Thực trạng chuyển đổi số hiện nay
Dịch Covid-19 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp
Theo khảo sát của PwC, 60% nhà quản lý trên toàn cầu cho rằng chuyển đổi số là chiến lược phát triển quan trọng của họ trong năm 2022. Các nhà phân tích dự báo đầu tư vào công nghệ số sẽ đạt 2,3 tỷ đô la vào năm 2023.
Tại Việt Nam, dịch Covid-19 diễn ra trong năm 2020-2021 đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Việt Nam là một trong các nước tiên phong trong việc ban hành các chính sách chuyển đổi số quốc gia. Chiến lược này đem đến cho các doanh nghiệp cơ hội bứt phá nhờ sự hỗ trợ của cách mạng công nghệ.
Đến năm 2020, hơn 92% doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số. Tuy nhiên, chưa đến 10% trong số đó ứng dụng công nghệ số thành công trong việc đem lại giá trị cho doanh nghiệp.
Đáng chú ý, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn tại Việt Nam nhưng phần lớn chưa có kiến thức về công nghệ số. 72% doanh nghiệp vừa và nhỏ không biết bắt đầu từ đâu. ► Xem thêm: Hệ thống quản trị doanh nghiệp tự động: Không chỉ là giải pháp, mà còn là một trợ thủ đắc lực cho doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp còn chần chừ khi nghe cụm từ chuyển đổi số
Khảo sát của Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Theo kết quả khảo sát của Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đa phần doanh nghiệp đã có nhận thức và ý thức được về sự cần thiết phải chuyển đổi số, nhưng chuyển đổi số chưa đạt mục tiêu kỳ vọng. Các doanh nghiệp chủ yếu đang ở bước số hóa, hoặc đã từng bước sử dụng các công nghệ, phần mềm mới nhưng chưa đạt được mục tiêu đề ra nên đã ngừng sử dụng, hoặc vẫn đang sử dụng nhưng còn gặp khó khăn, chưa thực sự thuận lợi. Cụ thể:
• 48.8% doanh nghiệp đã từng sử dụng một số giải pháp chuyển đổi số nhưng hiện tại không còn sử dụng do giải pháp chưa phù hợp, hoặc doanh nghiệp áp dụng để đáp ứng những nhu cầu tức thời đặt ra trong bối cảnh dịch Covid-19 nhưng giờ không còn nhu cầu. Lý do khác cho thực trạng này là việc các doanh nghiệp chưa xác định được mục tiêu và chiến lược CĐS đúng đắn, cũng như thiếu nhân sự phục vụ chuyển đổi số cả về lượng và chất. Điều này thể hiện rõ khi chỉ có 6.2% đã hoàn thành xác định mục tiêu CĐS và chỉ 7.6% đã từng bước xây dựng kế hoạch trong ngắn và dài hạn để chuyển đổi số.
• 35.3% doanh nghiệp đã số hoá dữ liệu, quy trình (chủ yếu đưa các dữ liệu, văn bản, giấy tờ từ “bản cứng” thành “bản mềm” lưu trữ trên hệ thống). Đây là hoạt động quan trọng để tiến tới CĐS ở phạm vi rộng và đồng bộ hơn.
• Một tỉ lệ nhỏ (2.2%) đã làm chủ công nghệ, phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu, tự động hoá để đưa ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh, cho dù một số vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình sử dụng công nghệ.
Số liệu được lấy từ Khảo sát của Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2022
► Xem thêm: Các thách thức và cơ hội trong việc triển khai hệ thống quản trị doanh nghiệp tự động cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Mức độ đầu tư cho chuyển đổi số còn hạn hẹp
Thiếu ngân sách dành cho chuyển đổi số cũng là thách thức phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam
Mặc dù nhận thức về chuyển đổi số đã được nâng cao, nhưng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), vẫn còn bối rối. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể xác định được bối cảnh và khả năng chuyển đổi số của chính mình. Nói cách khác, doanh nghiệp vẫn chưa đánh giá được mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của mình, do đó, chưa dám tiến hành xây dựng lộ trình và đầu tư vào sự thay đổi.
Kết quả khảo sát của Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, chưa đến 40% các doanh nghiệp có ngân sách để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số từ mức trung bình đến đầy đủ để tiếp nhận các tư vấn và giải pháp chuyển đổi số. Trong khi đó, có đến 43,3% doanh nghiệp có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số, nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế.
Đáng lo ngại có tới 20% doanh nghiệp hoàn toàn không có dự toán ngân sách đầu tư cho chuyển đổi số.
Trên thực tế việc thiếu ngân sách dành cho chuyển đổi số cũng là thách thức phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.► Xem thêm: Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp và những điểm bứt phá trong tương lai
Lợi ích của việc chuyển đổi số
Chuyển đổi số mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp
Báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường lớn như Gartner, IDC… đều chỉ ra rằng chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp: từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh…
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp:
- – Tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới hoặc phương thức phục vụ mới
- – Tiếp cận nhiều khách hàng hơn, xóa bỏ ranh giới vật lý trong kinh doanh
- – Loại bỏ nhiều khâu trung gian, tối ưu hóa quy trình của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và mang lại lợi ích, sự tiện lợi khách hàng
- – Giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn nhờ nguồn thông tin quản lý dồi dào và hệ thống hơn
- – Ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt, kịp thời
- – Nâng cao năng suất lao động nhờ đòn bẩy công nghệ
► Xem thêm: Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong hệ thống quản trị doanh nghiệp tự động
Nâng cao năng lực số của doanh nghiệp với hệ thống ERP của Asoft
Asoft sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy của doanh nghiệp trên chặng đường chuyển đổi số
Công ty cổ phần Asoft với hơn 20+ năm hoạt động và kinh nghiệm triển khai cho hơn 3500+ doanh nghiệp trên thị trường Với phương châm “ Bán giải pháp, không bán phần mềm”. Asoft sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy của doanh nghiệp trên chặng đường chuyển đổi số, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế biến động này.
Điểm mạnh của Asoft ERP:
- – Sản phẩm đa dạng, đầy đủ đáp ứng nhu cầu của mọi doanh nghiệp trong mọi ngành nghề và quy mô
- Giải pháp All-in-one theo đặc thù doanh nghiệp, có khả năng tùy chỉnh linh hoạt theo nhu cầu doanh nghiệp
- – Công nghệ hiện tại kết hợp nhuần nhuyễn giữa Web và App mobile giúp người dùng có thể làm việc và theo dõi ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào và trên bất kỳ thiết bị nào.
- – Khai thác triệt để các công nghệ: cảm biến, định vị vị trí, nhận diện khuôn mặt, chụp hình, tự động chat, email, gọi điện, phân tích dữ liệu theo big data, AI và kết hợp các API của Big5 (Google, Apple, Facebook, Amazon, Microsof)
- – Hệ thống API phong phú kênh nối đa kênh, đa chiều với các nguồn dữ liệu trong và ngoài, giúp tổng hợp big data của công ty theo thời gian thực.
- – Giao điện khoa học, đơn giản, hướng đến tính thực dụng, không nặng về hình thức.
- – Đa đơn vị, đa người dùng và phân quyền dữ liệu chặt chẽ theo từng cá nhân, từng tổ/nhóm, phòng ban, đơn vị thành viên/chi nhánh.
► Xem thêm: Cách thức vận hành quản trị doanh nghiệp tự động bài bản
Tạm kết
Hệ thống ERP là một công cụ không thể thiếu trong việc nâng cao năng lực số của doanh nghiệp trong giai đoạn khủng hoảng. Qua việc tích hợp quy trình kinh doanh, quản lý tài nguyên và tăng cường khả năng quản lý rủi ro, hệ thống ERP mang lại nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được thành công, việc triển khai hệ thống ERP đòi hỏi sự quản lý tổ chức, cam kết từ lãnh đạo và sự tham gia chủ động của toàn bộ nhân viên. Qua việc áp dụng một kế hoạch triển khai chi tiết và đào tạo nhân viên đầy đủ, doanh nghiệp có thể tận dụng hệ thống ERP một cách hiệu quả, tạo nên sự cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời đại số hóa.
Công ty cổ phần Asoft – hơn 20+ năm kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực chuyển đổi số, cung cấp giải pháp phần mềm cho hơn 3500+ khách hàng. Nếu quý khách muốn hiểu rõ hơn về hệ thống ERP cũng như các giải pháp cho doanh nghiệp quý khách có thể Đăng ký ngay hoặc liên hệ với ASOFT qua hotline để được tư vấn, hỗ trợ và trải nghiệm demo phần mềm hoàn toàn miễn phí.
Ban biên tập Asoft