► Xem thêm: Sự thật về nhà máy thông minh và giá trị đối với công nghệ sản xuất
Những vấn đề nan giải trong các doanh nghiệp sản xuất
Các doanh nghiệp sản xuất hiện nay đang phải đối mặt với những vấn đề nan giải khó khăn. Khi không có sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin, những vấn đề điển hình thường gặp là:
Khó khăn trong quy trình vận hành hoạt động sản xuất
- – Không thể dự trù được nguyên liệu, máy móc và nhân lực cần thiết cho một đơn hàng sản xuất: Điều này thường dẫn đến việc thiếu hụt trong quá trình sản xuất, gây gián đoạn dây chuyền. Hoặc dư thừa gây nên các hao phí cho doanh nghiệp.
- – Không thể theo dõi được hiệu suất của quá trình sản xuất: Doanh nghiệp sẽ khó đánh giá được hiệu quả sản xuất của mình đã tối ưu và năng suất hay chưa. Dần dần dẫn đến việc vận hành kém hiệu quả; hoặc chất lượng thành phẩm không đủ tiêu chuẩn.
- – Không thể quản lý và phân bổ hợp lý sản xuất ở nhiều chi nhánh khác nhau: Dễ thấy ở các doanh nghiệp có nhiều cơ sở sản xuất; việc phân chia khối lượng dựa trên công suất sản xuất để hoàn tất đúng thời gian gặp phải nhiều khó khăn. Không phát huy được tính cộng sinh của nhiều nhà máy; mà còn gây nên nhiều bất cập khi nhà máy này quá tải; nhưng nhà máy khác lại đình trệ, đóng băng.
Khó khăn trong quản lý điều hành
- – Nhà quản lý khó bao quát được toàn diện các khía cạnh của quá trình sản xuất: Dẫn đến việc mù mờ trong quản trị; khó phát triển và cải thiện hiệu quả, hiệu suất.
- – Không nhanh nhạy với các sự cố phát sinh và các rủi ro tiềm ẩn: Chậm trễ trong việc nắm bắt thông tin từ các bộ phận liên quan. Nhất là việc mất nhiều thời gian trong việc tổng hợp, báo cáo. Dẫn đến sự chậm trễ và thiếu chính xác trong việc ra quyết định.
- – Dễ gây nên các sai sót: Sai sót trong dữ liệu, định lượng và tính toán sai. Gây nên các lãng phí, hao phí tài nguyên nguồn lực của doanh nghiệp.
Và còn vô số các vấn đề tồn đọng khác; liên quan phát sinh từ công tác ghi chép, tổng hợp và nhập liệu thủ công. Chính những điều ấy đã gây nên những sai sót về mặt dữ liệu; và khiến thâm hụt các nguồn tài nguyên của doanh nghiệp.
Ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất là xu hướng tất yếu được các doanh nghiệp sản xuất tập trung
Đối với một doanh nghiệp ngành sản xuất, quản lý hoạt động sản xuất là hoạt động quan trọng cốt lõi. Các công việc ấy bao gồm từ hoạt động lập kế hoạch sản xuất; hoạch định nhu cầu vật tư, máy móc, nhân lực cần thiết; kiểm soát điều độ sản xuất; đến khâu kiểm soát chất lượng sản phẩm theo giai đoạn và thống kê sản lượng/hiệu suất sản xuất. Quá trình sản xuất này nếu được quản lý tốt; sẽ góp phần tối ưu được các nguồn lực cần thiết trong từng giai đoạn sản xuất. Qua đó làm giảm giá thành, tăng năng suất cho doanh nghiệp.
Thế nhưng hiện nay, còn khá nhiều doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng ứng dụng công nghệ và phần mềm trong hoạt động quản lý; mà vẫn phụ thuộc nhiều vào những phương tiện thủ công như Excel, sổ sách ghi chép,… Cách làm này đã khiến nhiều doanh nghiệp chậm phát triển; vì chưa tối ưu được quy trình hoạt động sản xuất, nguồn nhân lực; bên cạnh đó là các sai về giấy tờ, dữ liệu, thống kế,… Đặc biệt là các chủ doanh nghiệp sẽ khó nắm bắt hoạt động sản xuất một cách nhanh chóng và chính xác.
► Xem thêm: Giải pháp quản lý sản xuất – Ứng dụng để bắt kịp xu thế phát triển nhà máy số thời đại 4.0
Phần mềm quản lý sản xuất – Giải pháp quản trị tổng thể và hiệu quả
Phần mềm quản lý sản xuất là giải pháp được nhiều doanh nghiệp và nhà máy sản xuất 4.0 lựa chọn. Phần mềm sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong mọi giai đoạn của quy trình sản xuất. Từ việc lên kế hoạch, dự trù sản xuất; đến tình trạng và tiến độ của từng khâu sản xuất; cho đến thành phẩm và bán thành phẩm. Thông qua phần mềm, nhà quản lý có thể theo dõi và giám sát sát sao quy trình sản xuất; dự đoán và kiểm soát các rủi ro; đồng thời quan sát và đánh giá hiệu suất sản xuất của dây chuyền.
Chức năng chính cơ bản nhất của phần mềm quản lý sản xuất
Trong quản lý quy trình sản xuất
Phần mềm quản lý sản xuất sẽ được trang bị các công cụ cho phép doanh nghiệp quản lý tốt; từ khâu đầu tiên cho đến cuối cùng, cụ thể:
- – Quản lý xuất – nhập – tồn kho: Một trong những vấn đề nan giải của doanh nghiệp sản xuất đó là hàng tồn. Phần mềm sẽ có chức năng giúp doanh nghiệp theo dõi chi tiết về hàng hoá trong kho. Bao gồm các đặc tính, chất liệu, ngày nhập, hạn dùng,.. liên quan đến hàng hoá. Ngoài ra là theo dõi quá trình nhập xuất của khó. Tránh thất thoát, thiếu sót hàng hoá.
- – Quản lý dây chuyền sản xuất: Phần mềm hoạch định kiểm soát và phân tích haotj động sản xuất trên dây chuyển. Đồng thời đánh giá hiệu suất và hiệu quả hoạt động; nhằm giúp doanh nghiệp phát hiện và cải tiến.
- – Quản lý chất lượng thành phẩm/bán thành phẩm: Phàn mềm có chức năng nhằm quản lý chất lượng sản xuất. Bằng việc lấy mẫu và thử nghiệm ngẫu nhiên hàng loạt. Doanh nghiệp cũng có thể quản lý lịch sử hàng lỗi, số lượng hàng lỗi; xác định và kiểm soát công đoạn lỗi; phân loại kiểu lỗi và quản lý các sản phẩm, bán thành phẩm với những thông tin khác về chi phí.
- – Quản lý giá thành sản xuất: Liên quan đến quá trình của sản xuất; như chi phí nhân sự, chi phí vận chuyển, chi phí nguyên vật liệu, khấu hao máy móc,…
Quản lý hoạt động điều hành doanh nghiệp
- – Liên kết và đồng bộ dữ liệu: Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể quản lý nhiều bộ phận khác nhau. Từ khâu mua hàng, kho bãi, sản xuất, bán hàng, kế toán tài chính,.. Và các dữ liệu sẽ được liên kết tự động với nhau
- – Quản lý lợi nhuận và tài chính: Các doanh nghiệp có thể theo dõi và kiểm soát được chi phí liên quan đến sản xuất; vận hành, tính đơn giá và lợi nhuận biên,..
- – Quản lý đặt hàng và giao hàng: Phần mềm cho phép doanh nghiệp kiểm soát đơn đạt hàng đầu vào; lẫn việc luân chuyển, bán hàng đầu ra với các chức năng chuyên biệt hỗ trợ
- – Quản lý phân quyền người dùng: Thiết lập các cài đặt phân quyền chi tiết; dựa theo từng vị trí, bộ phận, người phụ trách,… Để có thể đăng nhập, truy cập và quản lý tất cả các thông tin theo phạm vi quyền hạn được cho phép.
- – Quản lý báo cáo thống kê: Các báo cáo và thống kê được cập nhật theo thời gian thực realtime; với giao diện thể hiện trực quan dựa trên các tiêu chí quan trọng để báo cáo đa dạng. Từ đó giúp quản đốc quản lý nhà máy hoặc chủ doanh nghiệp theo dõi dễ dàng tình hình; và hỗ trợ cho việc ra quyết định nhanh chóng, chính xác.
Lợi ích của phần mềm quản lý sản xuất đối với doanh nghiệp sản xuất
Phần mềm quản lý sản xuất mang đến nhiều lợi ích; giúp doanh nghiệp có thể giải quyết được hầu hết các vấn đề còn tồn đọng.
Quản lý vận hành quy trình sản xuất tối ưu
Không thể không kể đến những lợi ích mà phần mềm quản lý sản xuất mnag đến; nhất là trong việc vận hành sản xuất, có thể kể đến là:
- – Tự động hoá việc thông báo các nhiệm vụ sản xuất theo đúng thời gian thực
- – Thực hiện điều chỉnh và kiểm soát đối với định mức nguyên vật liệu; hoặc dự đoán mức biến đổi trong sản xuất một cách dễ dàng và chính xác
- – Nhận dạng và phân tích các sản phẩm bị lỗ, hư hỏng. Phát hiện nguyên nhân/công đoạn lỗi
- – Quản lý tiến độ sản xuất ở từng khâu một cách dễ dàng chỉ trên thiết bị vận hành
- – Dễ dàng hoạch định và lên kế hoạch sản xuất; dự đoán nhu cầu nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, công suất máy móc, thiết bị sát với nhu cầu cần thiết
- – Hỗ trợ nhà quản lý, chủ doanh nghiệp trong việc tính giá thành sản phẩm/bán thành phẩm theo công đoạn
- – Kiểm soát khấu hao nguyên vật liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị,…
- – Hỗ trợ lập báo cáo, phân tích, thống kê trực quan theo thời gian thực
Quản lý hoạt động vận hành doanh nghiệp đa chi nhánh
Các doanh nghiệp sản xuất hiện nay đang gặp nhiều khó khăn; khi có nhiều nhà máy, phân xưởng sản xuất và nhiều kho hàng cách xa nhau. Làm sao để tối ưu hoá hiệu quả vận hành, sản xuất và phân chia; phần mềm quản lý sản xuất sẽ mang đến các lợi ích sau:
- – Quản lý đa địa điểm khác nhau như nhà kho, nhà máy, và các nhà máy gia công bên ngoài; nơi có nguồn nguyên liệu/nguyên vật liệu phụ, bán thành phẩm, và thành phẩm cần thiết cho sản xuất
- – Quản lý và đồng bộ quy trình tại các nhà máy hoặc các nhà máy gia công bên ngoài; theo quy trình và công nghệ sản xuất của chính doanh nghiệp
- – Tra cứu, kiểm tra các thông tin theo thời gian thực từ tất cả các nhà máy, kho hàng; dù đặt ở bất kỳ địa điểm nào – chỉ với kết nối internet mà thôi
Mục đích cuối cùng của tất cả các tính năng kể trên nhằm thể hiện một bức tranh rõ ràng nhất; hướng đến đảm bảo cho quá trình sản xuất nằm trong kế hoạch dự kiến. Doanh nghiệp chủ động hơn với nguyên vật liệu hiện có và sản lượng sản xuất ra hàng ngày; để chủ động được nguồn cung-cầu và đáp ứng đúng tiến độ.
► Xem thêm: Sản xuất thông minh với 4 yếu tố công nghệ vượt trội
Quản lý sản xuất thông minh với phần mềm quản lý sản xuất ASOFT-ERP
Phần mềm ASOFT-ERP dành cho ngành Sản xuất Chế tạo là một giải pháp được các doanh nghiệp đầu ngàng lựa chọn. Không chỉ cung cấp giải pháp quản trị sản xuất tổng thể và toàn diện cho doanh nghiệp sản xuất; mà còn là đòn bẩy giúp doanh nghiệp cải thiện và nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường.
Với hệ thống các phân hệ phần mềm chuyên biệt cho từng bộ phận/phòng ban, phần mềm còn là tập hợp đúc kết nhiều tính năng và báo biểu linh hoạt, giúp lãnh đạo doanh nghiệp theo dõi, kiểm soát và tối ưu toàn bộ hoạt động kinh doanh sản xuất của mình. Đặc biệt được tùy chỉnh tương thích đặc thù cho từng ngành sản xuất của doanh nghiệp.
Phần mềm quản lý sản xuất ASOFT-ERP đang được nhiều doanh nghiệp đầu ngành tin tưởng ứng dụng và đồng hành trong suốt thời gian 18 năm, như: May Phù Cát, Tân cảng Sài Gòn, MPE, Bourbon Bến lức,..
Đăng ký nhận tư vấn và Demo miễn phí ngay hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn ASOFT qua hotline: 19006123
► Xem thêm: TOP 10 hệ thống quản lý sản xuất tốt nhất hiện nay
Ban biên tập ASOFT