1/ “Vĩnh biệt” cookie của bên thứ 3
Bắt nguồn từ những sự cố rò rỉ dữ liệu hoặc thông tin người dùng; các công ty đã “rục rịch” ngăn chặn các bên thứ ba sử dụng cookie trên nền tảng hoặc website của họ. Điều đó cũng tạo ra một xu hướng marketing mới.
Cụ thể hơn, Apple sẽ tiếp tục triển khai tính năng chống theo dõi thông minh trên iOS 14; nhằm sử dụng các cookies tốt hơn, đảm bảo sự riêng tư cho người dùng; và chặn toàn bộ trao đổi thông tin giữa các ứng dụng di động và nền tảng quảng cáo trên iPhone. Tương tự, Google cũng thông báo rằng Chrome sẽ chặn cookie của bên thứ 3 vào năm 2022.
Việc hạn chế cookie sẽ dẫn đến khả năng marketers không thể theo dõi toàn bộ phễu chuyển đổi của khách truy cập website. Dù vậy, marketers hoàn toàn có thể quay lại sử dụng các cách truyền thống hơn; để có thông tin như mô hình marketing mix là một ví dụ điển hình; hoặc cập nhật công cụ tracking khác như Facebook Conversion API chẳng hạn
2/ Xuất hiện giải pháp mới cho web analytics
Thay đổi của luật bảo mật và việc loại bỏ cookie của bên thứ ba là lý do cho sự cải tiến của các giải pháp phân tích website. Vào tháng 10/2020, Google đã phát hành phiên bản 4.0 cho bộ Analytics; với mục đích tập trung chủ yếu vào việc sử dụng máy móc; để cải thiện những vấn đề do việc thiếu tính năng theo dõi dựa trên cookie tạo ra. Thay đổi này sẽ mang lại một số tính năng ưu việt hơn; như có thể phân tích được churn rate (chỉ số giúp đo lường sự hài lòng của khách hàng); hay tích hợp được với Google Ads và Youtube.
Không chỉ Google, Microsoft cũng đã phát hành sản phẩm miễn phí mang tên Clarity; hay Cloudflare – một trong những nhà cung cấp CDN (Content Delivery Network – mạng lưới phân phối nội dung) lớn nhất cũng đã cho ra mắt sản phẩm phân tích website hữu ích; cho phép marketers có thể phân tích hành vi của khách hàng mà không cần phụ thuộc vào cookie.
3/ Content vẫn là “king” nhưng video mới là “người đội vương miện”
Năm 2020 đã chứng kiến sự lên ngôi của TikTok qua những nội dung do người dùng tự tạo trong khoảng thời gian cách ly; họ đã tìm thấy niềm vui khi tích cực xem và quay clip đăng tải trên nền tảng này. Dù có “xích mích” với Chính phủ Hoa Kỳ; nhưng TikTok vẫn sở hữu khoảng 800 triệu người dùng hoạt động hàng tháng được tính đến cuối năm 2020. Quảng cáo trên TikTok là một “mảnh đất màu mỡ” cho marketers thỏa sức sáng tạo và “dụng võ”. Ngoài ra, Instagram cũng không kém cạnh khi sở hữu Instagram IGTV hay Facebook thì có Facebook Watch. Đây là sự thay đổi hoàn toàn có thể dự đoán được khi trước đó; Mark Zuckerberg – CEO Facebook đã từng khẳng định:. “Vào năm 2021, nội dung trên Facebook có thể chủ yếu là video”; vì để cạnh tranh với Youtube, Facebook muốn giữ chân người dùng tại hệ sinh thái của họ.
Ngoài ra, các mạng xã hội muốn tập trung vào tính năng Livestream khi người người nhà nhà đều bán hàng trên online; và tất nhiên, có cung thì ắt có cầu khi sau rất nhiều vấn đề liên quan đến hàng trên mạng và hàng đặt về; người dùng có xu hướng được xem kĩ càng sản phẩm họ sẽ mua thông qua Livestream.
► Xem thêm: Phát triển thương hiệu: Hiểu trước, xây sau
► Xem thêm: 4 lưu ý khi sử dụng dữ liệu trong marketing
4/ Thương mại điện tử (TMĐT) sẽ “bùng nổ”
Sự “thống trị” của các sàn TMĐT là không thể tránh khỏi; khi Covid-19 đã khiến cho con người chuyển sang mua sắm trực tuyến. Chính vì thế mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều đã bắt đầu tăng brand availability; bằng cách sở hữu ít nhất một sàn TMĐT.
Tuy nhiên vẫn không thể phủ định tầm quan trọng của các cửa hàng offline; vì năm 2021 sẽ chứng kiến sự phổ biến của thuật ngữ “đa kênh”; khi khách hàng chỉ muốn đảm bảo rằng sản phẩm họ muốn mua hiện diện trên mọi kênh. Ngoài ra, việc chuyển đổi sang bán lẻ trực tuyến cũng đã thúc đẩy sự tăng trưởng lớn của việc bán hàng trên mạng xã hội. Dựa trên thành công đó, Facebook đã tung ra Shops – một nền tảng bán hàng đơn giản cho các thương hiệu với hứa hẹn sẽ có được 1,7 tỷ người dùng.
5/ Dù đa phần sẽ giữ nguyên, SEO vẫn có sự thay đổi nhất định
Trong năm 2021 sẽ có 2 thay đổi trong xu hướng marketing mà marketers không được bỏ qua:
Đầu tiên, Google chính thức ưu tiên những website thân thiện với thiết bị di động. Về cơ bản, các website không tối ưu hóa trải nghiệm xem trên thiết bị di động sẽ bị xếp hạng thấp hơn. Vì vậy, trừ khi website của bạn đã được tối ưu hóa hoàn toàn; việc thiết kế lại website ngay lập tức là bắt buộc.
Thứ hai, Google sẽ tiến hành sự thay đổi lớn vào tháng 5/2021; với sự ra đời của Core Web Vitals – các yếu tố xếp hạng tìm kiếm quan trọng; và một loạt những chữ viết tắt như LCP, FID hoặc CLS mà Google sẽ có giải thích cụ thể sau.
Tuy nhiên marketers đừng vội lo lắng về cập nhật sắp tới của Google; vì dù thay đổi thế nào, Google vẫn sẽ giữ nguyên sự ưu tiên với nội dung chất lượng cao.
6/ AI sẽ “phủ sóng” ở mọi nơi
Các công cụ được hỗ trợ bởi AI cho phép marketers tự động hóa các công việc hàng ngày; từ đó bạn sẽ tập trung vào những thứ mang lại kết quả tốt hơn. Ngoài ra, AI có thể phân tích hàng núi dữ liệu ngày càng tăng mà marketers hiện đang tiếp xúc. Chúng không chỉ thực hiện nhanh và chính xác; mà còn có thể cung cấp cho marketers những lý do đằng sau điểm bất thường; hoặc tương quan mà bạn chưa từng thấy.
AI trong marketing vốn đã thu hút rất nhiều sự chú ý vào năm 2020; do sự ra mắt của Google Analytics 4 với các tính năng dựa trên AI. Năm 2021 chắc hẳn AI sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn; và nếu bạn không tích hợp các giải pháp hỗ trợ AI trong chiến lược marketing, bạn sẽ mất lợi cạnh tranh đấy!
Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp marketer cập nhật và nhìn nhận tốt hơn về xu hướng marketing sẽ thay đổi trong năm 20201 sắp tới.
Ban Biên tập ASOFT