► Xem thêm: Giải pháp ứng dụng quản lý nguồn lực dành cho doanh nghiệp hiệu quả
Trên thị trường hiện nay, phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP luôn rất phong phú đa dạng. Trong đó, nổi tiếng với thị trường phần mềm ERP ngoại, phải kể đến: Oracle, SAP, Microsoft,… Còn thị trường ERP nội nổi lên với rất nhiều cái tên: ASOFT, Bravo, Fast,…Vậy đâu mới là lựa chọn tốn nhất cho doanh nghiệp? Cùng so sánh các phần mềm ERP nội và ngoại theo các tiêu chí dưới đây.
1. So sánh các phần mềm ERP dựa theo giá cả và chi phí dự án
Đối với phần mềm ERP ngoại; bên cạnh chi phí tư vấn, triển khai phần mềm; chủ doanh nghiệp còn phải trả cho nhà sản xuất ERP ngoại một khoản tiền bản quyền tương đối lớn. Ước chừng số tiền gấp vài lần số tiền cho nhà tư vấn triển khai phần mềm. Vì vậy tổng chi phí bỏ ra của doanh nghiệp cho dự án triển khai phần mềm ERP ngoại đội lên rất cao. Có thể sẽ vượt ngoài khả năng của hầu hết các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa.
Xét cho cùng ERP là công cụ, là dạng tài sản cố định vô hình. Vì vậy việc đầu tư cần cân nhắc yếu tố hiệu quả sử dụng; chi phí khấu hao phân bổ phù hợp trong vòng đời dự án; và tình hình phát triển hiện tại của công ty.
2. So sánh các phần mềm ERP dựa theo sự khác biệt về hệ thống kế toán
Chế độ kế toán ở mỗi quốc gia đều có những điểm khác biệt; nhất là với thị trường Việt Nam. Những báo cáo, phân tích được tổng hợp phải theo đúng chế độ kế toán của luật Việt Nam.
Với phần mềm ERP ngoại, tính hạch toán tự động tạo ra sự không tương thích với chế độ kế toán Việt Nam. Ngoài ra hệ thống tài khoản kế toán; các quy trình xử lý và quản lý tài chính kế toán như chế độ kế toán thuế; các quy định về kết chuyển; phân bổ chi phí và xác định kết quả kinh doanh… cũng có sự khác nhau. Một điều nữa là, chế độ kế toán của Việt Nam liên tục được cập nhật; khiến hệ thống ERP ngoại cần phải cấu hình và chỉnh sửa lại. Điều này dẫn đến chi phí phát sinh cho phần mềm ERP ngoại cũng nhiều hơn.
Khi so sánh các phần mềm ERP, thì thực tế cho thấy phần mềm ERP nội sẽ được thiết kế theo chuẩn chế độ kế toán của Việt Nam. Hầu hết các công ty cung cấp ERP trong nước đều có cam kết rõ ràng về các chính sách hỗ trợ, bảo hành miễn phí; chỉnh sửa lại hệ thống khi có vấn đề, cấu hình lại danh mục tài khoản; hoặc các báo cáo liên quan khi chế độ chính sách của nhà nước thay đổi hàng năm. Điều này không những tạo sự tin tưởng và an tâm cho người sử dụng; mà còn giảm bớt các lo lắng về khoản phát sinh chi phí kèm theo mỗi khi các cơ quan quản lý nhà nước có có sự thay đổi về chính sách.
3. Khác biệt về hệ thống nhân sự Việt Nam và hệ thống ERP
Các sản phẩm ERP cũng bao gồm phân hệ quản trị nhân sự và tiền lương. Phân hệ này hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác quản trị nhân sự, chấm công, tính lương. Ngoài công tác quản trị nội bộ, phân hệ này còn phải đáp ứng các việc liên quan đến: Bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; tăng giảm lao động; thuế thu nhập cá nhân; các chế độ cho người lao động;… theo đúng luật Lao động Việt Nam.
So sánh các phần mềm ERP ngoại và nội thì hầu hết các hệ thống ERP ngoại không hỗ trợ các đặc thù chính sách này. Trong khi các hệ thống ERP nội thì cam kết hỗ trợ cập nhật kịp thời các thay đổi chính sách liên quan từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
► Xem thêm: Giới thiệu Asoft Super Apps – Siêu ứng dụng tiện lợi và mạnh mẽ – quản trị doanh nghiệp trong lòng bàn tay
4. Tính chủ động về kỹ thuật của các nhà tư vấn triển khai phần mềm ERP
Hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp rất lớn; về cả tính năng, chức năng hoạt động. Một giải pháp ERP cứng và kém linh hoạt có thể đáp ứng nhu cầu cho nhiều doanh nghiệp. Chính vì thế, xem xét khả năng chủ động về mặt kỹ thuật của các đơn vị tư vấn triển khai là rất cần thiết trong quá trình so sánh các phần mềm ERP.
Với vấn đề này, các đơn vị cung cấp phần mềm ERP ngoại sẽ bất lợi hơn. Vì:
✔ Các công ty triển khai phần mềm ERP ngoại không có khả năng chủ động thay đổi phần mềm về mặt lập trình nền tảng của sản phẩm.
✔ Việc điều chỉnh cũng đòi hỏi trình độ nghiệp vụ CNTT nhất định, điều này không thuộc chuyên môn của hầu hết các nhà tư vấn triển khai phần mềm ERP ngoại tại Việt Nam.
Ngược lại đối với phần mềm ERP được triển khai từ các nhà cung cấp nội địa; nhà cung cấp hoàn toàn có thể tự chủ và tùy chỉnh theo nhu cầu doanh nghiệp. Hơn nữa, phần mềm ERP nội địa được thiết kế trên nền tảng của văn hóa làm việc riêng của người Việt; do đó sẽ quen thuộc và dễ dàng ứng dụng hơn.
5. Công nghệ tiên tiến, hiện đại
Khi so sánh các phần mềm ERP, thì các phần mềm ERP ngoại thường có công nghệ hiện đại, quy trình cũng chuyên nghiệp hơn. Họ cũng có bề dày kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp trong việc triển khai hơn so với các nhà cung cấp nội địa. Về mặt công nghệ, tất nhiên các doanh nghiệp nội địa là người đi sau kế thừa so với các doanh nghiệp ngoại. Lúc này, việc xác định mục tiêu của việc áp dụng hệ thống ERP; cũng như yêu cầu của đơn vị và giải pháp của nhà cung cấp là vô cùng quan trọng; để chủ doanh nghiệp có thể đánh giá lựa chọn phương án tốt nhất cho bài toán của đơn vị.
6. So sánh các phần mềm ERP dựa theo văn hóa quản trị và trình độ đội ngũ
Văn hóa quản trị và trình độ đội ngũ là điểm hết sức trọng yếu; quyết định sự thành công của dự án ERP. Mỗi doanh nghiệp có văn hóa quản trị và trình độ nhân sự rất khác nhau. Các đơn vị triển khai ERP nhiều kinh nghiệm đều hiểu điều này.
Ví dụ cùng ngành lĩnh vực kinh doanh: Quy mô công ty và quy mô nhân sự như nhau; nhưng doanh nghiệp FDI chỉ mất 4-6 tháng để triển khai thành công hệ thống ERP; trong khi doanh nghiệp trong nước phải mất 6-12 tháng mới có triển khai xong; và đôi khi là thất bại. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp cần lưu ý điều này khi so sánh các phần mềm ERP.
Việc áp dụng các phần mềm ERP ngoại ngay giai đoạn đầu (theo kiểu đi thẳng lên hiện đại) thường gặp nhiều khó khăn; do thay đổi quá lớn về văn hóa quản trị và nhân sự không theo kịp. Doanh nghiệp cần nhiều thời gian để doanh nghiệp thay đổi; cải tiến theo từng giai đoạn phù hợp với thực tế kinh doanh hiện tại; tôn trọng hiện thực khách quan đang có của công ty mình.
Tạm Kết
Hiện nay thị trường nhà cung cấp phần mềm ERP rất đa dạng với nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, để lựa chọn phần mềm ERP phù hợp cho nhu cầu doanh nghiệp; nhà quản lý cần thận trọng xem xét trên nhiều khía cạnh; thu thập mọi thông tin tổng quan để có thể lựa chọn đúng đắn.
Để được tư vấn về giải pháp phần mềm và đặt lịch Demo miễn phí. Đăng ký ngay hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn ASOFT theo hotline: 1900 6123
► Xem thêm: Cảm giác lướt newsfeed của các CEO trên phần mềm ASOFT-ERP 9 R9
Ban Biên Tập ASOFT