Giải pháp quản lý sản xuất – Ứng dụng để bắt kịp xu thế phát triển nhà máy số thời đại 4.0

► Xem thêm: Tư duy lãnh đạo – Chìa khóa làm nên thành công trong thời đại công nghệ số

Mối liên quan giữa nhà máy số với giải pháp quản lý sản xuất

Khái niệm nhà máy số

Nhà máy số đang dần được hoàn thiện và rõ ràng hơn trong thị trường. Được nhận biết là một cơ sở sản xuất không sử dụng nguồn nhân lực là chủ đạo nữa; mà thay vào đó là các máy móc và dây chuyền tự động hoá. Và theo đó, các nhà máy dần trở nên thiếu vắng sự có mặt của con người.

Nhà máy số trong giai đoạn 4.0
Nhà máy số trong giai đoạn 4.0

Đó là khái niệm của giai đoạn 3.0 – Khi mà máy móc, thiết bị ngày càng được cải tiến và trở nên thông dụng. Còn ở giai đoạn 4.0 này, tiêu chuẩn cho một nhà máy số dần được nâng tầm hơn. Mà theo tiêu chuẩn 4499 do Hiệp hội Kỹ sư Đức xác định, thì nhà máy số được chỉ một mạng lưới toàn diện và tự động; bao gồm các mô hình, phương pháp và công cụ kỹ thuật số; được tích hợp vào một hệ thống quản lý và xử lý dữ liệu liên tục.

Mục tiêu của những nhà máy số, đó là giảm thiểu sự can thiệp của con người trong quy trình vận hành. Với sức mạnh của hệ thống phần cứng (máy móc cơ giới hoá) và phần mềm (hệ thống phần mềm quản lý nhà máy sản xuất) để kết nối và vận hành tự động, tối ưu nhất.

Giải pháp quản lý sản xuất thông minh 4.0

Trong giai đoạn 3.0 của công nghệ, các nhà máy đã dần được “vũ trang hoá”. Bằng các dây chuyền vận hành tự động, chính xác và ít sai lệch. Đến giai đoạn 4.0, để hình thành nên mô hình nhà máy số; công nghệ đã được tích hợp và kết nối. Để máy móc có thể tự nhận biết khả năng, thứ tự vận hành và cả dự trù sản xuất.

Các công nghệ có thể kể đến, điển hình là internet vạn vật trong công nghiệp; hay gọi là IoT – Industrial Internet of thing. Hệ thống này sẽ kết nối toàn bộ máy móc thiết bị trong nhà máy trên một hệ thống duy nhất. Theo đó, con người có thể thông qua hệ thống này để quản lý; giám sát, phát hiện các rủi ro, lẫn điều khiển và chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực

Ngoài ra, các ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất khác như BI, MES, ERP hay PLC cũng là những hệ thống thương được ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất; nhất là tại các nhà máy sản xuất số. Mối quan hệ giữa các hệ thống này với nhà máy số sẽ được đề cập chi tiết trong phần tiếp theo.

Giải pháp quản lý sản xuất trong nhà máy số 4.0

Ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất trong nhà máy số
Ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất trong nhà máy số

Nếu nhà máy chỉ dừng lại ở việc trang bị máy móc, thiết bị vận hành tốt; thì chỉ mới dừng lại ở quá trình tự động hoá mà thôi. Những quy trình khác trong vận hành vẫn cần rất nhiều sự can thiệp của con người. Chính vì thế, các hệ thống phần mềm quản lý nhà máy sản xuất được ra đời. Nhằm phụ trợ và thay thế con người trong một số quy trình cơ bản. Giúp mang lại tính liền mạnh, chuẩn xác và hiệu quả hơn.

Phần mềm BI

Hệ thống Business Intelligence – Báo cáo thông minh không chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực quản trị chung; mà trong nhà máy số, nó còn đóng vai trò cốt lõi và nền tảng. Phần mềm BI sẽ hỗ trợ người dùng lập và quản lý các báo cáo dựa trên dữ liệu thực; được thu thập, tích hợp từ nhiều luồng thông tin động khác nhau trong quy trình. Từ đó nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định quan trọng. Dựa trên thông tin chính xác nhất dữ liệu có ý nghĩa, và quan trọng là tính kịp thời. Từ đó đem đến lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.

Phần mềm ERP

Phần mềm ERP được gọi là Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ở mức độ tổng quát và toàn diện hơn. Nó là một giải pháp tổng thể nhằm quản lý tài nguyên của toàn bộ doanh nghiệp. Mà tuỳ thuộc vào đặc tính vận hành và sản xuất của doanh nghiệp; ERP được thiết kế vừa vặn và cụ thể hơn. Để không chỉ tự động hoá trong sản xuất, mà trong toàn bộ hoạt động vận hành của doanh nghiệp. Mang đến hiệu quả cao hơn, tăng doanh thu – lợi nhuận và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hệ thống MES

Hệ thống MES là hệ thống điều hành riêng cho hoạt động sản xuất. Với những chức năng đặc thù như theo dõi, giám sát, cập nhật thông tin; hay lưu trữ, xử lý dữ liệu và phân tích các thông tin từ nhà máy, khu sản xuất. Những tác vụ nổi bật của MES sẽ mang đến; đó là: Quản lý tiến độ sản xuất; điều hướng, hướng dẫn công việc; tương tác và truy xuất nguồn gốc chất lượng,…

Phần mềm PLC

Vốn chỉ được sử dụng trong một số lĩnh vực nhất định; PLC là bộ điều khiển logic lập trình. Trong một quy trình sản xuất, phần mềm PLC được ứng dụng trên dây chuyền lắp ráp, thiết bị robot máy; hoặc bất kỳ hoạt động sản xuất nào đòi hỏi tính kiểm soát độ tin cậy cao và dễ cho lập trình.

➥ Có thể nhận thấy, nhà máy số chính là sự phát triển vượt bậc so với trước. Từ một hệ thống sản xuất tự động hóa truyền thống cũ sang một hệ thống sản xuất mới được kết nối và tùy biến linh hoạt hơn. Đây sẽ là mô hình tất yếu của mỗi doanh nghiệp sản xuất trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

► Xem thêm: Sản xuất thông minh với 4 yếu tố công nghệ vượt trội

Lý do ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất là xu thế phát triển nhà máy số 4.0

Các giải pháp quản lý sản xuất đóng vai trò lớn trong mô hình nhà máy số
Các giải pháp quản lý sản xuất đóng vai trò lớn trong mô hình nhà máy số

Khi nhu cầu thị trường ngày càng cao và phức tạp hơn; đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất cần thúc đẩy một quá trình vận hành sản xuất mang lại hiệu quả hơn. Đặc biệt trong bối cảnh hiện tại, sự ra đời của công nghệ số 4.0 chính là lực đẩy mạnh mẽ; thúc đẩy tính linh hoạt và hiệu suất trong sản xuất.

Để cải thiện năng suất làm việc và tối ưu trong cả môi trường sản xuất quy mô lớn; thì doanh nghiệp cần và bắt buộc phải tiếp cận các hệ thống phần mềm sản xuất. Nhằm mang đến tính thông minh, chính xác và nhanh chóng trong hoạt động sản xuất của mình.

Phần mềm quản lý nhà máy sản xuất chính là giải pháp có thể đáp ứng toàn diện nhu cầu hiện nay của doanh nghiệp. Đây là nền tảng và là công cụ quản lý trung tâm; đảm bảo hoạt động vận hành có hiệu quả trong quản trị sản xuất tại mỗi nhà máy của doanh nghiệp. Nếu muốn xây dựng và vận hành mô hình nhà máy số; công nghệ là điều thiết yếu mà mọi doanh nghiệp cần đầu tư và ứng dụng.

Hệ thống phần mềm quản lý sản xuất can thiệp thế nào trong nhà máy số

Hệ thống phần mềm quản lý sản xuất sẽ được xây dựng dựa trên quy trình vận hành khép kín của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm việc quản lý:

  • ✔ Ngày từ khi thiết lập đơn hàng sản xuất hoặc thiết lập nhu cầu sản xuất. Hoặc có thể chủ động lập kế hoạch sản xuất cho doanh nghiệp
  • ✔ Hoạch định nguồn lực và tính toán khả năng cung ứng nguyên vật liệu hiện có trong kho. Tính toán đến thiết lập định mức nguyên vật liệu cho từng công đoạn sản xuất riêng và chung trong doanh nghiệp
  • ✔ Tính giá thành sản xuất theo công đoạn, tỷ lệ khấu hao nguyên vật liệu, máy móc
  • ✔ Theo dõi, kiểm tra và giám sát tiến độ sản xuất của từng đơn hàng, từng nhóm sản phẩm hay từng công đoạn sản xuất
  • ✔ Tập hợp các yêu cầu về hàng hóa sản phẩm từ nguồn dự báo (Forecast); hoặc đơn hàng của khách hàng (Sales Order). Từ đó lập ra nhu cầu hàng hóa cần sản xuất tại những thời điểm nhất định cho từng nhà máy chi nhánh

Lợi ích của giải pháp quản lý sản xuất trong nhà máy số trong thời đại 4.0

 Lợi ích của giải pháp quản lý sản xuất trong nhà máy số trong thời đại 4.0
Lợi ích của giải pháp quản lý sản xuất trong nhà máy số trong thời đại 4.0

Một số lợi ích rõ ràng nhất; mà phần mềm quản lý sản xuất đem lại cho doanh nghiệp khi vận hành mô hình nhà máy số:

Lợi ích trong vận hành

 Tăng độ chính xác trong hoạt động vận hành
Giải pháp quản lý sản xuất sẽ cung cấp hệ thống quản trị một cách nhất quán. Từ đó hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Phần mềm sản xuất sẽ tạo ra cách thức để phân tích dữ liệu ; nhằm khai thác và tận dụng tối ưu nguồn tài nguyên thông tin. Kết quả nhận được sẽ là một hệ thống quản trị và vận hành nhà máy đồng nhất; linh hoạt, hiệu quả và tối thiểu các sai sót nhất

 Khả năng hiển thị đồng nhất trên toàn hệ thống
Trong quy trình vận hành, khả năng đồng bộ và thống nhất thông tin sẽ mang đến lợi ích to lớn. Khi bộ phận sản xuất và giao hàng chung tiếng nói để tăng tốc độ giao hàng kịp thời. Tăng thời gian quay vòng sản phẩm và hạn chế các rủi ro hoàn trả.

 Nâng cao hiệu suất quản trị sản xuất
Giải pháp sẽ cung cấp một giao diện hệ thống trực quan; nơi hiển thị hiệu suất thời gian thực của ca làm, dây chuyền hay máy móc sản xuất. Ngoài ra các dữ liệu thực về thời gian chết hay chu kỳ thời gian sản phẩm yếu kém cũng được phần mềm cập nhật; nhằm phản ứng nhanh với các vấn đề ngoài ý muốn như thiếu nguyên liệu hoặc hư hỏng thiết bị.

Lợi ích trong hiệu quả sản xuất

✔ Mang đến sản phẩm chất lượng tốt hơn
Hệ thống sẽ phân tích các chỉ số về hiệu suất và chất lượng sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp nhận biết các sai lầm, điều chỉnh và cải tiến hơn. Ngoài ra, việc ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất giúp cải tiến tiêu chuẩn của máy móc; từ đó cải thiện hơn chất lượng tổng thể.

 Tăng năng suất
Phần mềm sẽ giúp quản lý máy móc thông minh hơn tại các nhà xưởng; đảm bảo cho hoạt động sản xuất hiệu quả và tinh gọn hơn. Bằng cách thiết lập kế hoạch chính xác về số lượng hàng hóa, máy móc, nhân lực cần thiết. Điều này giúp bộ phận quản trị doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin dưới nhà máy kịp thời. Từ đó giúp tăng năng suất sản xuất và đảm bảo thời gian vận hành tối ưu; thúc đẩy sự phát triển trong tương lai và cải thiện hiện tại của sản xuất của doanh nghiệp.

Tạm Kết

 Ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất thông minh nhằm đảm bảo vận hành nhà máy có hiệu quả
Ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất thông minh nhằm đảm bảo vận hành nhà máy có hiệu quả

Nhu cầu sản xuất thông minh đã buộc doanh nghiệp phải chuyển mình; ứng dụng các nền tảng công nghệ để tối ưu quản trị và vận hành; tiến đến mục tiêu gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong cuộc cách mạng công nghiệp và công nghệ lần thứ tư này; sự phát triển và hoàn thiện các hệ thống quản lý sản xuất sẽ quyết định tương lai của ngành. Xu hướng chung trên toàn cầu, các doanh nghiệp sẽ hướng tới số hóa mô hình nhà máy; ứng dụng giải pháp quản lý sản xuất thông minh nhằm đảm bảo vận hành nhà máy có hiệu quả.

Phần mềm ASOFT-ERP cung cấp các giải pháp quản trị sản xuất tổng thể và toàn diện cho các doanh nghiệp sản xuất. Với hệ thống phần mềm quy mô, chuyên sâu và tập hợp nhiều tính năng và báo biểu linh hoạt; ASOFT-ERP sẽ giúp lãnh đạo doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát tối ưu toàn bộ hoạt động kinh doanh sản xuất của mình. Đặc biệt được tùy chỉnh và tương thích đặc thù cho từng ngành sản xuất của doanh nghiệp.

→ Tìm hiểu thêm về ASOFT-ERP

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí ngay hoặc liên hệ đến Phòng Tư vấn ASOFT qua hotline: 19006123

► Xem thêm: Sự thật về nhà máy thông minh và giá trị đối với công nghệ sản xuất

Ban Biên Tập ASOFT

Đánh giá nội dung

Bình luận