1. Ý tưởng phải sáng tạo
Bước đầu tiên trong mọi hành trình tất nhiên phải là ý tưởng. Có ý tưởng thì mới có thể thực hiên được, do đó doanh nghiệp cần thúc đẩy tư duy sáng tạo trong từng thành viên ở từng bộ phận. Mặc dù trong doanh nghiệp sẽ có những bộ phận như: đội ngũ kỹ thuật, bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D),… Thế nhưng, không phải chỉ có họ mới là những người duy nhất biết cách xử lý vấn đề.
Người người bộ phận sản xuất hay những người tiêu dùng (trực tiếp sử dụng sản phẩm) là những người có mức độ am hiểu về sản phẩm nhất định. Và nhờ đó họ có thể đưa ra được những ý tưởng, gọi ý để phát triển sản phẩm một cách thiết thực nhất. Do vậy, các nhà sản xuất nên có những trang trao đổi thông tin, giao tiếp trực tuyến cà các công cụ cộng tác với nhau hỗ trợ cho công việc nhờ vậy mà nâng cao hiệu suất cho doanh nghiệp.
2. Tương tác với khách hàng.
Xu hướng ngày nay của khách hàng là mong muốn một sản phẩm mang tính cá nhân hóa. Dựa vào đó mà các công cụ trực tuyến cho phép người tiêu dùng được lựa chọn thêm tính năng, màu sắc và phụ kiện đi kèm chứ không còn trong khuôn khổ hàng hóa đóng gói sẵn.
Khi có nền tảng tương tác qua lại giữa khách hàng và những kỹ sư – người sẽ sáng tạo và sản xuất ra sản phẩm – thì những sản phẩm đó sẽ mang tính hữu dụng và thực tế cao hơn.3. Cộng hưởng sự sáng tạo với những mối liên kết mới
Cộng hưởng sự sáng tạo ở đây là cải thiện những ý tưởng sáng tạo được vay mượn từ những doanh nghiệp khách không cùng ngành nghề và lĩnh vực hoạt động. Chẳng hạn như các ngành sản xuất xe hơi học hỏi ngành thời trang các tạo điều kiện cho khách hàng lựa chọn thêm phụ kiện phù hợp cho xe mình.
4. Sự ủng hộ của nhân viên là sức mạnh
Sự thay thế của các công nghệ tiến bộ, những cải tiến vượt trội trong doanh nghiệp đang được xem là mối đe dọa đến đội ngũ nhân viên. Và điều đó có thể sẽ gây ra sự khó chịu trong họ. Khi mà giờ đây họ còn phải làm quen với cách sử dụng phần mềm và máy móc phức tạp. Một quy trình đột phá diễn ra một cách đột ngột mà không được giải thích, lý do hay đem lại lợi ích rõ ràng có thể sẽ gây ra những căng thẳng trong nội bộ.
Để phòng tránh trường hợp như trên, các doanh nghiệp nên khuyến khích tính sáng tạo trong mỗi người nhân viên và tạo điều kiện để họ tham gia vào quá trình chuẩn bị. Một sự giao tiếp rõ ràng và thấu hiểu là chìa khóa thành công của mọi sự cải tiến.
5. Thường xuyên thực hiện những cải tiến nhỏ
Từ lâu, ngành sản xuất đã khuyến khích những tư duy cải tiến liên tục, nhấn mạnh theo dõi và giám sản, cải thiện và đánh giá kết quả chính xác. Mặc dù đây không phải là những cải tiến nổi bật, nhưng lại mang tính định kì và liên tục. Do đó, người lao động sẽ dần quen với những thay đổi trong quy trình hoạt động. Với hình thức này, người lao động sẽ dần quan và thích nghi nhanh hơn mà không gặp nhiều trở ngại khi có ý tưởng sáng tạo mới cần triển khai.
Ban biên tập ASOFT.
>>>Chuyển đổi số là trọng tâm chiến lược Marketing.
>>>Xem thêm nhiều bài viết có liên quan.