Tư duy lãnh đạo – Chìa khoá làm nên thành công trong thời đại công nghệ số

► Xem thêm: “Chuyển đổi số hay là chết” – Bài học kinh nghiệm từ 3 ông lớn trong “chiến trường” kinh doanh

Các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay

Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều đã nhận thấy và công nhận những ảnh hưởng mạnh mẽ của công nghệ số nói chung; và xu hướng chuyển đổi số nói riêng đến nền kinh tế. Hiểu được tác động của nó đến từng hoạt động vận hành, kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nhưng để bắt đầu, các doanh nghiệp vẫn đang loay hoay. Không biết phải bắt đầu từ đâu, cái gì trước cái gì sau; lựa chọn công nghệ nào, giải pháp nào, đối tác nào mới phù hợp với điều kiện thức tế? Đây cũng chính là những câu hỏi phổ biến và là nỗi băn khoăn hiện tại của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp các khó khăn và rào cản khi tiếp cận công nghệ số
Các doanh nghiệp hiện nay đang gặp các khó khăn và rào cản khi tiếp cận công nghệ số

Bên cạnh những khó khăn khi bắt đầu, các doanh nghiệp cũng đang gặp nhiều rào cản trong quá trình thực hiện. Một trong những khó khăn đó, chính là chuyển đổi số thiếu tích cực và thiếu đồng bộ. Doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết này; để tập trung nguồn lực và thời gian cho qua trình chuyển đổi số. Ngoài ra, những sai lầm về mặt thấu hiểu cũng làm các doanh nghiệp đi chệch hướng. Do không hiểu rõ bản chất của chuyển đổi số; một số doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức số hoá các dữ liệu; nhưng không tạo nên tính đồng bộ và liên kết.

Trước những thay đổi mỗi ngày của thời đại công nghệ số; các doanh nghiệp không những gặp khó khăn khi duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cũ; mà còn dần bị tụt hậu nhanh chóng do bị tụt lại khi xu thế thay đổi. Và đây là điểm “tử huyệt” của bất kỳ doanh nghiệp nào trong thời đại này; mà những gã khổng lồ như Nokia, Yahoo,.. đã chứng minh.

Khoảng trống lãnh đạo trong thời đại công nghệ số

Khái niệm “Khoảng trống lãnh đạo”

Khái niệm “Khoảng trống lãnh đạo” được một nghiên cứu của MIT đưa ra; để chỉ vì khoảng cách giữa kỳ vọng so với thực tế trong năng lực của nhà lãnh đạo 4.0. Theo đó, lực lượng lao động kỹ thuật số cao cấp đang tạo nên các áp lực; đòi hỏi các nahf lãnh đạo cải thiện các kỹ năng và keién thức kỹ thuật. Nhằm giao tiếp và vận hành tốt hơn trong môi trường công nghệ số. Mặt khác, là những mong đợi từ các nhân sự cao cấp này; mong nhà lãnh đạo quan tâm và chú trọng hơn đến các dự án kỹ thuật số; cũng như hiểu được những giá trị mà công nghệ sẽ mang đến cho công việc.

Những khoảng trống lãnh đạo này ngày một rõ nét và trầm trọng hơn; nhất là trong bối cảnh kỹ thuật số đã xoá nhoà ranh giới giữa nơi làm việc và nhà; giữa nghĩ vụ của cá nhân với tổ chức; giữa các ưu tiên của cộng đồng hay với cổ đông. Sự xuất hiện và phủ rộng của các môi trường kỹ thuật phản ánh một sự thật mới: Mọi thứ có thể được phơi bày và dễ dàng để tiếp cận từ bất kỳ ai, bất cứ đâu. Các nhà lãnh đạo buộc phải có những phản ứng nhanh nhạy trên môi trường này. Ví dụ như một đoạn tweet gây tranh cãi; những thông tin không chính thống,.. Tính minh bạch là một tiêu chuẩn mới của nhà lãnh đoạ, dù họ muốn hay không.

"Khoảng trống lãnh đạo" - Vấn đề nan giải cho các nhà lãnh đạo công nghệ số 4.0
“Khoảng trống lãnh đạo” – Vấn đề nan giải cho các nhà lãnh đạo 4.0

Khoảng trống lãnh đạo trong giai đoạn Covid-19 và bối cảnh công nghệ số

Đại dịch COVID-19 đã là một điểm nhấn xoá nhoà ranh giới truyền thống. Trong giai đoạn khủng hoảng và giãn cách vì đại dịch; hơn bao giờ hết, áp lực và vai trò của nhà lãnh đạo mang tính quyết định cho sống còn của doanh nghiệp. Sự sụp đổ của các nền tảng vận hành cũ kỹ, truyền thống; và sự xuất hiện của các nền tảng kỹ thuật số đang dần thay đổi môi trường và văn hoá của các doanh nghiệp. Minh bạch hơn, rõ ràng hơn, tự động hơn, những đồng thời cũng khiến họ dễ bị tổn thương hơn. Các nhà lãnh đạo không còn nhiều quyền lực như xưa là sự thay đổi lớn nhất.

Khi ứng dụng công nghệ số, mọi nhân sự đều cần thay đổi. Mà nhà lãnh đạo cần là người tiên phong cho những thay đổi ấy. Vậy họ cần chuẩn bị và thay đổi những gì? Phần tiếp theo đây sẽ là những gợi ý đáng giá.

Nhà lãnh đạo cần thay đổi và chuẩn bị những gì trong thời đại công nghệ số?

1. Đưa mục đích trở thành nguyên tắc

Trong cuốn Trò chời vô hạn – Infinite Game (2009) của tác giá Simon Sinek; nếu ra 3 nhiệm vụ quan trọng nhất của một doanh nghiệp.

  • Một là, Nâng cao giá trị công việc. Bằng việc mang đến cho nhân sự cảm giác thuộc về. Rằng cuộc sống và công việc của họ mang đến những giá trị; vượt ra những nhu cầu về vật chất.
  • Hai là, Bảo vệ con người. Mọi sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp phải hướng đến bảo vệ con người. Bao gồm cách nó vận hành và lan toả đến môi trường sống.
  • Ba là, Tạo ra giá trị. Đó là tiền hay các nguồn lực khác cho cuộc sống. Cũng có nghĩa là lợi nhuận của doanh nghiệp phải đặt gái các mục đích và con người.

3 điều trên có thể là một gợi ý cho doanh nghiệp áp dụng cho chính mình. Hoặc nếu mục đích của bạn là một điều khác; thì lời khuyên đó là hãy lan toả và áp dụng nó. Đưa mục đích trở thành quy tắc và ứng dụng thực tế là cách để bạn hiện thực hoá mục đích.

► Xem thêm: 4 Nguyên nhân khiến quá trình chuyển đổi số chậm trễ

2. Quan tâm đến vấn đề con người

Con người là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp; nhất là trong giai đoạn công nghệ số như hiện tại. Mà ở đây đó là nhân viên và khách hàng của doanh nghiệp.

Nhà lãnh đạo 4.0 cần quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề con người
Nhà lãnh đạo 4.0 cần quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề con người

Ví dụ như việc xây dựng KPIs là thước đo giúp việc ứng dụng công nghệ số đi đúng định hướng. Đối với nhân viên trong thời đại công nghệ số, sự minh bạch và xứng đáng sẽ là liều thuốc; giúp họ an tâm cống hiến, làm việc và đóng góp giá trị cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đạo đức doanh nghiệp là điều mà khách hàng 4.0 quan tâm. Họ không chỉ muốn doanh nghiệp mang đến những trải nghiệm tốt, sản phẩm/dịch vụ hài lòng; mà còn mong muốn doanh nghiệp quan tâm đến các vấn đề xã hội/môi trường.

3. Nhà lãnh đạo thiên hướng dữ liệu

Dữ liệu là tương lại của nền công nghệ số. Việc xây dựng, tích luỹ một mạng lưới dữ liệu sâu rộng giúp các phân tích chính xác hơn. Mang đến cho doanh nghiệp sự đa dạng, cơ hội và cải thiện nhiều vấn đề về hiệu suất, hiệu quả. Bên cạnh đó và xây dựng mạng lưới kết nối con người – nơi quyền lực thực sự nằm ở đó.

Đó cũng chính là đặc quyền dành cho một số ít vị trí có tầm ảnh hưởng. Đối với doanh nghiệp, đó là nhà lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo cần có tư duy thiên hướng về dữ liệu. Hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng dữ liệu, những lợi ích mà dữ liệu mang đến. Từ đó tạo nên nền tảng làm giàu dữ liệu và phát huy tối đa tài nguyên con người.

4. Nhà lãnh đạo coi trọng sự sáng tạo

Trong thời đại công nghệ số, sức mạnh tài chính không còn là điều kiện cạnh tranh tiên quyết nữa. Mà việc tăng khả năng sáng tạo quan trọng hơn tăng năng suất. Có thể nói, nguồn vốn trong thời đại công nghệ số chính là vốn văn hoá và vốn sáng tạo. Nhiều doanh nghiệp đang tạo ra nhiều giá trị với nguồn lực ít nhất có thể; dựa trên khả năng sáng tạo của mình.

Nhà lãnh đạo trong thời đại công nghệ số cần coi trọng và khuyến khích sự sáng tạo
Nhà lãnh đạo trong thời đại công nghệ số cần coi trọng và khuyến khích sự sáng tạo

Để làm được điều này, nhà lãnh đạo cần có sự thấu cảm. Thường xuyên thử thách lại những hiểu biết và niềm tin cũ; chấp nhận sự đa dạng và đa chiều; gợi mở nhiều cơ hội và phương thức để nhân viên tự do suy nghĩ; tránh những sự áp đặt và thói quen,.. Là những điều mà nhà lãnh đạo có thể thực hiện ngay trong doanh nghiệp mình.

5. Nhà lãnh đạo trân trọng sự khác biệt

Trong thời đại công nghệ số, mọi thứ đều được chia sẻ, đóng góp từ khắp nơi trên thế giới. Khi các ý tưởng đã bão hoà, con người lại trân trọng các khác biệt hơn. Trong doanh nghiệp cũng vậy. Chính những ý tưởng và sự khác biệt mới giúp doanh nghiệp duy trì và gây ấn tượng của khách hàng.

Tuy nhiên, không nhiều nhà lãnh đạo trên khắp thế giới hiểu và trân trọng sự khác biệt này. Vì cảm giác vùng an toàn thì thường dễ chịu hơn. Nhưng trong giai đoạn 4.0, đó lại là điều tiên quyết giúp một doanh nghiệp có môi trường làm việc hấp dẫn. Để nhận diện, phát hiện và cổ vũ những khác biệt; nhà lãnh đạo cần có nhiều hiểu biết đa dạng về các lĩnh vực khác nhau, tránh rơi vào tư duy hẹp.

Tạm kết

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số ở các doanh nghiệp là một làn sóng sẽ thay đổi mọi thứ. Nhà lãnh đạo cũng không đứng ngoài những thay đổi đó; và cần trang bị tư duy lãnh đạo thích hợp để dẫn dắt doanh nghiệp đi đúng hướng. Việc ứng dụng công nghệ sẽ không chỉ mang lại hiệu quả về doanh thu trước mắt; mà còn là tiền đề để tạo dựng một daonh nghiệp phát triển bền vững trong tương lai.

Để được tư vấn miễn phí và xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp cho doanh nghiệp, Đăng ký ngay hoặc liên hệ 1900 6123.

► Xem thêm: 4 mô hình chuyển đổi số mọi doanh nghiệp cần biết

Ban Biên Tập ASOFT.

Đánh giá nội dung

Bình luận