã hội trong tháng 9/2021 của Tổng cục Thống kê đã chỉ ra rằng:

✔ Riêng tháng Chín năm 2021: Doanh thu đạt khoảng 308,8 nghìn tỷ đồng; giảm đến 28,4% so với cùng kỳ năm trước

✔ Tổng kết quý III/2021: Doanh thu đạt khoảng 915,7 nghìn tỷ đồng; giảm đến 28,3% so với cùng kỳ năm trước

✔ Tổng kết 3 quý của năm 2021: Doanh thu đạt khoảng 3.367,7 nghìn tỷ đồng, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước

Theo Báo cáo tình trạng Kinh tế – Xã hội trong tháng 9/2021 của Tổng cục Thống kê

Đối với thị trường vận tải hàng hóa:

 Riêng tháng Chín năm 2021: Tổng lượng đạt khoảng 114,5 triệu tấn hàng hóa vận chuyển; giảm đến 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Luân chuyển khoảng 24,3 tỷ tấn/km; giảm hơn 15,9%

✔ Tổng kết quý III/2021: Tổng lượng đạt khoảng đạt khoảng 319,1 triệu tấn hàng hóa vận chuyển; giảm đến 29,7% so với cùng kỳ năm trước. Luân chuyển khoảng 70,5 tỷ tấn/km; giảm hơn 14,6%

✔ Tổng kết 3 quý của năm 2021: Tổng lượng đạt khoảng đạt khoảng 1.195 triệu tấn hàng hóa vận chuyển; giảm thêm 5,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 đã giảm khoảng 7,3% so với 2019). Luân chuyển khoảng 242,8 tỷ tấn/km; giảm thêm 0,3% (cùng kỳ năm 2020 đã giảm 8,2% so với 2019)

Theo Báo cáo tình trạng Kinh tế – Xã hội trong tháng 9/2021 của Tổng cục Thống kê

Nhìn chung, đến tháng 9/2021; tuy đã nới lỏng giãn cách xã hội và bước đầu khôi phục kinh tế; tái lập trạng thái bình thường mới. Song, các hoạt động thương mại và vận tải trong nước vẫn còn chịu ảnh hưởng nhiều do hậu quả của “cơn bão” Covid để lại.

 Thị trường bán lẻ & tổng mức GDP 9 tháng đầu năm 2021 giảm mạnh
Thị trường bán lẻ & tổng mức GDP 9 tháng đầu năm 2021 giảm mạnh

Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng gây ảnh hưởng lớn đến thị trường tiêu dùng

Một tác động tiêu cực khác mà Covid-19 gây ra cho nền kinh tế Việt Nam đó là: Thời gian giãn cách xã hội kéo dài; làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa, kể cả trong và ngoài nước. Tạo nên những thiệt hại lớn cho thị trường tiêu dùng. Trong đó:

✔ Tháng 7/2021: Doanh số thị trường bán lẻ giảm đến 19,8% so với tháng trước; đây được xem là mức giảm sâu nhất so với các tháng còn lại kể từ tháng 4/2020

✔ Tháng 8/2021: Ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 càng tác động nghiêm trọng hơn với lĩnh vực sản xuất. Nhiều quy định hạn chế trong sản xuất kinh doanh đã khiến một số doanh nghiệp không đáp ứng được; buộc phải tạm đóng cửa.

Theo Báo cáo tình trạng Kinh tế – Xã hội trong tháng 9/2021 của Tổng cục Thống kê

Tóm lại, những biện pháp giãn cách xã hội, cũng như các hạn chế về di chuyển; đã dần tạo nên những áp lực kinh tế lớn. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sụt giảm về sản lượng; đơn hàng; sức mua; việc làm;…

➥ Tất cả các vấn đề trên đã tạo ra một tình trạng sụt giảm kinh tế nghiêm trọng chưa từng thấy. Dẫn đến những hệ quả cực kì nghiêm trọng cho kinh tế Việt Nam: Tình hình sản xuất suy yếulao động mất việc tăng cao; nhiều doanh nghiệp phải đứng trên bờ vực phá sản.

► Xem thêm: Ngành bán lẻ mùa Covid: Kiên trì với bán lẻ truyền thống hay chuyển đổi số để cải thiện kinh doanh?

Thị trường bán lẻ Việt Nam từng bước tái cơ cấu mạnh mẽ để “sống chung với dịch”

Tuy chịu nhiều ảnh hưởng xấu từ đại dịch Covid-19; song, chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng: Đại dịch Covid-19 đã giúp doanh nghiệp đa dạng hóa cách thức tiếp cận người tiêu dùng; giúp người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận gần hơn với hình nhứ mua sắm qua các ứng dụng công nghệ. Trong đó, xu hướng mua sắm; thanh toán trực tuyến & giao hàng nhanh dần nhận được sự quan tâm từ số đông người tiêu dùng. Sự thích ứng mạnh mẽ này đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời, cũng ganh đua nước rút trong “cuộc chiến chuyển đổi số” cũng ngày càng khốc liệt và đòi hỏi nhiều đổi mới hơn.

Xu hướng bán lẻ đa kênh tăng cao

Nếu như trước đây, các doanh nghiệp chỉ đầu tư bán hàng trực tiếp tại cửa hàng. Thì ngày nay, đứng trước sự đổi mới của thời đại, cùng với những ảnh hưởng nghiêm trọng mà Covid-19 mang lại; thị trường bán lẻ đã dần dịch chuyển sang nhiều hình thức khác biệt hơn. Theo đó, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì phương thức bán hàng trực tiếp; song song mở rộng tìm kiếm cơ hội tại các kênh bán hàng trực tuyến như: Facebook; Instagram; Google;… Và nhiều kênh bán lẻ tại các diễn đàn khác.

 Thị trường bán lẻ đã dần dịch chuyển sang hình thức mua sắm trực tuyến (online)
Thị trường bán lẻ đã dần dịch chuyển sang hình thức mua sắm trực tuyến (online)

Mô hình bán lẻ đa kênh cho phép doanh nghiệp dễ dàng tương tác và tiếp cận người tiêu dùng hơn. Quá trình trao đổi và mua sắm trở nên đơn giản, dễ thực hiện; cũng như hạn chế tối đa những gián đoạn do các tác động bên ngoài mang lại. Đặc biệt là với thời đại dịch bệnh hoàn hành, xã hội đang dần thích nghi với trạng thái bình thường mới.

Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện tốt hoạt động này; các nhà bán lẻ cũng cần phải đầu tư “nâng cấp” tính chuyên nghiệp trong toàn bộ quá trình bán lẻ. Ngay từ khâu xử lý, marketing, tương tác khách hàng,… Đến xử lý đơn hàng, theo dõi giao hàng, thanh toán, chăm sóc sau mua,… Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng một cách tối ưu nhất.

Các sàn thương mại điện tử ngày càng “chiếm lĩnh thị trường”

Tháng 6/2021, YoGov đã có một cuộc khảo sát về những chuyển biến trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng vào đợt dịch COVID-19. Khải sát này cho thấy, khoảng 65% người tiêu dùng có tần suất mua khá thường xuyên. Trong đó, tần suất mua hàng là khoảng từ vài lần/ ngày; vài lần/ tuần;… cho đến vài lần/ tháng.

Khảo sát này cũng có thấy; các kênh mua sắm được quan tâm lớn không chỉ dừng lại ở các sàn thương mại lớn như Lazada; Shopee; Tiki; Sendo;… Mà còn được chú ý ở các hình thức mua sắm trực tuyến tại sàn thương mại trực tuyến tự phát của các nhãn hàng, điển hình như: Watson; Sociolla; Kiehl’s; The Body Shop; Fahasha;…

Ngoài ra, nhanh chóng thích ứng với tình hình giãn cách xã hội; nhiều ứng dụng đặt xe công nghệ cũng đã linh hoạt mở rộng các hình thức: mua thực phẩm hộ; giao hàng nhanh; cho phép mở kênh bán thực phẩm thiết yếu;… Giúp người dùng dễ dàng lựa chọn mua sắm trực tuyến với sự thuận tiện tối đa; đáp ứng tiêu chí “sống chung với dịch” của thời đại mới.

Song hành với mức độ phổ biến của các sàn thương mại điện tử; xu hướng thanh toán bằng ví điện tử hoặc kết nối với thẻ ATM cũng được quan tâm đáng kể. Đặc biệt là với giai đoạn diễn biến phức tạp của Covid-19; xu hướng mua hàng trả trước đã tăng đến 51% – số liệu chưa từng có trước đây.

➥ Đến thời điểm hiện tại; số đông người dân (đặc biệt là thế hệ trẻ) đã dần quen thuộc hơn với xu hướng mua hàng online; thay vì phải đến trực tiếp cửa hàng như tước đây. Vì vậy, xu hướng mua sắm đa kênh chắc chắn sẽ là xu hướng tất yếu của thị trường bán lẻ Việt Nam trong tương lai.

Tạm Kết

Tuy sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đã mang đến những thiệt hại lớn về cả người và của. Nhưng chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng: Bên cạnh những thách thức mà Covid-19 mang lại; thì đây cũng là một cơ hội mới để các doanh nghiệp chuyển mình thích ứng với xu thế mới. Giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn, đa dạng hơn; cũng như mở rộng thị phần bán lẻ trên nhiều phương diện hơn.

Song, để nhanh chóng tái lập trạng thái bình thường mới, hòa mình vào xu hướng “sống chung với dịch” của thời đại. Các doanh nghiệp bán lẻ cần phải có những kế hoạch phát triển bềnh vững, lâu dài. Cũng như nghiên cứu kĩ lưỡng xu hướng mới của thị trường bán lẻ; tích cực chuyển đổi linh hoạt, nhanh chóng và hiệu quả.

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang quan tâm đến vấn đề Chuyển đổi số doanh nghiệp bán lẻ; hoặc các phần mềm quản trị chuỗi bán lẻ, quản trị tổng thể doanh nghiệp. Mời quý vị xem chi tiết tại:

  • ➝ ASOFT-POS: Hệ thống Quản trị Chuỗi bán lẻ Chuyên nghiệp
  • ➝ ASOFT-ERP: Hệ thống Quản trị tổng thể Nguồn lực Doanh nghiệp
  • ➝ Một số hệ thống phần mềm khác của ASOFT

Nếu cần hỗ trợ tư vấn và Demo trực tiếp phần mềm, mời quý vị Đăng ký ngay hoặc liên hệ Hotline: 1900 6123.

► Xem thêm: Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi mở rộng quy mô kinh doanh chuỗi bán lẻ?

Ban Biên Tập ASOFT.

Đánh giá nội dung

Bình luận

error: