Tìm đâu một giải pháp quản lý doanh nghiệp toàn diện?

Quản lý doanh nghiệp toàn diện là gì? 

Quản lý doanh nghiệp toàn diện là việc kết hợp các phương pháp khác nhau nhằm hoạch định tổ chức, kiểm tra giám sát đồng thời điều chỉnh mọi hoạt động của doanh nghiệp. Quá trình này cần sử dụng các nguồn lực như: vốn, nhân lực, công nghệ, máy móc.. nhằm thực hiện mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong từng giai đoạn, thời điểm. 

Quản lý doanh nghiệp toàn diện là gì?
Quản lý doanh nghiệp toàn diện là gì? 

Theo các chuyên gia kinh tế thế giới, có sự tương quan chặt chẽ ở việc thực hiện quản lý doanh nghiệp với giá cả của cổ phiếu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Quản trị tốt mang đến hiệu quả cao cho các nhà đầu tư đồng thời, xây dựng một môi trường làm việc lý tưởng cho nhân sự của công ty. Ngoài ra, không phải doanh nghiệp nào có cơ cấu sở hữu tốt thì quản trị doanh nghiệp cũng sẽ tốt và ngược lại. 

Xem thêm: Thế nào là một phần mềm quản lý toàn diện doanh nghiệp tốt?

Tầm quan trọng của việc quản lý doanh nghiệp 

Quản lý doanh nghiệp không chỉ là hoạt động triển khai theo chiến lược, thực thi được mục tiêu giúp doanh nghiệp phát triển theo lộ trình đã đề ra mà còn thể hiện được kỹ năng của người lãnh đạo. Quản lý doanh nghiệp là một trong những kỹ năng quan trọng của lãnh đạo nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh và gia tăng danh tiếng cho công ty. Quản lý doanh nghiệp tốt sẽ mang lại những lợi ích sau: 

Đối với doanh nghiệp

Đảm bảo mục tiêu, chiến lược đã đề ra được triển khai theo đúng lộ trình 

Quản lý, kiểm soát được nguồn nhân lực của toàn bộ doanh nghiệp

Hạn chế được những rủi ro về mặt tài chính 

Tầm quan trọng của việc quản lý doanh nghiệp
Tầm quan trọng của việc quản lý doanh nghiệp 

Đối với người lãnh đạo 

Theo dõi, đánh giá được kết quả chiến lược so với mục tiêu 

Có thời gian, cơ sở để tiếp tục hoạch định chiến lược  

Thu thập dữ liệu trực quan, chính xác để ra quyết định 

Những lợi ích cụ thể khi ứng dụng giải pháp quản lý toàn diện doanh nghiệp

Quản lý hoạt động tài chính kế toán

Các giải pháp quản trị doanh nghiệp ERP cung cấp cho người dùng những gì họ cần để xây dựng một quy trình hiệu quả và có sự minh bạch trong quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh chức năng quản lý  theo tiêu chuẩn, quy trình vận hành, phê duyệt linh hoạt, các công cụ hỗ trợ tùy biến theo từng nghiệp vụ đặc thù…

Khả năng hiển thị toàn bộ bức tranh từ đầu tới cuối trong hoạt động kế toán phải thu, kế toán phải trả bằng việc tích hợp với quy trình từ bán hàng đến thu tiền (Order to Cash – hợp đồng bán, hóa đơn, phiếu thu tiền), quy trình từ mua hàng đến thanh toán (Procure to Pay – yêu cầu mua sắm, hợp đồng mua hàng, hóa đơn, phiếu chi).

Quản lý kho, tính giá với quy trình bao quát từ nhà máy đến cửa hàng (Factory-to-store) với khả năng quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp

Quản lý, theo dõi đầy đủ vòng đời của tài sản với các báo cáo từ lúc mua, tính khấu hao cho đến khi thanh lý tài sản

Hỗ trợ quản lý dự án trong mặt tài chính, và cung cấp các báo cáo P/L thể hiện tình hình lợi nhuận trên từng dự án

Tự động ghi nhận doanh thu phù hợp với chuẩn mực kế toán, có thể sử dụng vào lập kế hoạch một cách linh hoạt.

Hỗ trợ quản lý trong quá trình đóng kỳ

Phần mềm ERP hỗ trợ doanh nghiệp chu trình đóng kỳ kế toán một cách thông suốt với khả năng quản lý các hoạt động xử lý kế toán cuối kỳ, phát hiện và phản hồi trước khi chúng xảy ra. Qua đó, tối ưu hóa việc đóng kỳ bằng việc cung cấp:

Chức năng khóa kỳ kế toán để chặn các bút toán được đưa vào là kỳ tương lai

Danh sách các công việc cần thực hiện theo thứ tự để đóng kỳ kế toán

Có khả năng điều chỉnh cho các giao dịch liên công ty (intercompany), chênh lệch tỷ giá và các giao dịch kho

Những lợi ích cụ thể khi ứng dụng giải pháp quản lý toàn diện doanh nghiệp
Những lợi ích cụ thể khi ứng dụng giải pháp quản lý toàn diện doanh nghiệp

Báo cáo theo thời gian thực và phân tích chuyên sâu

Bất cứ một người sử dụng nào đều có thể tạo ra các báo cáo hữu ích cho mình bằng công cụ dễ dàng, giải pháp ERP cho phép người dùng giám sát kết quả của các nghiệp vụ, nguồn dữ liệu như một phần công việc hàng ngày. Nhờ đó xác định sớm sự biến động thay đổi trong doanh nghiệp để đưa ra những điều chỉnh kịp thời. Một số thông tin theo thời gian thực. 

Xem thêm: Lợi ích khi sử dụng các công cụ, nền tảng quản trị toàn diện doanh nghiệp

Để ứng dụng ERP hiệu quả, Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?

Hệ thống ERP không đơn thuần chỉ là một giải pháp công nghệ. Trên hết, phần mềm còn là nơi tích lũy kiến thức, năng lực cũng như kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp.Dưới đây là những yếu tố cơ bản mà doanh nghiệp cần áp dụng để áp dụng ERP hiệu quả hơn. 

Xác định rõ nhu cầu và đặc thù doanh nghiệp

Những lựa chọn và định hướng ban đầu luôn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Để áp dụng ERP một cách có hiệu quả, đầu tiên doanh nghiệp cần xác định được rõ nhu cầu, đặc thù và yếu tố cốt lõi mà doanh nghiệp bạn muốn hướng tới từ đó lựa chọn một giải pháp và đơn vị cung cấp phần mềm phù hợp. Cần nắm được nguồn đầu tư cho phần mềm cũng như khả năng mf doanh nghiệp có thể chi trả, để đơn vị cung cấp có thể dễ dàng đem lại một giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp. 

Lựa chọn đơn vị cung cấp phần mềm

Sau khi hoàn thành quá trình triển khai và lên kế hoạch tổng thể cho dự án, doanh nghiệp cần phải xem xét và lựa chọn nhà cung cấp giải pháp phần mềm uy tín để những dự án được thực hiện một cách nhanh chóng, tránh xảy ra sai sót…  

Không ngừng phát triển, cải tiến hệ thống

Sau khi cài đặt hệ thống ERP, doanh nghiệp cần phải có những chiến lược để cải tiến, phát triển phần mềm, để hệ thống ngày càng được tối ưu hóa, đạt được tối đa lợi ích mà ERP mang lại. Để xây dựng được điều này, đòi hỏi các nhà quản lý phải hiểu rõ về quy trình cũng như đánh giá đúng khả năng phát triển của hệ thống… Cần tập trung tối đa vào các quy trình có khả năng lặp lại và sử dụng các công cụ có thể tồn tại khi một nhân sự phụ trách vắng mặt.  

Tối đa hóa giá trị cho người sử dụng

Nếu doanh nghiệp của bạn chỉ mới bắt đầu với các bản báo cáo và thông tin được tùy chỉnh, thì hãy tập trung đầu tiên vào các chức năng quan trọng của hệ thống ERP trong doanh nghiệp. Cùng với những kỳ vọng về những kết quả có thể đạt được từ nguồn lực sẵn có, thiết lập để hiểu cách thức các chức năng của phần mềm giải quyết các vấn đề then chốt dẫn tới sự thành công của doanh nghiệp.

Để ứng dụng ERP hiệu quả, Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?
Để ứng dụng ERP hiệu quả, Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?

Các giải pháp ERP là kinh nghiệm đúc kết của nhiều chuyên gia trong thời gian dài nhưng đôi khi nó cũng cần được tùy chỉnh lại cho người sử dụng tại các phần tính năng khác nhau. Các nhân viên thuộc bộ phận kế toán cần các công cụ khác so với các cán bộ mua hàng. Mỗi nhân viên tại các phòng ban khác nhau có thể sử dụng cùng một hệ thống nhưng với những giao diện độc lập.Các giao diện này sẽ giúp cung cấp cho người sử dụng những thông tin quan trọng nhất trên một màn hình chính, các dữ liệu chính xác được chuyển tới đúng người.

► Xem thêm: Lựa chọn công ty gia công phần mềm ERP phù hợp với doanh nghiệp

Tạm kết:

Nền tảng quản trị toàn diện doanh nghiệp ASOFT ERP được nghiên cứu và xây dựng dựa trên hơn 20 năm kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn triển khai ứng dụng tại hơn 3500 doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy so với các phần mềm tương tự trên thị trường hiện nay, ASOFT ERP có thể linh hoạt điều chỉnh theo đặc thù của doanh nghiệp. Đây là một trong những điểm ưu việt giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đáng kể. 

Ngoài ra, nếu quý khách hàng quan tâm đến các vấn đề phần mềm quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ; quản trị quan hệ khách hàng; quản lý nhân sự và tiền lương, đồng thời cần hỗ trợ tư vấn thêm và demo miễn phí: Đăng ký ngay. Hoặc liên hệ hotline: 1900 6123.

Ban Biên Tập ASOFT

Đánh giá nội dung

Bình luận