Chuỗi siêu thị trong mùa Covid – Thích ứng nhờ đâu?

► Xem thêm: Phần mềm POS là gì? 5 lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý chuỗi bán lẻ POS

Xu hướng tiêu dùng của người Việt trong giai đoạn diễn biến Covid-19 phức tạp

Dựa vào báo cáo của FAO (Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc); chỉ số giá thực phẩm của vào tháng 5/2021 đã có sự tăng trưởng so với tháng 4/2021 (hơn 4,8%); và tăng so với cùng kì năm ngoái (hơn 39,7%).

Mặt khác, nhanh chóng thích ứng với các yêu cầu phòng ngừa dịch bệnh như: giãn cách xã hội; hạn chế tiếp xúc;… Hiện nay số đông người tiêu dùng đã quen thuộc hơn với phương pháp mua hàng tại các sàn thương mại điện tử, thiết bị di động; hay các sản phẩm công nghệ khác. Việc mua hàng tại các sàn thương mại này cho phép người dùng dễ dàng nắm bắt và so sánh, lựa chọn; cũng như hạn chế tối đa tiếp xúc gần và di chuyển nhiều nơi.

 Người tiêu dùng đã quen thuộc hơn với phương pháp mua hàng tại các sàn thương mại điện tử
Người tiêu dùng đã quen thuộc hơn với phương pháp mua hàng tại các sàn thương mại điện tử

Rõ ràng, đứng trước sự nguy hiểm và những chuyển biến liên tục của đại dịch Covid-19; ngoài các sản phẩm y tế, người tiêu dùng cũng đặt nhu cầu mua sắm thực phẩm lên hàng đầu. Lúc này, đối với hầu hết người tiêu dùng Việt Nam; mối quan tâm hàng đầu chính là vấn đề bảo vệ sức khỏe và đảm bảo duy trì sự sống. Vì vậy, yếu tố “tiện nghi” đóng vai trò vô cùng quan trọng; và được xem là tiêu chí tiêu dùng tiên quyết trước bối cảnh “bình thường mới” của xã hội ngày nay.

Chuỗi siêu thị trong mùa Covid: Tích cực thay đổi để thích ứng với xu hướng tiêu dùng

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến hầu hết mọi hoạt động của xã hội; và người tiêu dùng đều có những chuyển biến lớn. Do đó, các chuỗi siêu thị cũng buộc phải có những sáng tạo mới mẻ, cùng với khả năng ứng biến nhanh chóng. Để kịp thời thích ứng với xu hướng kinh doanh và phương thức tiêu dùng của khách hàng; trước bối cảnh xã hội mới.

Trong đó, mô hình bán hàng trên sàn thương mại điện tử; cùng với phương thức phân phối, vận chuyển, điều hành và tổ chức được xem là yếu tố làm nên thành công lớn của các chuỗi siêu thị trong mùa Covid.

Chuyển sang hình thức thương mại điện tử

Bởi tính lây nhiễm nhanh chóng và mức độ nguy hiểm virus Covid-19; cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0. Hiện nay, các dịch vụ mua – bán không tiếp xúc thông qua các trang mạng điện tử; được xem là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.

Ngoài ra, nếu được xem xét kỹ hơn ở nhiều góc độ; sự phát triển của các sàn thương mại điện tử không tăng trưởng nhanh chóng bởi tình hình dịch bệnh; mà còn được ảnh hưởng bởi số lượng người tiêu dùng trực tuyến tăng cao. Sở dĩ có điều này là vì: thế hệ Z – thế hệ mới nhất, được tiếp xúc với internet và công nghệ ngay từ khi từ nhỏ; đang dần chuyển đổi thói quen tiêu của thị trường bán lẻ hiện nay.

Kịp thời thích ứng với tình hình chung của đại dịch và xu hướng tiêu dùng mới của người dân; các chuỗi siêu thị trong mùa Covid đã nhanh chóng chuyển đổi hình thức mua bán online. Bằng cách kết hợp với nhiều sàn thương mại phổ biến hiện nay như: Shopee; Lazada; Grabfood; Shopeefood; Tiki;… Nhiều chuỗi siêu thị đã nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn của đại dịch; sớm tái lập trạng thái kinh doanh mới.

Vấn đề vận chuyển hàng hóa mùa Covid

Covid-19 đã để lại những hệ lụy lớn cho thị trường kinh doanh như: gây gián đoạn chuỗi cung ứng; chậm trễ trong vận chuyển hàng hóa; ảnh hưởng chất lượng dịch vụ khách hàng;… Đồng thời, những yêu cầu ngày càng tăng cao của số đông người tiêu dùng hiện đại; cũng dần tạo nên những áp lực lớn cho các chuỗi siêu thị nói riêng và các doanh nghiệp bán lẻ nói chung.

Vì lẽ này, không chỉ riêng các doanh nghiệp bán lẻ; mà ngay chính cả những doanh nghiệp logistics hay doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hậu cần, cũng cần phải chú trọng tối ưu hóa mô hình kinh doanh. Trong đó, cần đặc biệt chú ý đến các xu hướng tích hợp công nghệ tiên tiến vào quy trình vận hành; nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất dọc và phân phối hàng hóa. Một số dạng công nghệ nổi trội nhất hiện nay như: blockchain; trí tuệ nhân tạo (AI); tự động hóa quy trình; đồng bộ dữ liệu;…

► Xem thêm: Ngành bán lẻ mùa Covid: Kiên trì với bán lẻ truyền thống hay chuyển đổi số để cải thiện kinh doanh?

Thực tế, chuỗi siêu thị trong mùa Covid đã có những chuyển biến tích cực

Sự lây lan rộng rãi của dịch bệnh Covid-19 cùng với chuỗi ngày giãn cách xã hội liên tục; đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế chung. Tuy nhiên, với nhu cầu mua sắm các mặt hàng thiết yếu tăng vọt; cùng tình trạng ngừng hoạt động của các chợ truyền thống. Đã tạo nên những biến động sôi nổi của các chuỗi siêu thị trong mùa Covid; trong đó bao gồm cả những vấn đề thách thức và chuyển mình phát triển.

 Những biến động sôi nổi của các chuỗi siêu thị trong mùa Covid
Những biến động sôi nổi của các chuỗi siêu thị trong mùa Covid

Các chuỗi siêu thị đối đầu với nhiều thách thức lớn

Tưởng chừng như sẽ nhận được nhiều chuyển biến tích cực trong kinh doanh. Song, các nhà quản trị chuỗi siêu thị cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức; liên tục tìm phương pháp ứng phó để tiến đến mục tiêu tăng trưởng bền vững.

➤ Thị trường cạnh tranh gay gắt

Không chỉ đối mặt với số lượng lớn các chuỗi siêu thị có sự đầu tư từ nước ngoài; các doanh nghiệp đầu tư chuỗi siêu thị tại Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều các nhà bán lẻ đã chuyển đổi kinh doanh trên nền tảng số. Đặc biệt, với tình hình đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh Covid-19 gây nên; nhiều thách thức mới đã làm tăng yêu cầu cạnh trang của các nhà bán lẻ. Điển hình như: Giá cả; chất lượng; thời gian vận chuyển;…

➤ Tính liên kết còn hạn chế

Nhìn chung, tính liên kết giữa các thành tố cấu thành thị trường bán lẻ thời đại mới như: nhà sản xuất; nhà bán lẻ; nhà phân phối – vân hành;… vẫn chưa thật sự chặt chẽ. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này phần lớn là do hệ thống công nghệ thông tin liên kết giữa các nhóm này vẫn chưa thực sự hiệu quả. Gây nên hệ luy nghiêm trọng trong điều phối, vận hành và quản lý chuỗi hoạt động chung của các doamh nghiệp.

➤ Mức độ chuyên nghiệp chưa cao

Chuyển đổi số trong gian đoạn dịch bệnh Covid-19 đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện một cách gấp rút; tiết kiệm tối đa thời gian để kịp thời thích ứng với tình hình mới. Tuy nhiên, bởi vì thực hiện quá gấp rút; hoặc nếu gặp phải nhà cung cấp/ tư vấn chưa đủ chuyên nghiệp. Khiến nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự thành thạo và hiểu rõ phương thức vận hành của các phần mềm quản lý siêu thị. Điều này gây nên các hệ lụy nghiêm trọng do thiếu chuyên nghiệp trong vận hành và phát triển như: quy trình kiểm soát chất lượng hàng hóa chưa đạt yêu cầu; mạng lưới chưa đủ rộng; vận hành sai sót; không kiểm soát được số lượng đơn hàng; chậm trế trong tư vấn;…

➤ Thói quen tiêu dùng biến đổi khôn lường

Hiểu rõ thói quen tiêu dùng của khách hàng là một trong những điều kiện tiên quyết giúp các nhà bán lẻ phát triển vững bền. Song, đây cũng chính là một thách thức lớn dành cho các doanh nghiệp bán lẻ. Bởi, với thời đại công nghệ ngày càng phát triển hiện nay thì thói quen tiêu dùng và yêu cầu của khách hàng cũng ngày càng nâng cao. Đặc biệt là trong giai đoạn diễn biết Covid-19 phức tạp; thói quen tiêu dùng của người dân lại càng thêm khó nắm bắt. Vì vậy, ép buộc các nhà bán lẻ nói chung và chuỗi siêu thị nói riêng cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng các kế hoạch tiếp cận và kinh doanh trong thời đại mới.

► Xem thêm: 7 Thách thức khiến doanh nghiệp khó kiểm soát hoạt động quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ

Biến thách thức thành cơ hội: Doanh thu của chuỗi siêu thị tăng vọt trong mùa giãn cách

So với thời điểm trước dịch Covid-19; số đơn bán lẻ dựa trên nền tảng kênh bán hàng online đã tăng đột biến khoảng 300% – 600%. Trong đó, các chuỗi phân phối chủ lực hiện nay như: Aeon Mall; Lotte; SATRA; Vinmart; Bách Hóa Xanh;… cũng sở hữu khối lương đơn hàng khổng lồ. Với sản lượng thực phẩm chiếm đến 80% tổng doanh thu bán hàng mỗi ngày.

Điển hình như chuỗi siêu thị bán lẻ của Bách Hóa Xanh; chỉ trong tháng 7 đã ghi nhận kỷ lụctăng trưởng mới; với mức doanh thu khủng lồ lên đến gần 4.240 tỷ đồng. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này đã tăng khoảng 55% so với tháng 6; và tăng đến 133% so với cùng kỳ năm ngoái.

 Chuỗi siêu thị bán lẻ của Bách Hóa Xanh đã đạt mức doanh thu khủng lồ lên đến gần 4.240 tỷ đồng
Chuỗi siêu thị bán lẻ của Bách Hóa Xanh đã đạt mức doanh thu khủng lồ lên đến gần 4.240 tỷ đồng

Xét trên tình hình chung, Tổng cục Thống kê đã cho thấy; tổng khối lượng bán lẻ và doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng hơn khoảng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng này chỉ tăng trưởng bởi nhu cầu mua sắm thực phẩm và hàng thiết yếu. Còn lại, mặt bằng chung của thị trường bán lẻ các ngành khác vẫn khá ảm đạm.

► Xem thêm: Thị trường bán lẻ năm 2021: Tái cơ cấu mạnh mẽ để “sống chung với dịch”

Tạm Kết

Tóm lại, diễn biến của đại dịch Covid-19 đã gây ra không ít thách thức cho các hoạt động kinh tế nói chung; và các chuỗi siêu thị nói riêng. Song, lúc này các nhà quả trị cần vạch ra phương hướng phát triển kịp thời và đúng đắn. Nhằm giảm thiểu tối đa các thất thoát; hướng đến tương lai tăng trưởng lâu dài.

Ngoài ra, để hiểm soát tốt các hoạt động quản trị chuỗi bán lẻ tại các siêu thị; với khối lượng đơn hàng khủng mỗi ngày. Điều cấp thiết là các doanh nghiệp cần phải đầu tư đúng đắn vào các phần mềm quản lý siêu thị; hay hệ thống quản trị chuyên sâu.Nhằm hạn chế tối đa những thất thoát và sai phạm trong vận hành và quản lý.

Với hơn 18 năm kinh nghiệm trong ngành tư vấn và triển phai giải pháp quản trị cho hơn 3000+ doanh nghiệp trong và ngoài nước; với đa dạng các loại hình doanh nghiệp khác nhau. ASOFT luôn cam kết sẽ mang đến cho quý doanh nghiệp một sản phẩm Phần mềm quản lý siêu thị & chuỗi siêu thị tối ưu nhất.

Nếu quý vị cần được tự vấn về các giải pháp phần mềm. Hãy Đăng ký ngay hoặc liên hệ với chúng tôi tại hotline 1900 6123 để nhận tư vấn và demo miễn phí.

► Xem thêm: Doanh nghiệp gặp rủi ro lớn khi quản lý bán hàng bằng excel

Ban Biên Tập ASOFT.

Đánh giá nội dung

Bình luận

error: