Quản lý công ty tương tác với nhân viên của họ theo nhiều cách khác nhau – từ hợp tác dự án đến phản hồi kết quả. Vì vậy, không ngạc nhiên khi biết rằng các nhà lãnh đạo cũng có nhiều ảnh hưởng đến cách nhân viên cảm nhận về công việc của họ. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy gần một nửa số nhân viên nói rằng họ đã bỏ việc vì người quản lý tồi.
Nếu để ý kỹ hơn, bạn có thể nhận ra mối tương quan trực tiếp giữa khả năng của người lãnh đạo với các yếu tố quan trọng. Như sự gắn kết, yêu nghề và hạnh phúc của nhân viên. Đó là lý do tại sao biết làm chủ phong cách quản lý lại là một trong những nhân tố quan trọng để nuôi dưỡng và phát triển một đội ngũ thành công.
1. Phong cách quản lý có tầm nhìn
Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ có tầm nhìn vượt trội trong việc đưa ra các định hướng chiến lược, cấp cao cho công ty và huy động đội ngũ để hướng tới mục tiêu này. Nói cách khác, đây là người cung cấp lộ trình cho công ty. Và nhân viên là những người sử dụng bản đồ này như một hướng dẫn để mở đường.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc quyết định một cách độc đoán. Người lãnh đạo là người ra quyết định cuối cùng về định hướng của công ty. Tuy nhiên tất cả đều được dựa trên những gì tốt đẹp nhất cho tổ chức và nhân viên của mình. Đó là lý do tại sao các nhà quản lý có tầm nhìn cần phải cởi mở. Điều này cho phép họ tiếp thu ý kiến từ nhân viên và thay đổi kịp thời khi cần thiết.
Một trong những lợi ích của kiểu quản lý này là củng cố thêm niềm tin giữa người lãnh đạo và nhân viên. Các nhà quản lý có tầm nhìn dựa vào nhóm của họ để hoàn thành công việc. Và do đó, nhân viên có quyền tự chủ hơn đối với vai trò hàng ngày của họ. Đây là một cách hiệu quả để xây dựng mối quan hệ bền chặt. Đặc biệt khi 39% công nhân nói rằng cách quản lý vi mô là điều mà sếp của họ không nên có.
Một lợi ích khác là kiểu quản lý này cực kỳ linh hoạt. Vì nhà lãnh đạo có tầm nhìn sẽ chắc chắn rằng có nhiều hơn một cách để đạt được mục tiêu. Điều này đảm bảo cho công ty thử nghiệm tất cả các con đường và phương pháp khác nhau.
Các đặc điểm cần thiết để làm chủ phong thái quản lý này gồm:
- Trí tuệ cảm xúc cao
- Linh hoạt khi có chướng ngại vật
- Cởi mở để phản hồi
- Khả năng truyền cảm hứng và thúc đẩy nhóm
- Kỹ năng tư duy chiến lược và dài hạn
Một ví dụ về Quản lý có tầm nhìn trong hành động:
Một start-up sắp tung ra sản phẩm mới. CEO ngồi với đội ngũ lãnh đạo và cùng đưa ra một chiến lược cấp cao. Cô tổ chức cuộc họp toàn công ty để chia sẻ tầm nhìn và có cuộc thảo luận xung quanh nó. Sau đó, cô trao quyền cho nhân viên của mình để đưa ra các bước tiếp theo.
CEO đưa ra định hướng và thường xuyên kiểm tra với các trưởng nhóm để đảm bảo mọi thứ đi đúng hướng, nhưng không tham gia vào các hoạt động hàng ngày.
► Đọc thêm: Sự khác biệt giữa động lực và cảm hứng làm việc
2. Phong cách quản lý dân chủ
Một nhà lãnh đạo dân chủ sẽ tập hợp các quan điểm và phản hồi của nhân viên để đưa ra quyết định. Điều này được thực hiện với mục đích xây dựng sự đồng thuận giữa các bên liên quan. Không giống như phong cách quản lý từ trên xuống khi các quyết định chỉ được đưa ra bởi ban lãnh đạo. Phong cách quản lý dân chủ tương đối minh bạch, khách quan vì khuyến khích sự tham gia của nhân viên.
Quản lý dân chủ có lợi vì nó đảm bảo sự liên kết của tổ chức. Hoặc ít nhất, hiểu được một quyết định chiến lược được đưa ra như thế nào. Điều này rất quan trọng vì nhân viên có thể cảm thấy bị bỏ rơi khi các quyết định được đưa ra mà không có sự cống hiến của họ. Phong cách quản lý dân chủ còn hiệu quả bởi nó mang lại tiếng nói cho tất cả mọi người, việc có thể dẫn đến sự đa dạng hơn về ý tưởng.
Kiểu quản lý này cũng có lợi cho các nhà lãnh đạo. Họ có cơ hội được tương tác liên tục với nhân viên và thu thập phản hồi. Từ đó hiểu thêm về tâm tư tình cảm, sự thất vọng và mong muốn cho tương lai của cả công ty.
Các đặc điểm cần thiết để làm chủ phong cách quản lý này gồm:
- Tính khách quan
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Khả năng tập hợp nhiều ý kiến và quan điểm
- Kỹ năng ra quyết định
- Cởi mở
Ví dụ về Quản lý dân chủ trong hành động:
Người lãnh đạo theo hướng dân chủ khi phải quyết định xem nhóm của họ có nên bỏ dự án mà không chắc chắn về kết quả hay không. Thay vì tự mình ra quyết định, anh ta sẽ có các cuộc gặp riêng với mọi người, tạo cuộc khảo sát ẩn danh và thu thập ý kiến bổ sung.
Sau khi tập hợp tất cả các phản hồi, người quản lý sẽ quyết định hủy dự án. Vì hầu hết mọi người đều cho rằng đó không phải là cách sử dụng thời gian hiệu quả.
► Đọc thêm: Sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên
3. Phong cách quản lý huấn luyện/cố vấn
Kiểu quản lý này đặt trọng tâm vào sự phát triển chuyên nghiệp của cá nhân các nhân viên. Các nhà lãnh đạo được đầu tư sâu vào nhu cầu của cả nhóm. Và đảm nhận vai trò cố vấn nhiều hơn so với vai trò truyền thống của ông chủ. Điều này có nghĩa là họ có sẵn sàng chia sẻ lời khuyên, hướng dẫn và luôn tìm kiếm cơ hội để giúp nhân viên của họ phát triển mạnh.
Ví dụ về Phong cách quản lý cố vấn trong thực tế:
Chẳng hạn, khi một nhân viên cho thấy được nhiều hứa hẹn trong lĩnh vực tiếp thị trong nước. Một nhà lãnh đạo theo kiểu cố vấn sẽ tìm cơ hội cho nhân viên đó làm việc trong các dự án tiếp thị trong nước. Khuyến khích anh ta tham dự các sự kiện liên quan. Hoặc cung cấp nguồn lực giúp phát triển hơn nữa các kỹ năng cần thiết để thành công.
Điều tuyệt vời ở kiểu quản lý này là nó chứng minh cho nhân viên thấy rằng các nhà lãnh đạo của họ quan tâm đến sự thành công và phúc lợi của họ. Nó sẽ truyền cảm hứng cho nhân viên để tạo động lực. Và khiến họ cảm thấy an toàn khi bày tỏ ý kiến với người quản lý về bất kỳ vấn đề phát sinh trong công việc. Đây là một giải pháp thay thế tốt để tránh trường hợp nhân viên không tin tưởng lãnh đạo và rời công ty mà không báo trước.
Các đặc điểm cần thiết để làm chủ phong thái quản lý này gồm:
- Mong muốn giúp nhân viên phát triển
- Khả năng lắng nghe và phản hồi
- Biết đồng cảm và kết nối với người khác
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Khả năng xây dựng niềm tin và các mối quan hệ có ý nghĩ
► Đọc thêm: Tại sao các nhà quản trị nhân sự cần có sự thấu cảm
4. Phong cách Lãnh Đạo “Trao Quyền Quyết Định”
Nhà lãnh đạo theo kiểu quản lý tự do phóng nhiệm này sẽ không trực tiếp can dự. Thay vào đó khuyến khích nhân viên chủ động trong hầu hết các quyết định, giải quyết các vấn đề và công việc. Khi được thực hiện trong môi trường phù hợp, nhân viên sẽ cảm thấy tin tưởng về không gian và quyền tự chủ để làm việc một cách tốt nhất.
Thông thường, các công ty có mô hình tổ chức phẳng, không muốn tuân theo một hệ thống phân cấp cứng nhắc nào là những ứng cử viên tốt nhất cho kiểu quản lý này. Điều đó cũng rất quan trọng để đảm bảo bạn có một đội ngũ nhân viên cực kỳ năng động và có năng lực, thoải mái với sự giám sát tối thiểu từ lãnh đạo.
Các nhà quản lý cũng nên chuẩn bị sẵn sàng để chuyển sang chế độ giải quyết xung đột bất cứ khi nào nhân viên của họ mất lơ là, mất tập trung.
Lợi ích của phong cách quản lý trao quyền quyết định là nó có thể dẫn đến kích thích sự đổi mới, sáng tạo và năng suất. Vì không có giới hạn nào đối với cách làm việc hay suy nghĩ của nhân viên. Tương tự như kiểu quản lý có tầm nhìn, tạo tự do cho nhân viên là một cách tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ bền vững dựa trên niềm tin.
► Đọc thêm: Ngừng cố làm bạn với nhân viên – Hãy cho họ thấy “Trí khôn của ta đây”
Các đặc điểm cần thiết để làm chủ phong thái quản lý này gồm:
- Niềm tin vào các thành viên trong nhóm
- Khả năng can thiệp ngay khi cần
- Kỹ năng giải quyết xung đột
- Thoải mái với việc trao quyền
- Khéo léo trong việc kiểm tra tiến độ mà không can dự quá nhiều
Suy cho cùng, kiểu quản lý mà bạn đi theo sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Đây là vài điều chính bạn có thể tự hỏi để bắt đầu trước khi quyết định:
- Phong cách lãnh đạo nào phù hợp nhất với thế mạnh hiện có của tôi?
- Những thiếu hụt trong cách quản lý của tôi bây giờ? Liệu có sự thay thế nào khác để lấp đầy khoảng trống đó không?
- Nhu cầu của công ty tôi tại thời điểm này là gì?
- Nhân viên của tôi đã thể hiện sự yêu thích đặc biệt nào đối với một kiểu lãnh đạo chưa?
Hãy nhớ rằng bạn không cần gắn bó với một kiểu quản lý duy nhất trong suốt sự nghiệp của mình. Hãy thử và cảm nhận sự phù hợp với bạn. Hoặc bạn có thể tạo phong cách lãnh đạo của riêng mình khi kết hợp các thế mạnh của từng loại.
Đừng ngại khám phá và sáng tạo. Mục tiêu cuối cùng là làm chủ phong cách quản lý phù hợp nhất và mang lại những điều tốt đẹp cho nhân viên của bạn.
Nguồn: Tri thức trẻ