“Đứt cung – gãy cầu” – Bối cảnh sống còn và cơ hội chuyển đổi số ngành Logitics

► Xem thêm: Kinh nghiệm chuyển đổi số và các vấn đề thực tiễn trong tổ chức

Covid-19 – Bối cảnh tạo nên xu hướng chuyển đổi số ngành Logitics

Đại dịch Covid 19 đã trở thành một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trước bối cảnh những biến động khủng hoảng đặt ra. Các doanh nghiệp không những phải đảm bảo cạnh tranh trước mắt với các vấn đề như: giữ vững doanh thu; đảm bảo mạch sản xuất; cố gắng không để đứt gãy chuỗi cung – ứng;… Mà còn đòi hỏi phải việc xây dựng một cơ sở về lâu dài. Khi đó, bài toán cấp thiết mà tất cả các doanh nghiệp đều phải tức tốc tìm hiểu và chuyển đổi đó là: Bài toán ứng dụng nền tảng công nghệ số để quản trị và vận hành doanh nghiệp.

 Bài toán ứng dụng nền tảng công nghệ số để quản trị và vận hành doanh nghiệp khó khăn hơn bao giờ hết
Bài toán ứng dụng nền tảng công nghệ số để quản trị và vận hành doanh nghiệp khó khăn hơn bao giờ hết

Đặc biệt, đối với chuyên ngành vận tải (Logitics) cũng đã có những thay đổi đáng kể trước bối cảnh này.

Covid-19 là một cơn ác mộng đối với các doanh nghiệp nói chung. Song, nó cũng là một động lực đốc thúc các doanh nghiệp thay đổi, chuyển mình; đáp ứng yêu cầu mới mà thời đại số đặt ra. Với các doanh nghiệp thuộc ngành Logitics, chuyển đổi số được xem như một pha “cứu cánh”. Giúp các doanh nghiệp chuyển mình phát triển như hiện nay.

Điều này có thể nhìn nhận qua chuỗi hoạt động cung ứng của các doanh nghiệp nổi tiếng như: Grab, Now, Bee, Baemin,… Với xu hướng công nghệ hóa nhu cầu vận tải. Từ vận tải người (xe ôm công nghệ, taxi công nghệ) đến vận chuyển hàng hóa (mua hàng hóa hộ, ship hàng nhanh). Khiến các hoạt động của người dân đã không còn khó khăn trong nhu cầu vận chuyển. Có thể nói, sự xuất hiện của các laoji hình dịch vụ này cũng đã thay đổi phần lớn thói quen của người dân. Đặc biệt là trong 2 năm trở lại đây.

Bài toán chuyển đổi số ngành logitics – mấu chốt tăng trưởng của doanh nghiệp

Theo hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, số liệu về dịch vụ ogisitics mà các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang cung ứng hiện nay là từ khoảng 2 đến 17 dịch vụ. Trong đó, chiếm ưu thế nhất là dịch vụ giao nhận, kho hàng, vận tải, chuyển phát nhanh, khai báo hải quan,… Một số doanh nghiệp logitics số còn ứng dụng các phương pháp vận tại mới như: mua hàng hộ, giao hàng hỏa tốc,…

Nhìn chung, có khoảng 50%-60% doanh nghiệp logitics đang ứng dụng nhiều loại hình công nghệ khác biệt. Dựa trên cơ sở quy mô, nhu cầu người tiêu dùng và tính chất dịch vụ của từng doanh nghiệp cụ thể.

Các công ty vận tải công nghệ đã dần xây dựng nền tảng bản đồ thực tế, cũng như cơ sở dữ liệu địa chỉ dựa theo thời gian thực về định vị. Các dữ liệu địa chỉ cũng được gán mã tự tiếp tên từng hộ gia đình. Bằng các giải pháp, doanh nghiệp logitics công nghệ số đã dễ dàng tối ưu hóa vấn đề vận chuyển, giao và nhận hàng. Trở thành nền tảng đắc lực hỗ trợ các doanh nghiệp bưu chính, thương mại điện tử, vận tải,… nâng cao hiệu quả công việc. Cắt giảm tối đa chi phí và đẩy mạnh tính cạnh tranh trong thị trường doanh nghiệp.

► Xem thêm: 3 bài học kinh nghiệm đắt giá về các thất bại trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số – Cơ hội và thách thức dành cho doanh nghiệp ngành Logitics

Chủ trương chuyển đổi số quốc gia được xem là nền tảng vững chắc; thúc đẩy các doanh nghiệp lĩnh vực logistics phát triển. Với rất nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp logistics được chính phủ ban hành. Có thể nói, đây là thời điểm tốt nhất để các doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi số ngành logitics; kết nối quang đường đứt gãy cung – cầu do Covid-19 gây ra.

 Đây là thời điểm tốt nhất để các doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi số ngành logitics
Đây là thời điểm tốt nhất để các doanh nghiệp đầu tư chuyển đổi số ngành logitics

Các cơ hội chuyển đổi số ngành Logitics

Chuyển đổ số ngành logitics mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích. Trong đó, phải kể đến các lợi ích về nhận thức kinh doanh, vấn đề hồi nhập,…

Chuyển đổi số làm thay đổi nhận thức kinh doanh

Đứng trước những đổi mới của thời đại 4.0; cũng như các tác động trực tiếp từ đại dịch Covid-19. Các doanh nghiệp đã dần nghiệm ra những đổi mới trong nhu cầu khách hàng, phương thức vận hành. Đây cũng chính là tác động lớn nhất hối thúc các doanh nghiệp chuyển đổi số.

Tháng 5/2020, hội nghị Ban Chấp hành hieejpj hội doanh nghiệp Logitics Việt Nam (VLA) đã đề ra các nghị quyết tiến hành những dự án cụ thể về chuyển đổi số. Trong đó, vấn đề xây dựng nền tảng số dành cho chuỗi dịch vụ logistics cũng được liên kết các nhóm liên quan trong chuỗi cung ứng như: cảng; đại lý; hãng vận tải; công ty giao nhận; kho;… Nhằm tạo điều kiện dễ dàng chia sẻ dữ liệu. Cũng như tăng mạnh tính hiện hữu cho chuỗi cung ứng. Nâng cao hiệu suất ứng dụng; tạo hiệu quả khai thác phương tiện, và hiệu quả hoạt động.

Chuyển đổi số là cầu nối doanh nghiệp hội nhập quốc tế

Trong bối tiếp tục kết nối phát triển dịch vụ logistics trong bối cảnh đại dịch COVID-19; cách doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia sôi nổi vào các hiệp định thương mại tự do. Đây là bước đệm mang lại nhiều cơ hội mới dành cho ngành dịch vụ logistics nói riêng và chuyển đổi số trong doanh nghiệp nói chung.

Đặc biệt, bằng việc kí kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – EU (EVFTA) với hiệu lực từ ngày 01/8/2020, đã mở ra những thách thức mới cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đây cũng chính là cơ hội và động lực để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics tích cực thực hiện chuyển đổi số nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường.

Các thách thức đặt ra cho doanh nghiệp

Bất kì cơ hội nào cũng song song đi kèm với thách thức. Vì vậy, để tham gia thực hiện chuyển đổi số, doanh nghiệp cũng nên chuẩn bị tâm lý và kế hoạch để đối diện với những thách thức sau đây.

Thách thức về tiềm lực tài chính

Theo khảo sát của VLA, quá trình chuyển đổi số ngành Logitics có thể mất chi phí khoảng từ 200 triệu đến hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình thực tế tại Việt Nam hiện nay thì phần lớn các doanh nghiệp ngành logistics lại chỉ có quy mô từ vừa đến nhỏ. Tiềm lực tài chính là một vấn đề khá nan giải nếu họ muốn tham gia chuyển đổi số.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng cho biết, nếu lựa chọn xu hướng đầu tư theo phương pháp tự động hóa mô hình và phần mềm như các doanh nghiệp nước ngoài thì phải bỏ ra một mức chi phí lớn cho vốn đầu tư ban đầu. Song, nếu tự thực hiện theo mô hình nội bộ thì lại mất nhiều thời gian. Gây các khó khăn lớn về chi phí cho nguồn nhân lực và công nghệ thông tin,…

Lúc này, nguồn lực tài chính trở thành một bài toán khó cho doanh nghiệp; nếu không có sự hỗ trợ trực tiếp từ nhà nước hay các tổ chức tài chính tín dụng.

Thách thức về tiềm lực công nghệ

Năm 2018, theo khảo sát của VLA; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam còn chưa cao. Phần lớn cũng chỉ phụ thuộc vào các giải pháp đơn lẻ. Trong đó, có tới 40% các ứng dụng CNTT hiện đang sử dụng tại các doanh nghiệp logistics lại là các ứng dụng cơ bản. Điển hình như ứng dụng quản lý giao nhận quốc tế; quản lý vận tải; quản lý kho hàng; trao đổi dữ liệu;… và đặc biệt, ứng dụng khai báo hải quan là phổ biến nhất với khoảng 75-100% doanh nghiệp sử dụng.

 Đa số các doanh nghiệp Logitics chỉ mới dừng ở mức độ số hóa
Đa số các doanh nghiệp Logitics chỉ mới dừng ở mức độ số hóa

Tuy nhiên nhìn chung, đa số các doanh nghiệp chỉ mới dừng ở mức độ số hóa. Tức nghĩa là chuyển dữ liệu từ dạng lưu trữ truyền thống sang dạng lưu trữ điện tử. Và chưa thực sự chuyển đổi số – vận hành và xử lý đơn hàng trên nền tảng công nghệ. Mức độ ứng dụng công nghệ vào các dịch vụ logistics vẫn còn ở mức chưa cao. Các dạng phần mềm tiêu chuẩn quốc tế vẫn chưa được ứng dụng nhiều tại Việt Nam.

Thách thức về tiềm lực cạnh tranh

Tuy rằng phần lớn các doanh nghiệp logistics đều là các doanh nghiệp nội. Song, thực tế cho thấy sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nội so với các doanh nghiệp lớn quốc tế có sự chênh lệch rất lớn; ngay cả trong thị trường Việt Nam.

Điều này cho thấy rất nhiều vấn đề; bắt nguồn từ các vấn đề hạn chế đã đề cập phía trên. Bao gồm: Tiềm lực tài chính không đủ đáp ứng; hệ thống công nghệ còn lạc hậu; nguồn nhân lực vẫn ở chất lượng khá thấp;…

Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp như: thiếu kỹ năng quản trị, bộ máy cồng kềnh… Nhiều DN Việt đang phải đối mặt với thách thức và sự cạnh tranh gay gắt đến từ phía thị các DN nước ngoài, với những đơn vị dày dặn kinh nghiệm, khả năng cung cấp dịch vụ và tiềm lực tài chính tốt hơn…

Tạm kết

Tóm lại, ở thời đại 4.0 hiện nay; chuyển đổi số ngành Logitics là một yêu cầu mang tính cấp thiết. Song, các doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu thật kĩ về bối cảnh, nguyên nhân, hiệu quả mà chuyển đổi số mang lại. Hy vọng rằng, bài viết này có thể cung cấp cho quý doanh nghiệp những thông tin cần thiết. Giúp doanh nghiệp hiểu và lựa chọn phương pháp chuyển đổi số phù hợp.

Tìm hiểu và tư vấn miễn phí về lộ trình chuyển đổi số; Đăng ký ngay hoặc liên hệ hotline: 1900 6123

► Xem thêm: Chuyển đổi số ngành Sale – Marketing: Bùng nổ xu hướng phát triển mới trong thời đại 4.0

Ban Biên Tập ASOFT.

Đánh giá nội dung

Bình luận